Nội dung bài giảng của Bài 22: Quang hợp ở thực vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức do HỌC247 biên soạn nhằm giúp các em tìm hiểu các vấn đề về quá trình quang hợp ở thực vật như: quá trình quang hợp là gì? Quang hợp diễn ra ở bộ phận nào của cây? Sản phẩm của quá trình quang hợp là gì? Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái quát về quang hợp
Hình 22.1. Quang hợp ở thực vật
Quang hợp là một trong những quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng quan trọng ở thực vật. Quá trình này diễn ra chủ yếu ở lá cây, trong bào quan quang hợp là lục lạp.
a. Khái niệm quang hợp
Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phòng khí oxygen.
b. Phương trình tổng quát
Các phân tử glucose tạo thành trong quang hợp liên kết với nhau hình thành nên tinh bột là chất dự trữ đặc trưng ở thực vật.
c. Mối quan hệ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp
Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp
- Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra đồng thời.
- Nước và carbon dioxide được lấy từ môi trường ngoài để tổng hợp chất hữu cơ (như glucose, tinh bột) và giải phóng oxygen. Cũng trong quá trình này, quang năng chuyển thành hóa năng dự trữ trong các hợp chất hữu cơ.
- Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen. - Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn diễn ra đồng thời, nước và carbon dioxide được lấy từ môi trường ngoài để tổng hợp chất hữu cơ, giải phóng khí oxygen, trong quá trình đó, quang năng biến đổi thành hóa năng. - Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp: |
---|
1.2. Vai trò của lá cây đối với chức năng quang hợp
- Lá là cơ quan chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp.
Hình 22.3. Sơ đồ mô tả vai trò của lá với chức năng quang hợp
- Phiến lá có dạng bản mỏng, diện tích bề mặt lớn.
- Trên phiến lá có nhiều gân giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp.
- Lớp biểu bì lá có nhiều khí khổng (là nơi carbon dioxide đi từ ngoài vào bên trong lá và khí oxygen đi từ trong lá ra ngoài môi trường).
- Lá chứa nhiều lục lạp có các hạt diệp lục. Diệp lục có khả năng hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. Chất hữu cơ được tổng hợp tại lục lạp.
- Mật độ khí khổng của lá rất lớn, cứ 1cm2 diện tích mặt lá có khoảng 30 000 khí khổng. Số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới của lá khác nhau tùy theo loài thực vật. Đa số các loài thực vật có số lượng khí khổng ở mặt trên của lá ít hơn mặt dưới. Nhiều loài thực vật thủy sinh (sen, súng,...), mặt trên của lá lại có số lượng khí khổng nhiều hơn mặt dưới. Một số loài thực vật khác (ngô, lúa mì,...) có số lượng khí khổng tương đối đồng đều giữa mặt trên và mặt dưới.
Khí khổng ở lá
Lá cây là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp. Bên trong lá có nhiều lục lạp, có khả năng hấp thu và biến đổi năng lượng ánh sáng. |
---|
Quang hợp ở thực vật
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Vì sao nhiều loại cây trồng trong nhà vẫn sống bình thường dù không có ánh sáng mặt trời?
Hướng dẫn giải:
- Nhiều loại cây trồng trong nhà vẫn có thể sống bình thường dù không có ánh nắng mặt trời vì chúng thích nghi với việc quang hợp trong điều kiện ánh sáng mặt trời yếu thậm chí không có ánh sáng mặt trời. Những cây như vậy được gọi là những cây ưa ánh sáng yếu (cây ưa bóng).
- Ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong phòng khách:
+ Cây xanh có khả năng hấp thụ một số khí độc và hấp thụ các bức xạ phát ra từ những thiết bị điện tử,… Đồng thời, nhờ quang hợp, cây xanh tạo ra oxygen. Do đó, trồng cây xanh trong nhà giúp tạo ra không khí trong lành, bảo vệ sức khỏe hô hấp cho mọi người.
+ Trồng cây xanh trong nhà còn giúp con người giảm bớt căng thẳng.
Bài tập 2: Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh đó có vai trò như thế nào đối với quá trình quang hợp?
Hướng dẫn giải:
Trong lá cây có nhiều lục lạp và trong lục lạp chứa các hạt diệp lục hấp thụ ánh sáng nhưng không hấp thụ ánh sáng xanh lục, khi ánh sáng chiếu vào lá thì tia sáng màu xanh lục bị phản xạ trở lại nên ta nhìn thấy màu xanh.
Như vậy, màu xanh ta nhìn thấy không có vai trò gì trong quang hợp.
Bài tập 3: Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây, tại sao?
Hướng dẫn giải:
Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá cây. Lá cây có hình thái, cấu tạo giải phẫu thích nghi với chức năng quang hợp
- Đặc điểm giải phẫu, hình thái bên ngoài:
+ Lá có dạng bản, diện tích bề mặt lá lớn → Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.
+ Trong lớp biểu bì lá có khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá.
- Đặc điểm giải phẫu, hình thái bên trong:
+ Lớp mô giậu dày chứa nhiều lục lạp nằm sát ngay mặt trên lá dưới lớp biểu bì trên.
+ Lớp mô xốp có các khoảng trống gian bào lớn (nơi chứa CO2 cung cấp cho quang hợp).
+ Lá có mạng lưới mạch dẫn dày đặc giúp dẫn nước và muối khoảng đến từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển các sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
Luyện tập Bài 22 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Học xong bài học này, em có thể:
- Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp
- Viết được phương trình quang hợp
- Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp
- Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp
3.1. Trắc nghiệm Bài 22 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Không bào
- B. Lục lạp
- C. Nước
- D. Khí cacbônic
-
- A. A. Khí oxi, nước và năng lượng ánh sáng
- B. Khí cacbonic và muối khoáng
- C. Nước và khí cacbonic, năng lượng ánh sáng
- D. Khí oxi, nước và muối khoáng
-
- A. Khí oxi
- B. Tinh bột
- C. Nước
- D. Khí carbonic
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 22 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 101 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hoạt động mục I.1 trang 101 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục I.3 trang 102 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục II trang 103 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Em có biết trang 103 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 22.1 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 22.2 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 22.3 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 22.4 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 22.5 trang 55 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 22.6 trang 55 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 22.7 trang 55 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 22 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!