YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 21: Nam châm điện


Trong đời sống ta thấy để tách các loại rác kim loại ra khỏi rác thác người ta thường gắn một nam châm điện vào cần cẩu người ta gọi chúng là nam châm điện đơn giản. Vậy, nam châm điện là gì? Cấu tạo của nam châm điện như thế nào? Để giải trả lời các câu hỏi này mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng của Bài 21: Nam châm điện dưới đây!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nam châm điện

- Thí nghiệm về nam châm điện:

+ Quấn dây dẫn điện xung quanh đinh vít, khoảng 40 – 60 vòng.

+ Nối hai đầu dây dẫn với hai cực của pin. Bật công tắc và đưa đinh vít đến gần kẹp giấy. Khi bật công tắc, trong mạch xuất hiện dòng điện đi từ cực dương của pin, qua ống dây và đi vào cực âm của pin.

=> Đinh vít trở thành nam châm điện hút các kẹp giấy.

Hình 21.1. Thí nghiệm tạo nam châm điện với pin 1,5 V

- Nam châm điện gồm một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua và bên trong ống dây có lõi sắt. Khi có dòng điện đi qua ống dây, lõi sắt trở thành nam châm và có khả năng hút các vật bằng sắt, thép, ...

1.2. Ảnh hưởng của dòng điện đến từ trường của nam châm điện

a. Ảnh hưởng của độ lớn dòng điện đến từ trường của nam châm điện

- Lặp lại thí nghiệm Hình 21.1 nhưng tăng độ lớn của dòng điện bằng cách ghép hai viên pin nối tiếp nhau (Hình 21.2).

=> Khi sử dụng hai viên pin, lực hút của nam châm mạnh hơn thí nghiệm đầu (từ trường của nam châm điện mạnh hơn)

Hình 21.2. Thí nghiệm tạo nam châm điện với hai pin 1,5V

- Khi tăng (giảm) độ lớn dòng điện, thì độ lớn lực từ của nam châm điện cũng tăng (giảm).

b. Ảnh hưởng của chiều dòng điện đến từ trường của nam châm điện

- Lặp lại thí nghiệm Hình 21.1 nhưng đổi chiều dòng điện bằng cách đảo dây nối các cực của pin (Hình 21.3).

=> Lực hút của nam châm không đổi so với thí nghiệm đầu, chiều của dòng điện đi qua ống dây ngược với chiều dòng điện ở thí nghiệm đầu.

Hình 21.3. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của chiều dòng điệnđến từ trường

của nam châm điện

Khi đổi chiều dòng điện thì từ trường của nam châm điện cũng đổi chiều và độ lớn lực từ không đổi.

1. Nam châm điện gồm một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua và bên trong ống dây có lõi sắt. Khi có dòng điện đi qua ống dây, lõi sắt trở thành nam châm và có khả năng hút các vật bằng sắt, thép, ...

2. Khi tăng (giảm) độ lớn dòng điện, thì độ lớn lực từ của nam châm điện cũng tăng (giảm). Khi đổi chiều dòng điện thì từ trường của nam châm điện cũng đổi chiều và độ lớn lực từ không đổi.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nam châm điện nào dưới đây có lực từ mạnh nhất? (với ampe (A) là đơn vị đo cường độ dòng điện và n là số vòng dây)

Hưởng dẫn giải:

- Độ lớn dòng điện và số vòng dây tăng thì độ lớn lực từ của nam châm điện cũng tăng.

=> Nam châm điện D có lực từ mạnh nhất

Bài tập 2: Một cần cầu điện có thể tạo lực từ lớn và nâng được các container nặng đến hàng chục tấn. Theo em, làm thế nào để tăng lực từ của cần cấu điện này?

Hưởng dẫn giải:

Để tăng độ mạnh của lực hút, người ta tăng độ mạnh (cường độ) của dòng điện.

Bài tập 3: Để hút các mảnh kim loại ra khỏi bãi rác người ta sử dụng một cần cẩu có nam châm điện (như trên hình). Để lấy các mảnh kim loại này ra khỏi cần cẩu thì người ta sẽ làm gì?

Hướng dẫn giải:

Khi ngắt dòng điện qua nam châm điện thì nam châm điện mất hết từ tính nên không hút các mảnh kim loại được nữa. Dưới tác dụng của trọng lực thì các mảnh kim loại này sẽ rơi ra khỏi cần cẩu.

Luyện tập Bài 21 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể:

- Chế tạo được nam châm điện đơn giản

- Thay đổi được từ trường của nam châm điện đơn giản bằng thay đổi dòng điện

3.1. Trắc nghiệm Bài 21 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 6 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 21 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 6 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 102 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 1 trang 102 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 102 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 103 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 103 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 5 trang 103 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 6 trang 103 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 103 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 104 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 104 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 104 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 104 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 21.1 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 21.2 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 21.3 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 21.4 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 21.5 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 21.6 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 21.7 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 21.8 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 21.9 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 21.10 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 21 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON