Để trả lời lại các kích thích của môi trường sinh vật sẽ đưa ra nhũng cảm ứng. Cảm ứng của thực vật là gì? Động vật sẽ có những cảm ứng gì để trả lời lại môi trường. Hãy cùng HỌC247 tìm hiểu các kiến thức này thông qua nội dung bài giảng của Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cảm ứng và vai trò của cảm ứng ở sinh vật
a. Cảm ứng ở sinh vật là gì?
Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường.
Phản ứng của cây với ánh sáng chiếu từ một phía | Phản ứng của thân cây trầu không với giá thể |
Phản ứng của cơ thể người với nhiệt độ |
Phản ứng của vịt con đi theo vịt mẹ sau khi nở |
Hình 33.1. Một số hiện tượng cảm ứng ở sinh vật
b. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật
- Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
- Ví dụ: Nước hấp thụ nhiệt rất tốt, do đó khi trời nóng, mồ hôi của chúng ta tiết ra hấp thụ nhiệt và bay hơi vào không khí, cơ thể giải phóng bớt nhiệt, nhiệt độ cơ thể được duy trì một cách ổn định.
- Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích từ môi trường. - Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. |
---|
1.2. Tập tính ở động vật
a. Tập tính là gì?
- Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
- Có 2 loại tập tính:
+ Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, đặc trưng cho loài.
+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
- Các tập tính thường gặp ở động vật là tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, chăm sóc con non, tập tính di cư, ...
Tập tính di cư | Tập tính bầy đàn |
Tập tính săn bắt | Tập tính sinh sản |
Một số tập tính ở động vật
b. Vai trò của tập tính
- Tập tính có vai trò quan trọng đối với đời sống động vật.
- Nhờ có tập tính, động vật có thể thích nghi với môi trường, đảm bảo cho chúng tồn tại và phát triển.
- Ví dụ:
+ Chim công đực thường múa, khoe bộ lông sặc sỡ để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản để thu hút giới khác để giao phối và sinh sản.
+ Chim tu hú là loài chim có một không hai trong tự nhiên. Thay vì làm tổ, đẻ trứng, ấp và chăm sốc con non như nhiều loài chim khác, chim tu hú mẹ lại đi gửi trứng của mình vào tổ của chim khác (thường là chim chích) và giao trách nhiệm chăm sóc con non cho những con chim mẹ khác loài. Sau khi chim chích đẻ trứng vào tổ từ một đến hai ngày, chim tu hú sẽ tìm cách đẻ trộm trứng của mình vào đó. Kích thước trứng của chim tu hú gần bằng trứng của chim chích, hoa văn cũng giống nhau nên cặp đôi chim chích không nhận ra và vẫn ấp nở bình thường.
Trứng chim tu hú thường nở trước trứng của chim chích. Sau khi nở ra, chim tu hú non đẩy hết các chú chim chích mới nở và những quả trứng chưa kịp nở khỏi tổ nằm độc chiếm nguồn thức ăn từ bố mẹ nuôi.
Chim tu hú
- Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. - Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Tập tính là gì? Có những loại nào?
Hướng dẫn giải:
- Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
- Có 2 loại tập tính:
+ Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, đặc trưng cho loài.
+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
- Các tập tính thường gặp ở động vật là tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, chăm sóc con non, tập tính di cư, ...
Bài tập 2: So sánh hiện tượng cảm ứng của thực vật và động vật?
Hướng dẫn giải:
- Hiện tượng cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm
- Hiện tượng cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với thực vật
Luyện tập Bài 33 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Học xong bài học này, em có thể:
- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật)
- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Nêu được ví dụ minh họa
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật và tập tính đối với động vật
3.1. Trắc nghiệm Bài 33 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Cảm ứng ở sinh vật là gì?
- A. Khả năng cơ thể sinh vật phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
- B. Khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
- C. Khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và biến đổi thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
- D. Khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
-
- A. Hướng sáng
- B. Hướng tiếp xúc
- C. Hướng hóa
- D. Hướng nước
-
- A. Cây bưởi, cây cam, cây chanh
- B. Cây bưởi, cây lúa, cây ngô
- C. Cây lúa, cây ngô, cây dừa
- D. Cây tre, cây bưởi, cây cam
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 33 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 138 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục I.1 trang 139 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục I.2 trang 139 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục II.1 trang 139 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục II.2 trang 140 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.1 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.2 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.3 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.4 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.5 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.6 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.7 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.8 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.9 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.10 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 33 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!