YOMEDIA

phan thị quỳnh tương 's Profile

phan thị quỳnh  tương

phan thị quỳnh tương

01/01/1990

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 133
Điểm 314
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (133)

  • phan thị quỳnh tương đã trả lời trong câu hỏi: Kỉ niệm đáng nhớ về ngày khai trường đầu tiên của em Cách đây 5 năm

    Mọi học sinh chúng ta đều gắn liền với biết bao kĩ niệm vui buồn của tuổi học trò. Đối với tôi có lẽ kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên khi bước vào lớp 1 là ấn tượng sâu sắc nhất.

          Những ngày trước đó tôi có tâm trạng háo hức. Có điều gì đó lạ lắm đang xảy ra trong căn phòng bé nhỏ. Mẹ đã chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho tôi. Những quyển tập đã được mẹ bao bìa dán nhãn cẩn thận từ mấy tuần trước. Mẹ giúp tôi xếp tập ngai ngắn vào chiếc cặp xinh xinh.Mọi người vẫn còn trò chuyện. Họ nói về tôi. Mẹ mặc thử cho tôi bộ đồng phục cái quần tây, áo trắng trông thật xinh xắn. Đứng trước gương, tôi thấy là lạ nên đã bật cười. Bà nội xoa đầu khen ‘‘Cháu bà lớn thật rồi, trông chửng chạc lắm! Ngày mai cháu đã là học sinh lớp một! Cố học thật giỏI cháu nhé !”

          Sáng hôm sau, cũng như bao các bạn khác. Tôi cùng mẹ đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã thường xuyên qua nó. Nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Mọi cảnh vật điều có sữ thay đổi lớn. Cánh đồng lúa, nay lạ hơn lúc trước, hình như nó vàng hơn mọi ngày thì phải. Hai hàng cây bên đường đu đưa trước gió như vẫy tay chào đón tôi tới trường.

          Từ xa xa, phía sau những tán cây to, cổng trường đã dần dần hiện ra trước mắt tôi. Phía trên là tấm bảng to màu xanh, để tên trường. Khi đến trường, trước mắt tôi bây giờ là một khung cảnh hoàn toàn xa lạ,có rất nhiều bạn học sinh cũng được cha, mẹ đưa đến trường như tôi. Tôi cùng mẹ bước vào sân trường. Một ngôi trường đồ sộ với 3 dãy lầu hiện ra trước mắt tôi. Làm tôi tự nhiên cảm thấy mình trở nên bé nhỏ. Nên chỉ biết nắp sau lưng mẹ. Sân trường ngày càng đông học sinh hơn. Cũng là lúc tâm trạng tôi ngay càng hồi hợp và lo lắng. Tay tôi càng siết chặc lấy bàn tay mẹ. Mẹ cuối xuống vuốt tóc tôi. Bỗng tiếng trống trường vang lên.Tôi phải tạm biệt mẹ, tôi cùng các bạn xếp hàng vào lớp. Tôi im lặng, cuối đầu không dám nhìn cô giáo đang đứng ở trước cửa. Đầu tiên cô gọi tên tôi, tôi giật mình và bật khóc, làm các bạn khác cũng khóc theo. Cô hỏi tôi và hỏi:

    - “Em tên Trâm Anh phải không ?”

          Vừa nói tôi vừa khóc:

    - “Dạ! phải”

          Cô hỏi tiếp

    - “Sao em lại khóc, lát nữa cũng được về nhà thôi mà”

    - “Thôi con vào lớp đi! “

          Rồi tôi bước vào lớp, các bạn đứng sau tôi cũng nính khóc. Rồi các bạn cũng bước vào. Lớp học rất sạch sẽ rộng rãi và thoáng mát.

          Bàn ghế được xếp rất ngay ngắn. Cô bước vào lớp, giớI thiệu, sắp xếp chỗ ngồi và bầu bạn lớp trưởng của lớp. Vì thấp hơn các bạn khác nên tôi phải ngồi bàn đầu. Lúc này tôi đã bình tỉnh hơn, tôi còn làm quen được với bạn ở bên cạnh rồi nhiều bạn khác nữa. Tôi rất vui và kể cho mọi người nghe

          Sau buổi học đầu tiên ấy tôi rất vui vì mình đã làm quen được với rất nhiều bạn. Tôi rất tự hào vì mình đã lớn, đã là hoc sinh lớp 1. Tôi phảI cố gắn học thật tốt để cho ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng. Tôi giờ đã lớp tám rồi nhưng vẫn còn nhớ đến buổi tựu trường đầu tiên vào lớp một của tôi.

     

  • phan thị quỳnh tương đã trả lời trong câu hỏi: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường Cách đây 5 năm

     “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em tới trường, em vừa đi vừa khóc. Mẹ dỗ dành yêu thương,...” Đó là những cảm xúc đầu tiên của tôi khi chuẩn bị vào lớp một. Khi tôi ngân nga bài hát này thì lòng tôi lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp của ngày đầu tiên đi học.

             Nhớ lại lúc ấy, cái thuở tôi còn bé xíu cùng mẹ bước chân vào một ngôi trường tiếu học rộng thênh thang. Khi mới vừa bước chân vào trường thì tôi nắm lấy tay mẹ tôi thật chặt chứ không như những lúc ở nhà; đi đâu cùng được và cũng chẳng sợ gi. Có lẽ vì tôi đã quá quen với từng con hèm nhỏ ở nhà tôi nên tôi chẳng sợ gì cả, tôi chạy bỏ mẹ lại thật xa. Vậy mà lúc ấy tôi lại chẳng dám  rời khỏi mẹ dù chỉ một bước. Giờ học bắt đầu, cồng trường đóng lại, tôi bơ vơ trong lớp nhìn ra ngoài cổng xem còn có mẹ không. Tôi như ở một thế giới hoàn toàn khác khi tôi vừa chia tay mẹ. Lúc đó tôi chẳng biết phải làm gì chỉ biết đứng đỏ mà khóc. Và rồi, cô đến bên tôi, cô nắm lấy tay tôi và cô nói ràng: “Đừng sợ, có cô đây” Tôi nghe cô nói, lời nói thật ngọt ngào và dịu dàng biết bao. Tôi cứ ngỡ cô là người mẹ thứ hai của tôi, che chở, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ tôi. Tôi lúc ấy không còn đi chơi như ngày trước nữa mà tôi đã đi học.

             Ngày đầu đi học thật khó, tôi chẳng biết gì cả. Tôi chẳng biết cầm bút, chẳng biết sách vở là gì nhưng điều đó chẳng khó gì khi có cô bên cạnh tôi. Cô đã chỉ tôi cách cầm bút, tập cho tôi viết chữ. Và rồi ba tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ về đã đến. Những bạn khác thì được ba mẹ đón về nhà. Cô cũng về nhà, chỉ còn lại một mình tôi - cậu học trò lớp một cô đơn trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi đã khóc, khóc rất to rồi đột nhiên có ai đó khẽ đặt tay lên vai tôi và nói: “Mình về nhà thôi con”, lúc đó  tôi mới nhận ra là mẹ đã ở bên tôi.

             Ôi! Sao tôi thương đến thế, sao tôi nhớ đến thế. Cái ngày đầu tiên đi học của tôi. Cái ngày mà tôi có nhiều ki niệm nhất trong tuổi thơ của mình.



    Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ke-lai-nhung-ki-niem-ngay-dau-tien-di-hoc-c35a21516.html#ixzz6QlFv407X

  • phan thị quỳnh tương đã trả lời trong câu hỏi: Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Cách đây 5 năm

    Đến nay, em vẫn nhớ mãi buổi đi chơi đầy lí thú trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn từ năm ngoái. Với chủ đề "Về nguồn", chúng em được đến thăm mảnh đất lịch sử của Địa đạo Củ Chi.

    Buổi sáng hôm ấy, trước cổng trường, năm chiếc xe ca đã đậu sẵn từ lúc nào. Học sinh toàn trường nhốn nháo, náo nức. Mấy phút sau, tất cả chúng em lên xe. Tám giờ xe chúng em dừng lại ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi. Viếng nghĩa trang xong, chúng em tiếp tục lên đường.

    Đúng mười giờ ba mươi phút, đoàn chúng em tới vùng địa đạo. Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Địa đạo là kỳ quan độc nhất vô nhị dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, đặc biệt được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc xe xúc đất. Biết vậy chúng ta mới thấy rằng sự bền bỉ, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của chiến sĩ ta. Đúng như câu nói “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đường hầm sâu dưới đất 3-8m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom. Khi một lần chui vào địa đạo Củ Chi, ta sẽ cảm nhận rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, y chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Ta sẽ hiểu vì sao Củ Chi mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi.

    Sau khi đến nơi, chúng em xuống xe, kiếm địa điểm để căng bạt ni lông. Một số bạn có đem võng, mắc võng vào cành cây điều rồi nằm vắt vẻo nói chuyện. Ở chỗ tập trung của lớp, các bạn gái tất bật, dọn dẹp các túi đồ, chuẩn bị cho buổi ăn trưa. Nghỉ ngơi khoảng mười lăm phút, chúng em đem cơm nắm mang theo ra ăn. Tất cả tập trung lại một chỗ ăn uống, cười nói vui vẻ. Sau đó, tất cả nghe thầy phổ biến lịch tham quan. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em.

    Sau đó, đoàn đã đến thắp hương tưởng niệm và tri ân 44.520 anh hùng liệt sĩ tại Đền Bến Dược. Nơi những người con ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc. Đoàn đã dâng lên những bó hoa tươi thắm và thắp lên bia đá những nén hương để tưởng nhớ những người con của dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất Củ Chi anh hùng.

    Rời phòng họp âm, chúng em được dẫn tới một đoạn địa đạo “mẫu”, mà theo lời giới thiệu thì đã được khoét rộng hơn “nguyên bản” để du khách có thể chui qua chứ không phải bò như những du kích dũng cảm năm nào. Dẫu địa đạo đã được khoét rộng hơn, nhưng để có thể dịch chuyển trong đó, ai nấy đều phải lom khom, không được cao hơn mặt đất quá 80– 90cm. Muốn vậy phải cúi gập lưng, khuỵu thấp hai chân xuống mà lò dò từng bước một cách khó khăn. Cả đoạn địa đạo này chỉ vẻn vẹn có 30m, vậy mà mới được chừng mươi bước đã nghe tiếng kêu: “Mỏi quá, quay lại thôi!” Nhưng đã quá muộn! Một khi con trăn đã chui đầu vào ống nứa thì chỉ có một cách duy nhất thoát thân là cố mà luồn hết tấm thân dài ngoẵng qua ống đó mà thôi. Đoàn chúng em cũng vậy, không có sự lựa chọn nào khác. Thế là, mọi người vừa dò dẫm trong đường ngầm tối mờ, ẩm thấp, vừa kêu la oai oái. Cái tư thế đứng không ra đứng quỳ không ra quỳ siết chặt vào hai ống chân khiến mọi người kêu trời. Lên được mặt đất, mọi người ướt đầm đìa như vừa ra khỏi nhà tắm hơi. Ai nấy đều trợn mắt bảo nhau: “Có cho kẹo bọn giặc cũng đố có dám xuống”.

    Sau khi làm lễ và tham quan Đền Bến Dược xong, đoàn tiếp tục chuyến tham quan của mình tới khu vực tái hiện Vùng giải phóng. Con đường nhỏ dẫn chúng em tới Phòng họp âm – một gian phòng đào chìm xuống lòng đất, sâu ngập đầu – nơi mà bốn mươi mấy năm trước, những chiến sĩ đã từng ngồi họp, bàn phương án đánh giặc. Sơ đồ nổi trong phòng giới thiệu cho du khách thấy địa đạo được đào sâu 4 tầng dưới lòng đất, thông với nhau theo muôn vàn ngách nhỏ, với tổng cộng chiều dài tới 250 km. Tầng trên cùng thường là những phòng rộng dùng làm phòng họp, trụ sở, bếp ăn, khu điều trị của thương binh… những tầng dưới chỉ là những đường ngầm nhỏ và hẹp, thông với nhau nhằng nhịt như mạng nhện, toả nhánh khắp nơi. “Cầu thang”, nối các tầng với nhau là những đoạn dốc trượt xuống. Cuối mỗi đoạn “cầu thang” đó thường có một hầm chông nắp gỗ đợi sẵn, phòng khi giặc liều mạng bò xuống thì ta rút nắp cho chúng trượt xuống

    Sau đó, toàn trường tập trung lại để cô Loan (cô Tổng phụ trách) tổng kết các cuộc đi tham quan bổ ích này. Sau khi làm lễ xong, chúng em thu dọn lều, bạt, đồ đạc rồi ra về.

    Sau buổi đi thăm, chúng em đã có dịp ôn lại những chiến tích vẻ vang, cảm nhận quá khứ chiến tranh vừa đau thương vừa hào hùng, cảm thấy như trở về chiến trường xưa khi tới thăm Khu tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi. Với tầm vóc chiến tranh, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20.

    Đoàn xe chầm chậm rời khỏi khu địa đạo, tiến ra đường quốc lộ, rồi thẳng tiến về Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi trên xe, chúng em hồi tưởng lại diễn biến buổi đi chơi, ai ai cũng cảm thấy tiếc khi phải ra về. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em. Buổi đi chơi này đã để lại trong chúng em những kỉ niệm đẹp và sâu sắc. Qua chuyến đi đã góp phần khơi lại, hun đúc lòng yêu nước trong mỗi đoàn viên thanh niên, ý thức tinh thần dân tộc sâu sắc. Khâm phục những khó khăn, gian lao, vất vả và sự hy sinh cống hiến của những vị anh hùng đất thép.

  • phan thị quỳnh tương đã trả lời trong câu hỏi: Giới thiệu về gia đình mình? Cách đây 5 năm

    Gia đình mình không như nhà nhiều bạn chỉ có 4 người mà có tới 6 người, bao gồm ông bà nội của mình, bố mẹ mình, anh trai và mình. Ông bà nội mình đều đã ngoài sáu mươi tuổi rồi, hai người vẫn còn khỏe và minh mẫn lắm. Ông có một bộ râu trắng dài, mỗi khi rảnh, ông thích nhất là chơi cờ cùng những ông lão trong khu phố, cùng họ uống trà, nói chuyện, y hệt như một lão nhân thời xưa vậy. Còn bà mình rất thích ra công viên gần nhà tập dưỡng sinh vào mỗi buổi chiều cho cơ thể dẻo dai. Những lúc khác, bà đều trồng rau hoặc chăm sóc những cây hoa trong vườn. Còn bố mình là một giáo viên cấp 3, chỉ khi nào có tiết dạy bố mới đến trường, còn lại bố đều ở nhà đọc sách hoặc soạn giáo án. Bố mình vẫn còn trẻ lắm dù rằng bố đã đồng hành với nghề thầy giáo này hơn hai mươi năm rồi. Mình rất thích được nghe bố giảng bài, vô cùng dễ hiểu và dễ nhớ. Còn mẹ của mình lại là một nhân viên ngân hàng, công việc của mẹ ấy vậy nhưng lại cần sự cẩn thận tỉ mỉ vô cùng cao. Mỗi ngày mình đều thấy mẹ ngồi làm sổ sách chi chít những con số, khi ấy mình thương mẹ lắm. Còn anh trai của mình, năm nay anh đã vào cấp 3. Anh lớn hơn mình nhiều lắm, cả vóc người cũng cao lớn nữa, trông chẳng thua kém gì bố cả. Anh rất yêu thương và chiều chuộng mình. Mình rất yêu gia đình của mình

  • phan thị quỳnh tương đã trả lời trong câu hỏi: Kể về chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ do lớp (trường) em tổ chức Cách đây 5 năm

    Sáng ngày 27/ 7/ 2014, em đã buổi đi thăm và tặng quà tri ân gia đình liệt sĩ Nguyễn Viết Việt, tại xã Minh Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, đã hi sinh vào ngày 29/ 11/1976.

    Thân sinh của liệt sĩ Nguyễn Viết Việt là bà Hạnh. Con đường đất sét khô cằn, phía hai bên là những vách núi với những lùm cây rậm rạp xanh tốt dẫn lớp em đi vào nhà bà Hạnh là căn nhà cấp bốn đã cũ. Căn nhà cấp bốn không có nhiều đồ dùng hay tài sản đáng quý, có một bộ bàn ghế đã cũ, bàn thờ được treo ngay ngắn di ảnh của người con trai và chồng của bà Hạnh. Trước đây, bà cũng đã từng tham gia chiến đấu cách mạng và chịu nhiều đòn dã man của bọn giặc. Phá đá mở đường, những chuyến xe chở lương thực, súng đạn, các đồ dùng… để tiếp tế cho tiền phương. Một lòng yêu nước, trả thù giặc, một ý chí quyết tâm vững như sắt đá được thể hiện trong từng câu từng chữ, từng lời nói dứt khoát mà kiên quyết của bà khi kể lại những trận chiến, những cuộc ra quân thập tử nhất sinh .

    Cái nắng gay gắt của mảnh đất miền Trung  cùng lòng nhiệt tình của con người xứ Nghệ, bà Hạnh đón tiếp chúng em rất niềm nở và giàu lòng hiếu khách với bát nước chè xanh đậm mùi xứ Nghệ. Sau khi được nghe bà kể về cuộc đời ngắn ngủi của con trai mình - liệt sĩ Nguyễn Viết Việt không chỉ khiến bà rơi nước mắt nhớ con mà còn khiến cho thầy cô và chúng em xúc động trước sự hi sinh của chàng trai trẻ.

    Qua đó, càng thúc giục chúng em học tập tốt, rèn luyện tốt để tiếp bước các anh đồng thời là sự biết ơn, “uống nước nhớ nguồn”. Hiện tại, bà đang được trợ cấp bởi chính sách cho các gia đình liệt sĩ và các dịp lễ tết. Chính sách của Đảng và  nhà nước quan tâm, chú trọng đến các gia đình có công với cách mạng. Tuy cuộc sống có vất vả nhưng bà luôn động viên con cháu hãy sống thật tốt và biết ơn những người đi trước.

    Sau những lời hỏi thăm và nụ cười thân tình, thầy cô và một số bạn cán bộ lớp biếu bà món quà nhỏ và chúc bà luôn luôn mạnh khỏe.  Bà xúc động cảm ơn và chia tay lớp em. Em cùng các bạn giúp bà Hạnh dọn dẹp nhà cửa, giúp bà làm vườn. Nhìn niềm hạnh phúc nở trên môi Bà làm chúng em cảm thấy ấm lòng, niềm vui như nhân lên gấp đôi.

    Những việc làm nhỏ không những đem đến những niềm vui cho những người khác mà còn đem lại niềm vui cho chính bản thân mình. Đó là việc làm ý nghĩa và thiết thực. Mong rằng không chỉ em và các thành viên trong lớp mà sẽ còn nhiều hơn nhiều hơn nữa những tấm lòng. Buổi đi thăm đã để lại cho em kỷ niệm sâu sắc, điều đó luôn nhắc nhở em sống theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và học tập thật tốt.

    Nhờ có dịp được đi thăm mộ các anh hùng liệt sĩ mà em hiểu được giá trị cội nguồn của dân tộc, trong chuyến đi em đã được các bác, các chú có dạy em rất nhiều điều về những chiến thắng xưa, sự hy sinh của những người đi trước đã cho chúng em rất nhiều bài học về dân tộc. Hình ảnh đó đã để cho chúng em nhiều điều có ý nghĩa. Hình ảnh đó để cho chúng em hiểu được giá trị cội nguồn của dân tộc mình. Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi được đi thăm mộ những anh hùng liệt sĩ của dân tộc.

    Những giá trị cội nguồn của dân tộc làm cho em cảm thấy rất tự hào về những giá trị của dân tộc Việt Nam, truyền thống đó mang lại cho chúng ta sự tự hào về những truyền thống đã qua. Mỗi người chúng ta cần phải có ý thức để bảo vệ truyền thống giá trị của dân tộc Việt Nam.

     

  • phan thị quỳnh tương đã trả lời trong câu hỏi: Tính \(M = \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{30}} + \frac{1}{{42}} + ... + \frac{1}{{9900}}\)? Cách đây 5 năm

    M = 6/25

  • phan thị quỳnh tương đã trả lời trong câu hỏi: Hỏi lớp 6A có bao nhiêu học sinh? Cách đây 5 năm

    số học sinh cả lớp : 42 em 

  • phan thị quỳnh tương đã trả lời trong câu hỏi: Phân số nào sau đây không bằng phân số \(\dfrac{2}{5}\)? Cách đây 5 năm

    A : 4/-10

  • phan thị quỳnh tương đã trả lời trong câu hỏi: Tính tỉ số phần trăm của số học sinh trung bình so với số học sinh cả lớp? Cách đây 5 năm

    a. 6 học sinh khá 

    b. 65% 

  • phan thị quỳnh tương đã trả lời trong câu hỏi: Tìm x biết 2/3 - 1/3 ( 2x - 5 ) = 3/2? Cách đây 5 năm

    x = -3/4

Không có Điểm thưởng gần đây

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON