Trong đời sống ta thấy để tách các loại rác kim loại ra khỏi rác thác người ta thường gắn một nam châm điện vào cần cẩu người ta gọi chúng là nam châm điện đơn giản. Vậy, nam châm điện đơn giản là gì? Cấu tạo của nam châm điện như thế nào? Để giải trả lời các câu hỏi này mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng của Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nam châm điện
- Khái niệm: Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra từ trường, người ta ứng dụng tính chất này để chế tạo ra nam châm, gọi là nam châm điện
- Cấu tạo nam châm điện
Hình 20.1. Cấu tọa của nam châm điện
+ 1 ống dây dẫn
+ 1 thỏi sắt non lồng trong ống dây
+ Hai đầu ống dây nối với 2 cực nguồn điện
Cấu tạo nam châm điện bao gồm ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu ống dây nối với 2 cực nguồn điện. Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng làm tăng từ trường của nam châm điện. |
---|
1.2. Chế tạo nam châm điện đơn giản
- Dùng một đoạn dây đồng quấn xung quanh một ống nhựa, luồn vào trong ống một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện như hình 20.2
Hình 20.2. Sơ đồ cấu tạo nam châm điện đơn giản
- Một số nam châm điện đơn giản trong thực tế:
* Cần cẩu dọn rác
- Nam châm điện được dùng ở cần cẩu dọn rác có lực từ rất mạnh, nhờ nam châm này mà cần cẩu dọn rác có thể nhấc được cả một chiếc ô tô hỏng ra khỏi đống rác và chất lên xe tải để chở đi đến nhà máy luyện thép (Hình 20.3).
- Nam châm điện còn là bộ phận không thể thiếu trong các động cơ điện, máy phát điện.
Hình 20.3. Cần cẩu dọn rác
* Chuông điện
- Hình 20.4 là sơ đồ cấu tạo của chuông điện:
+ E là nút bấm chuông (công tắc điện);
+ A là nam châm điện;
+ C là cần gõ chuông, D là quả chuông;
+ B là công tắc bằng kim loại đàn hồi.
Hình 20.4. Sơ đồ cấu tạo chuông điện
- Nam châm điện là bộ phận cơ bản của chuông điện. Khi ấn nút E, dòng điện chạy vào nam châm A, nam châm hút cẩn C, đập vào quả chuông, đồng thời công tắc ổ bị ngắt, nam châm A không có dòng điện nên không hút cần C, cần (trở lại vị trí cũ, công tắc B đóng, dòng điện lại chạy vào nam châm A. Cứ như vậy cần gõ liên tục vào quả chuông) tạo ra tiếng kêu.
Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây; dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm điện thay đổi. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Vì sao khi trong các cần cẩu điện lại dùng nam châm điện mà không sử dụng nam châm vĩnh cửu?
Hướng dẫn giải:
- Dùng nam châm điện có thể tạo ra được lực hút rất lớn, đủ để hút các vật có khối lượng lớn lên
- Có thể điều chỉnh được độ lớn của lực hút (tăng hoặc giảm)
- Khi cần lấy các vật ra thì ta chỉ cần đóng ngắt mạch điện là được.
Bài tập 2: Để hút các mảnh kim loại ra khỏi bãi rác người ta sử dụng một cần cẩu có nam châm điện (như trên hình). Để lấy các mảnh kim loại này ra khỏi cần cẩu thì người ta sẽ làm gì?
Hướng dẫn giải:
Khi ngắt dòng điện qua nam châm điện thì nam châm điện mất hết từ tính nên không hút các mảnh kim loại được nữa. Dưới tác dụng của trọng lực thì các mảnh kim loại này sẽ rơi ra khỏi cần cẩu
Bài tập 3: Vì sao khi cho dòng điện chạy qua loa điện, thì loa điện lại phát ra âm thanh?
Hướng dẫn giải:
Vì khi có dòng điện chạy qua loa thì ống dây dao động. Màng loa được gắn với ống dây nên khi đó màng loa sẽ dao động theo ống dây và phát ra âm thanh.
Luyện tập Bài 20 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Học xong bài học này, em có thể:
- Chế tạo được nam châm điện đơn giản
- Thay đổi được từ trường của nam châm điện đơn giản bằng thay đổi dòng điện
3.1. Trắc nghiệm Bài 20 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Không, các kẹp sắt chỉ là các kẹp sắt không trở thành nam châm được
- B. Không xác định được các kẹp sắt có trở thành nam châm không
- C. Có, vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp sắt khác thành một chuỗi các kẹp
- D. Thiếu dữ kiện để có thể kết luận kẹp sắt có thể trở thành nam châm hay không
-
- A. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường mạnh, có thể hút được sắt, thép, ...
- B. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường yếu, không thể hút được sắt, thép, ...
- C. Lõi sắt non không có từ tính, có thể hút được sắt, thép, ...
- D. Lõi sắt non không có từ tính, không thể hút được sắt, thép, ...
-
- A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non
- B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu
- C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện
- D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 20 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 96 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục I trang 96 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hoạt động mục II trang 97 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục II trang 97 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Em có thể trang 98 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 20.1 trang 51 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 20.2 trang 51 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 20.3 trang 51 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 20.4 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 20.5 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 20.6 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 20.7 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 20 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!