YOMEDIA

Lê Thanh Vân's Profile

Lê Thanh Vân

Lê Thanh Vân

14/12/2005

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 3
Điểm 16
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (3)

  • Lê Thanh Vân đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn quy nạp phân tích khổ 4 và 5 bài Mùa xuân nho nhỏ. Cách đây 5 năm

    Trg khổ 4,5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải có viết

                          “Ta làm con chim hót
                           Ta làm một cành hoa
                           Ta nhập vào hoà ca
                            Một nốt trầm xao xuyến”.
    – Làm “con chim hót” giữa muôn ngàn tiếng chim vô tư cống hiến tiếng hót vui, làm “một cành hoa” giữa vườn hoa xuân rực rỡ vô tư cống hiến hương sắc cho đời, làm “một nốt trầm” giữa bản hoà tấu muôn điệu, làm “một mùa xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. Ở phần đầu bài thơ, tác giả đã phác hoạ hình ảnh mùa xuân bằng các chi tiết bông hoa và tiếng chim hót. Cấu tứ lặp đi lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Hình ảnh chọn lọc ấy trở lại đã mang một ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên.
    – Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Nó không chỉ là lời tâm niệm thiết tha, chân thành của nhà thơ mà nó còn đề cập đến một vấn đề lớn là khát vọng chung của nhiều người.
                              “Một mùa xuân nho nhỏ
                               Lặng lẽ dâng cho đời
                               Dù là tuổi hai mươi
                                Dù là khi tóc bạc”
    – Ước nguyện hoá thân  vô cùng cháy bỏng, nhưng được tác giả âm thầm “lặng lẽ dâng cho đời”. “Nho nhỏ”, “lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị, là cách sống cao đẹp. Tác giả muốn mỗi người là một mùa xuân nhỏ hoà vào cuộc sống, là ước nguyện sống có ích, được cống hiến cho đời 
    – “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, cũng là cách thể hiện thiết tha, cảm động.Đó không phải mong muốn trong một lúc mà là cả một cuộc đời “Dù là tuổi hai mươi. Dù là khi tóc bạc”.
    – Điệp từ “Dù là” khiến âm điệu câu thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được nhấn mạnh làm cho người đọc không chỉ xúc động trước một giọng thơ ấm áp, mà còn xúc động trước lời tâm sự thiết tha của một con người đã từng trải qua 2 cuộc kháng chiến, đã cống hiến trọn cuộc đời và sự nghiệp cho cách mạng vẫn tha thiết được sống đẹp, sống có ích với tất cả sức sống tươi trẻ của mình cho cuộc đời chung.
    – Bài thơ được viết một tháng trước khi nhà thơ trở về với cát bụi nhưng không gợi chút băn khoăn về bệnh tật, những suy nghĩ riêng tư cho bản thân mà chỉ “lặng lẽ cháy bỏng một khát khao được dâng hiến”.

    -Có thể ns, vs thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm, so sánh ẩn dụ và sáng tạo Thanh Hải đã khắc họa rõ nét nh ước nguyện chân thành tha thiết của mk.

  • Lê Thanh Vân đã trả lời trong câu hỏi: Làm giúp mình 5 câu trong hình nhé. Cách đây 5 năm

    1. cảm xúc trươcs mùa xuân thiên nhiên đất trời

    2.- Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hoà của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh – đặc trưng của xứ Huế.
    – Rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tiếng chim trong áng xuân lan toả khắp bầu trời như đọng thành “từng giọt long lanh rơi”

    3.

    • Động từ mọc đc dảo lên đầu dòng thơ nhằm nhấn mạnh sự xh vươn lên mạnh mẽ của bông hoa tím biếc đồng thời dta sức sống mãnh liệt của mùa xuân 
    • các từ chi, ơi cg nghệ thuật nhân hóa thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên
    • nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác  
  • Qua vb " ánh trăng" , ta thấy được đạo lí uống nước nhớ nguồn là truyền thống quý báu của dân tộc. Vậy uống nước nhớ nguồn là j? Uống nước là một hành động thể hiện sự hưởng thụ thành quả. “Nguồn” chính là nơi bắt nguồn của những con sông, con suối, nơi khởi nguồn cho tất cả những mạch nước mát lành nuôi sự sống.Uống nước nhớ nguồn là một tinh thần đạo đức quý báu của dân tộc ta nó được lưu truyền và tiếp nối qua bao nhiêu thế hệ.Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui, sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Đối với chúng ta, công ơn lớn nhất có lẽ là ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Chúng ta được cha mẹ sinh ra, rồi nuôi dạy đến khi khôn lớn, chúng ta cần phải nhớ đến công ơn của cha mẹ ta.Chúng ta được sống trong thời đại hòa bình, đất nước độc lập, chúng ta cũng cần phải nhớ đến công ơn của những thế hệ anh hùng đi trước, những người đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh thân mình để đời sau có được cuộc sống hòa bình, ấm no. Với người dân Việt Nam ta, hàng năm thường tổ chức lễ vu lan báo hiếu vào ngày 7/7, đó là để tưởng nhớ đến công ơn của bậc sinh thành, cũng như những thế hệ đã ngã xuống bảo vệ cho nền độc lập của nước nhà. Đó thật sự là một nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.Thế nhưng bên cạnh những hành động thể hiện truyền thống vô cùng quý báu đó cũng có không ít những cá nhân những con người đang ngày một đi ngược lại với tư tưởng đạo lí. Con đánh cha, cháu mắng chửi ông bà còn diễn ra rất nhiều. Tuy nhiên nó chỉ là những tồn tại rất nhỏ bên trong một tập thể vô cùng nhân văn đó.Còn e đg là hs ngồi trên ghế nhà trường, e cần hộc tập tốt, tu dưỡng đạo đức, phát huy truyền thống uống nc nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc.

     




     

Không có Điểm thưởng gần đây

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON