Bạn bè (0)
Hoạt động gần đây (15)
-
Thanh Vân đã trả lời trong câu hỏi: Tập nghiệm của bất phương trình -x^2-2x+8>0 Cách đây 4 năm
2x2+2x- 15/x2+x+1 +1<0
(=)2x2+2x- 15/x2+x+1 +1<0,x thuộc R
(=)2x2(x2+x+1)+2X(x2+x+1)-15+x2+x+1/x2+x+1<0
(=)2x4+2x3+2x2+2x3+2x2+2x-15+x2+x+1/x2+x+1<0
(=)2x4+4x3+5x2+3x-14/x2+x+1<0
(=){2x4+4x3+5x2+3x-14<0;x2+x+1>0
{2x4+4x3+5x2+3x-14>0;x2+x+1<0
-x2-2x+8>0
(=)-x2+2x-4x+8>0
(=)-x(x-2)-4(x-2)>0
(=)-(x-2)(x+4)>0
(=)(x-2)(x+4)<0
-
Thanh Vân đã đặt câu hỏi: Toán Hình-8- Cách đây 4 năm
Giúp mình với!!!(ಥ﹏ಥ)Mai mình phải kiểm tra hệ số 2 bài này rồi!!!ToT
-
Thanh Vân đã trả lời trong câu hỏi: Ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập? Cách đây 4 năm
Học tập vì:
-Đối với bản thân: Giúp cho con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
-Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong công việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
-Đối với xã hội: Giáo dục và đào tạo nên con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh.
Quyền và nghĩa vụ của công dân:
- Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ Tiểu học đến Trung học, Đại học, sau Đại học; có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.
- Trẻ em trong độ tuổi quy định bắt buộc phải hoàn thanh giáo dục Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.
-
Thanh Vân đã trả lời trong câu hỏi: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê -nin: Học, học nữa, học mãi. Cách đây 4 năm
- Giải thích thế nào là “ Học, học nữa, học mãi”
- Học: là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.
- Học nữa: “ học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “ học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
- Học mãi: học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.
- Giải thích thế nào là “ Học, học nữa, học mãi”
-
Thanh Vân đã trả lời trong câu hỏi: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công. Cách đây 4 năm
* Nghĩa đen
- Thất bại là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
- Thành công là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
- Mẹ: Mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.
* Nghĩa bóng câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công”
Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. Vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau:
- Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung.
- Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn.
-
Thanh Vân đã trả lời trong câu hỏi: Điện áp ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu vôn? Cách đây 4 năm
Câu 1:
*Số vòng dây của cuộn thứ cấp là :
Ta có: U1/U2 = n1/n2
=> 220/12 = 440/n2
=>n2 = (12 × 440) /220 = 24 vòng
->Ta có máy hạ thế
Câu 2:
*Điện áp của cuộn thứ cấp là :
Ta có: U1/U2 = n1/n2
=> 220/U2 = 6600/120
=> U2 = (120×220) /6600 = 4 V
->Ta có máy hạ thế
-
Thanh Vân đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về tâm trang của Trần Quốc Tuấn qua đoạn: Ta thường tới bữa............vui lòng. Cách đây 4 năm
Trong Hịch tướng sỹ, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn từng viết "Ta thường tới bữa quên ăn...vui lòng". Qua câu nói này, tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được sự lo âu và đau khổ trong tâm tư của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan. Một loạt những hình ảnh nói quá giàu sức biểu cảm như: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa cho thấy sự đau khổ, căm phẫn và uất ức khi phải nhìn cảnh giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước nhà của 1 vị chủ tướng yêu nước. Đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân. Tiếp theo, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ khát khao được hy sinh để đánh đuổi giặc của mình và ông cũng chấp nhận những cái chết đau đớn miễn là bảo vệ được độc lập tổ quốc. Những hình ảnh vô cùng giàu sức biểu cảm như: xả thịt lột da, nuốt gan uống máu để nói lên được khát khao được đánh đuổi giặc. Dù cho hy sinh, dù cho ngã xuống, tác giả vẫn thể hiện được ý chí đánh giặc sục sôi của mình bằng những hình ảnh như: "dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa". Đây đều là hình ảnh phóng đại của những cái chết thật đau đớn. Nhưng với Trần Quốc Tuấn thì đó là cái chết hy sinh cao đẹp vì tổ quốc, vì độc lập. Tóm lại, qua đoạn trích người đọc thấy được tình yêu nước nồng nàn, khát vọng đánh giặc và ý chí độc lập cao đẹp của vị anh hùng dân tộc vĩ đại Trần Quốc Tuấn.
-
Thanh Vân đã trả lời trong câu hỏi: Vẽ sơ đồ lập luận cho văn bản Hịch tướng sĩ. Cách đây 4 năm
-
Thanh Vân đã trả lời trong câu hỏi: Cảm nhận về khổ thơ 3 bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ bằng một đoạn văn. Cách đây 4 năm
Bài làm:
Nhớ rừng không chỉ để lại trong lòng người đọc những tâm sự của chú hổ trong những tháng ngày giam hãm, đầy căm hận và uất ức, Đó còn là bức tranh tranh thiên nhiên tuyệt sắc về núi rừng, được tác giả khắc họa qua khổ 3 của bài thơ. Đó là những đêm trăng thơ mộng, huyền ảo giữa núi rừng. Ánh trăng vàng trên bầu trời tự do tỏa ánh sáng chan hòa lên cảnh vật và thả bóng xuống dòng suối mát trong. Sau một ngày kiếm mồi no nê, chú hổ như say đắm, ngất ngây trước trước ánh trăng đầy mơ mộng. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Hay những ngày mưa giữa núi ngàn, trong tiếng mưa thét gào, dữ dội, chú hổ lặng yên ngắm nhìn giang sơn đổi mới. Và trong ngày mới trong ánh bình minh tinh khôi, muôn loài cỏ cây, chim ca thức giấc, âm thanh của ngày mới như bản hòa ca của núi rừng cho giấc ngủ của hổ thêm “tưng bừng”. Bức tranh có màu, có sắc, có thanh thật sống động và vui tươi biết mất. Và bức tranh cuối khép lại là ánh đỏ rực của máu và mặt trời sắp tắt. Hình tượng chú hổ hiện lên là một loài mãnh thú, là bá chủ của của muôn loài chốn rừng xanh. Chẳng thế mà mặt trời trong đôi mắt của vị chúa sơn lâm cũng trở nên nhỏ bé, chỉ còn là “mảnh mặt trời”. Chỉ bằng vài nét họa, tác giả đã vẽ lên được bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn, sống động với những nét đẹp tuyệt sắc dù ngày nắng hay mưa, dù khoảnh khắc bình minh hay đêm tối huyền bí. Và trong nỗi nhớ mong khôn nguôi đó, chú hổ càng thêm buồn bã, tuyệt vọng với hoàn cảnh thực tại để rồi thốt lên tiếng than đau đớn:”Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Phải chăng đó cũng là tiếng than của nhà thơ trước thực tại đất nước, sống trong cảnh gôn cùm, mất tự do. Khổ thơ thứ ba là đã vẽ lên bức tranh tứ bình tuyệt sắc của núi rừng và qua đó cũng bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của chúa sơn lâm về quá khức vàng son của mình.
-
Thanh Vân đã trả lời trong câu hỏi: Thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ta khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? Cách đây 4 năm
*Thái độ
-Nhân dân: Kiên quyết chống giặc
-Triều đình: Không kiên quyết chống giặc ,cầm chừng ,chủ yếu thiên về thương thuyết
*Hành động
-Nhân dân: Nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến
-Triều đình:-Tạo điều kiện cho Pháp ra Bắc Kì
+Làm thất thủ thành Hà Nội
+Kí Hiệp ước Giáp tuất (15-3-1874)