Giải bài 20.3 trang 51 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
Hình 20.1 vẽ ba nam châm điện A, B, C. Mỗi nam châm đều có cùng một dòng điện chạy vào ống dây.
a) Giải thích vì sao từ trường của nam châm điện B mạnh hơn từ trường của nam châm điện A.
b) Giải thích vì sao từ trường của nam châm điện C mạnh hơn từ trường của nam châm điện B.
c) Bằng cách nào có thể xác định các vị trí bên ngoài nam châm điện C cũng có từ trường?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 20.3
Phương pháp giải:
- Nam châm điện có dòng điện đi qua càng lớn từ trường càng mạnh.
- Nam châm điện có số vòng dây càng lớn từ trường càng mạnh.
- Nam châm điện có lõi sắt non hoặc lõi thép thì từ trường càng mạnh.
- Người ta dùng kim nam châm thử để xác định vùng không gian có từ trường hay không.
Lời giải chi tiết:
a) Từ trường của nam châm điện B mạnh hơn từ trường của nam châm điện A vì ống dây B có số vòng nhiều hơn số vòng của ống dây A.
b) Từ trường của nam châm điện C mạnh hơn từ trường của nam châm điện B vì nam châm điện C có thêm lõi sắt non làm tăng lực từ của nam châm, mặc dù số vòng dây ở hai nam châm điện là như nhau.
c) Dùng kim nam châm thử.
-- Mod Khoa học tự nhiên 7 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Giải bài 20.1 trang 51 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 20.2 trang 51 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 20.4 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 20.5 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 20.6 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 20.7 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT