YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 2: Nguyên tử


Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 2 được HOC247 biên soạn tóm tắt nội dung bài Nguyên tử chương trình KHTN lớp 7. Nội dung tóm tắt lại các ý chính trong bài, giúp các em học sinh đến nắm chắc nội dung cần học. Đây cũng sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô trong việc Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 2 và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quan niệm ban đầu về nguyên tử

- Hàng ngàn năm trước, nhiều nhà thông thái Hy Lạp mà đại diện là Đề-mô-crit (Democritus), đã cho rằng: sự tồn tại của một loại hạt vô cùng nhỏ (được gọi là nguyên tử) tạo nên sự đa dạng của vạn vật. Khởi nguồn của quan niệm nguyên tử là sự chia nhỏ một vật sẽ đến một giới hạn "không thể phân chia được".

- Khái niệm này bị lãng quên cho đến đầu thế kỉ XIX mới được nhắc lại qua giải thích của Đan-tơn (J. Dalton) (1766 - 1844), nhà khoa học người Anh. Khi tiến hành các thí nghiệm hoá học, ông nhận thấy tiến hành các thí nghiệm hoá học, ông nhận thấy rằng các chất tác dụng vừa đủ với nhau theo các lượng xác định.

- Điều đó chứng tỏ rằng có các đơn vị chất tối thiểu (được gọi là nguyên tử) để chúng kết hợp vừa đủ với nhau.

1.2. Mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho - Bo

- Rơ-do-pho (E. Rutherford) (1871-1937), nhà vật lí người Niu-di-lân (New Zealand), đã đề xuất mô hình nguyên tử.

- Theo mô hình này, nguyên tử có cấu tạo rỗng.

- Nguyên tử có hạt nhân ở tâm mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời (mẫu hành tinh nguyên tử) (xem Hình 2.1).

Hình 2.1. Mô hình hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho

- Bo (N. Bohr) (1885 - 1962), nhà vật lí người Đan Mạch, đã hoàn thiện mô hình nguyên tử của Rơ-do-pho. Theo Bo, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau. Lớp electron trong cùng chứa tối đa 2 electron và bị hạt nhân hút mạnh nhất. Các lớp electron khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn và bị hạt nhân hút yếu hơn (xem Hình 2.2).

a) Nguyên tử hydrogen                                        b) Nguyên tử carbon

Hình 2.2. Mô hình nguyên tử của hydrogen và carbon theo Bo

1.3. Cấu tạo nguyên tử 

a. Hạt nhân nguyên tử

- Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ khoảng một phần mười tỉ mét. Kích thước của hạt nhân còn nhỏ hơn nữa và chỉ bằng khoảng một phần mười ngàn kích thước của nguyên tử.

- Hạt nhân nguyên tử tạo thành từ các hạt proton và neutron. Hạt proton kí hiệu là P, hạt neutron kí hiệu là n. Hạt neutron không mang điện. Mỗi hạt proton mang một đơn vị điện tích dương, quy ước là +1. Số đơn vị điện tích hạt nhân, kí hiệu là Z, bằng tổng số hạt proton có trong hạt nhân.

Ví dụ: Hạt nhân nguyên tử helium có 2p, 2n được mô tả trong Hình 2.4.

Hình 2.4. Mô hình nguyên tử Helium

b. Vỏ nguyên tử

- Vỏ nguyên tử được tạo nên bởi các electron. Mỗi electron mang một đơn vị điện tích ấm, quy ước là -1. Các electron sắp xếp thành từng lớp. Lớp electron thứ nhất ở trong cùng, gần hạt nhân nhất có tối đa là 2 electron; lớp thứ hai có tối đa là 8 electron,... Các electron sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết. Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của nguyên tử.

Ví dụ: Vỏ nguyên tử carbon có 6 electron sắp xếp vào hai lớp, lớp trong cùng có 2 electron, lớp tiếp theo có 4 electron (xem Hình 2.2b).

- Như vậy, nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ tạo nên các chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm. Nguyên tử trung hoà về điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, Nguyên tử gồm hạt nhân mang diện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm.

- Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton mang điện tích dương và neutron không mang điện.

- Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron mang điện tích âm sắp xếp thành từng lớp.

1.4. Khối lượng nguyên tử

- Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của các hạt proton, neutron trong hạt nhân và các hạt electron ở vỏ nguyên tử.

- Khối lượng nguyên tử vô cùng nhỏ, để thuận tiện cho việc sử dụng, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắt là amu. Một proton có khối lượng gần đúng bằng khối lượng của một neutron và xấp xỉ bằng 1 amu. Một electron có khối lượng xấp xỉ bằng 0,00055 amu.

Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, được coi bằng khối lượng của hạt nhân và có đơn vị là amu.

Bài tập minh họa

Bài 1: Mọi vật thể tự nhiên hay nhân tạo đều được tạo thành từ một số loại hạt vô cùng nhỏ bé gọi là nguyên tử. Vậy nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, cấu tạo rỗng.

- Gồm 3 hạt:

+ Proton mang điện tích dương

+ Neutron không mang điện

+ Electron mang điện tích âm

Bài 2: Hãy cho biết nguyên tử là gì

Hướng dẫn giải

- Nguyên tử là những hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện

Ví dụ: Đồng tiền vàng được cấu tạo từ nguyên tử vàng

Kim cương, than chì đều được cấu tạo từ nguyên tử carbon

Nước được tạo nên từ các nguyên tử hydrogen và oxygen

Bài 3: Nhôm (aluminium) là kim loại có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, được dùng làm dây dẫn điện, chế tạo các thiết bị, máy móc trong công nghiệp và nhiều đồ dùng sinh hoạt. Cho biết tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử nhôm là 27, số đơn vị điện tích hạt nhân là 13. Tính số hạt mỗi loại trong nguyên tử nhôm và cho biết điện tích hạt nhân của nhôm?

Hướng dẫn giải

- Vì hạt nhân gồm có proton và neutron

→ Tổng số hạt trong hạt nhân = số proton + số neutron

→ 27 = số proton + số neutron

- Mà số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = 13 = số electron

→ Số neutron = 27 – 13 = 14

Vậy trong nguyên tử nhôm có: 13 hạt electron, 13 hạt proton, 14 hạt neutron

Luyện tập Bài 2 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp electron ở Vỏ nguyên tử).

- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi trang 14 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động trang 16 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 16 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 16 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 16 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 18 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 18 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 18 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.1 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.2 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.3 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.4 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.5 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.6 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.7 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.8 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.9 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.10 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.11 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.12 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.13 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.14 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.15 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.16 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.17 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.18 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.19 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.20 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.21 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2.22 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 2 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON