Qúa trình quang hợp của cây xanh có vai trò quang trọng đối với con người và các sinh vật khác. Qúa trình quang hợp chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Qua nội dung bài giảng của Bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp dưới đây sẽ giúp các em tìm hiểu các vấn đề này. Mời các em cùng tham khảo
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
a. Ánh sáng
- Cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp cũng tăng và ngược lại. Tuy nhiên, ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho lá cây bị "đốt nóng", làm giảm hiệu quả quang hợp.
Lá cây quang hợp tốt với cường độ chiếu sáng phù hợp | Lá cây giảm hiệu quả quang hợp khi cường độ chiếu sáng quá cao |
- Mỗi loài cây có nhu cầu khác nhau về ánh sáng
+ Cây ưa sáng sống ở nơi có ánh sáng mạnh: phi lao, thông, ngô, hoa giấy, dừa,...
+ Cây ưa bóng thường sống ở nơi bóng râm: lá lốt, trầu không,...
Cây dừa sống ở nơi ánh sáng mạnh |
Cây lá lốt sống ở nơi bóng râm |
Hình 23.1. Một số cây ưa sáng và ưa bóng
b. Nước
Nước có ảnh hướng kép tới quá trình quang hợp vì nước vừa là nguyên liệu của quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng, mở khí khổng, liên quan đến sự trao đổi khí.
Khi tế bào lá cây mất nước, khí khổng đóng lại, hàm lượng khí carbon dioxide đi vào tế bào lá giảm, quang hợp của cây gặp khó khăn.
Cây được cung cấp đủ nước, khí khổng mở giúp khí carbon dioxide dễ dàng khuếch tán vào bên trong lá, tăng hiệu quả quang hợp.
c. Carbon dioxide
Thông thường, hiệu quả quang hợp tăng khi nồng độ khí CO2 ngoài môi trường tăng và ngược lại. Tuy nhiên, nếu nồng độ khí CO2 tăng quá cao (khoảng 0,2%) sẽ làm cây chết vì ngộ độc, còn khi nồng độ quá thấp, quang hợp sẽ không xảy ra. Nồng độ khí CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được là 0,008% đến 0,01%.
Hình 23.2. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nồng độ khí CO2 ngoài môi trường đến quang hợp ở cây bí đỏ và cây đậu. Nguồn: Giáo trình sinh lí thực vật, NXBGDVN
d. Nhiệt độ
Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài quang hợp là từ 25oC đến 35oC. Nhiệt độ quá cao (trên 40oC) hay quá thấp (dưới 10oC) sẽ làm giảm hoặc ngừng hẳn quá trình quang hợp.
Hình 23.3. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp của cây khoai tây và cây cà chua. Nguồn: Giáo trình sinh lí thực vật, NXBGDVN
Nhiệt độ thấp nhất mà cây có thể quang hợp khác nhau ở các loài. Ví dụ: nhiệt độ thấp nhất của cây ở vùng ôn đới có thể quang hợp là từ -5oC đến 15oC, trong khi cây ở vùng nhiệt đới quang hợp ở nhiệt độ thấp nhất từ 4oC đến 8oC.
Ánh sáng, nhiệt độ, khí carbon dioxide và nước là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp. |
---|
1.2. Vận dụng những hiểu biết về quang hợp trong việc trồng và bảo vệ cây xanh
Quang hợp ở cây xanh mang lại nhiều lợi ích cho môi trường tự nhiên và đời sống con người:
- Cung cấp chất hữu cơ cho mọi sinh vật
- Cân bằng, điều hòa khí trong không khí
Việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh rất quan trọng, cần được thực hiện thường xuyên và tuyên truyền rộng rãi tới mọi người.
Đặc biệt là bảo vệ bộ lá - bộ máy quang hợp của cây xanh cần điều chỉnh hợp lí các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây thông qua chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân, ... giúp cây quang hợp tốt, sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao.
Rừng thẳng đứng Bosco Verticale ở thành phố Milan, Italia
Kiến trúc sư người Italia là Stê-pha-nô Bo-e-ri (Stefano Boeri) đã tạo ra tòa tháp rừng thẳng đứng đầu tiên mang tên Bosco Verticale ở thành phố Milan, Italia. Tóa tháp đôi này được phủ bằng một rừng cây gồm khoảng 900 cây xanh, 5000 bụi cây với trên 11000 loài thực vật khác nhau. Khu vườn này có thể hấp thu CO2, ngăn ngừa các khí gây hiệu ứng nhà kính phát tán trên bầu khí quyển. Cây xanh trên nóc nhà có thể lọc bụi mịn PM2.5. Kiến trúc sư Boeri đã chọn những loại cây có khả năng hấp thụ khí gây ô nhiễm và bụi mịn PM2.5 tốt nhất. Ngoài ra, khu rừng này còn là nơi cư trú của các loài côn trùng và các loài chim.
Con người có thể vận dụng những hiểu biết về quang hợp trong việc trồng và bảo vệ cây xanh nhằm giúp cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Hãy kể tên những loài cây ưa bóng và ưa sáng mà em biết.
Hướng dẫn giải:
- Một số cây ưa bóng: lá lốt, ngải cứu, diếp cá, gừng, phong lan, …
- Một số cây ưa sáng: cây bàng, phượng, ổi, ngô, lúa, …
Bài tập 2: Vì sao cần phải đảm bảo mật độ phù hợp?
Hướng dẫn giải:
Cần đảm bảo mật độ phù hợp vì:
+ Cây trồng quá dày sẽ dẫn đến thiếu nước, ánh sáng, các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu,… để cây có thể tiến hành quá trình quang hợp tích lũy vật chất cho cây, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây (cây còi cọc, năng suất thấp).
+ Cây trồng quá thưa sẽ dẫn đến cây không sử dụng hết các nguồn sống được cung cấp → lãng phí diện tích và nguồn sống → hiệu quả kinh tế thu được không cao.
→ Trồng cây đúng mật độ thì cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, ... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
Luyện tập Bài 23 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Học xong bài học này, em có thể:
- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp
3.1. Trắc nghiệm Bài 23 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Nước là nguồn nguyên liệu cho pha tối của quang hợp
- B. Nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp
- C. Cây thiếu nước 40 – 60%, quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ
- D. Nước là môi trường cho các phản ứng trong pha sáng và pha tối
-
- A. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh trong giới hạn sinh thái
- B. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp giảm
- C. Đạt cực đại ở 20oC rồi sau đó giảm mạnh đến 0
- D. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp giảm, sau đó lại tăng cực đại
-
- A. Buổi sáng
- B. Buổi sáng và buổi chiều
- C. Buổi chiều
- D. Giữa trưa
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 23 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 104 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục I trang 104 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục I trang 105 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hoạt động mục I trang 106 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục II trang 106 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 23.1 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 23.2 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 23.3 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 23.4 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 23.5 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 23.6 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 23.7 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 23 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!