YOMEDIA

Phạm Danh's Profile

Phạm Danh

Phạm Danh

01/01/1990

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 96
Điểm 515
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (96)

  • Phạm Danh đã trả lời trong câu hỏi: Kể tiếp cuộc đời Mị Châu sau khi hóa thành ngọc trai Cách đây 4 năm

    Nhắc đến truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy người ta không quên cái kết cục bi kịch kia. Đó hoàn toàn là những cái chết để trả giá cho những việc làm của bản thân mình. Đặc biệt là cái chết của Mị Châu và Trọng Thủy. Một hình ảnh được người ta nhớ đến khi nhắc đến mối tình của hai người đó là ngọc trai và giếng nước. Có thể nói đó là một hình ảnh đắt mang nhiều giá trị ý nghĩa.

    Hình ảnh ngọc trai tượng trưng cho Mị Châu. Nàng là một người con gái ngoan hiền nghe lời cha nhưng vì quá ngây thơ nhẹ dạ cả tin mà nàng đã trở thành kẻ phản đồ làm cho thành bị chiếm nước Âu Lạc bị mất. Người cha của cô thì phải xuống biển cùng với thần rùa Kim Quy. Trong cái xã hội người ta chuộng đất nước như thế việc cô vô tình trở thành kẻ phản đồ phản nước đã buộc cha cô tuốt gươm chém đầu cô không thương tiếc. Vì theo quan niệm của người xưa tuy "hổ dữ không ăn thịt con" nhưng một khi đã phản lại quốc gia thì thân đến đâu cũng phải nhận cái chết làm kết cục. Mị Châu chết mà không biết tại sao. Và có lẽ chính vì thế mà khi nàng chết nàng hóa thành ngọc trai để thể hiện tấm lòng trong trắng của mình. Viên ngọc ấy thể hiện sự trong sáng trong tình yêu cũng như trong tình cha con đất nước của Mị Châu. Nàng yêu rất thật, hiếu thảo chứ không hề có hai lòng.

    Còn về phần giếng nước kia chính là tấm gương phản chiếu hội tụ tất cả những tội lỗi mà Trọng Thủy mắc phải. Suy cho cùng thì Trọng Thủy cũng vì hiếu với cha cho nên đã lừa dối nàng Mị Châu chứ trong thật tâm chàng cũng yêu thương nàng một cách rất thật lòng. Sau những gì mà Trọng Thủy đã làm cũng như chứng kiến cái chết của người vợ mình, người mà mình ngày đêm đầu ấp tay kề thương yêu hết mực Trọng Thủy như ý thức được cái chết kia chính là do bản thân mình gây ra vì thế cho nên anh đã vô cùng ân hận. Cái chết kia ám ảnh anh, khiến anh day dứt. giếng nước như phản chiếu mọi lỗi lầm ấy khiến cho anh nhìn vào đó mà lòng không yên chàng quyết định nhảy xuống đó tự tử. Phải chăng chàng đã dùng giếng nước kia để rửa sạch những tội lỗi của bản thân mình?

    Theo như tương truyền thì khi người ta lấy nước giếng ấy rửa ngọc thì càng rửa càng sáng. Với quan niệm yêu nước thì cha ông ta sẽ không bao giờ sáng tạo nghệ thuật để ngợi ca những ai đưa họ đến bi kịch mất nước. Vậy nên ở đây ta hiểu rằng ý nghĩa của hình ảnh nghệ thuật kia nhằm để nói đến tình yêu sự tha thứ của Mị Châu và Trọng Thủy. Người chồng kia đã cảm thấy ăn năn và quyết định tìm đến cái chết để chuộc mọi lỗi lầm. Ngọc kia càng rửa càng sáng thể hiện sự tha thứ của Mị Châu dành cho chàng Thủy. Tình yêu của họ không được đẹp trên trần gian thì sẽ đẹp lúc chết đi. Cái đẹp ấy thể hiện ở tình cảm vợ chồng sắt son bền chặt yêu thương dù cho có ở thế giới bên kia.

    Có thể nói hình ảnh kia thể hiện được tấm lòng bao dung của tác giả dành cho những con người mắc phải tội lỗi ấy. Nói một cách khách quan thì ở đây ta thấy trong tình hình chiến tranh của những vị vua thời xưa chính hai người con kia đã trở thành công cụ để cho cha mình thực hiện được mục đích cướp nước của mình. Hai người ấy chính vì thế mà tình cảm vợ chồng bị ảnh hưởng bị làm cho tan nát. Vậy nên sự chết đi hóa thành ngọc trai – giếng nước kia là một lời bênh vực của tác giả dành cho những người con ấy. Họ đâu có được quyền lợi gì trong chuyện ấy mà họ chỉ biết sống trọn tình trọn nghĩa với người thân của mình mà thôi. Mị Châu sống trọn tình với cha nhận lời cưới trọng Thủy. Nàng sống không lừa dối, không dấu diếm với Trọng Thủy. Còn chàng thì chàng sống trọn tình với cha mình.

    Như vậy qua đây ta có thể thấy rằng hình ảnh ngọc trai – giếng nước mang nhiều ý nghĩa sâu sắc của mối tình Trọng Thủy Mị Châu. Cả hai người đều có lỗi nhưng cái lỗi ấy suy cho cùng cũng vì sự trung hiếu, vì tình cảm, sự ngây thơ dại khờ mà thôi. Thật tâm trong lòng họ đều không toan tính gì cả, lòng họ sáng như ngọc trai, trong như giếng nước kia vậy.


     

  • Phạm Danh đã trả lời trong câu hỏi: Nhập vai vào Mị Châu kể tiếp câu chuyện Cách đây 4 năm

    Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thời cơ.

    Tôi là Mị Châu, con gái yêu của vua An Dương Vương. Người con gái được vua cha yêu thương hết mực nhưng cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đời soi vào, lấy đó làm lời răn về sự cảnh giác. Cho đến tận bây giờ cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi. Các bạn chia sẻ cùng tôi nhé.

    Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

    Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thời cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng Thủy sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi quân Đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trốn tôi mới vỡ lẽ. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hòa hiếu, Trọng Thủy gặp tôi, con gái yêu của An Dương Vương. Lúc bấy giờ tôi là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng nhan sắc. Trọng Thủy đem lòng yêu tôi, tôi dần dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi không dẫn người yêu đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả tôi cho Trọng Thủy. Chàng sang ở hẳn trong cung điện của cha tôi, cùng chung sống. Một đêm trăng sao vằng vặc, tôi và Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dãy tường thành cao nhất. Trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thủy hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:

    –   Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?

    Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bẩn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏhồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.

    Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lay giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc. Cha vốn chiều tôi, thấy con mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn cha và tôi say túy lúy. Thừa lúc bố vợ say, Trọng Thủy lẻn ngay vào phòng tháo lấy cái lẫy bằng móng chân thần Kim Quy và thay cái lẫy giả bằng móng rùa thường vào. Hôm sau, thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, tôi hỏi:

    –   Chàng như có gì lo lắng phải không? Trọng Thủy đáp: Ta sắp phải đi, Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?

    Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:

    –   Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.

    Nói xong tôi nức nở khóc.

    Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng, phi thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.

    Đường núi gập ghềnh hiểm trở, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biến, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:

    –   Giặc ở sau lưng nhà vua đấy!

    Cha tình ngộ, tôi cũng chợt đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện xin nhận cái chết để chuộc lỗi lầm khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy nỡ lợi dụng tình yêu và tấm lòng trong trắng của tôi. Sống dưới Thủy cung tôi không phút nào thanh thản và thề sẽ không để ai lợi dụng mình nữa. Tôi cốgắng làm những việc tốt đểmong bù lại tội lỗi đã gây ra. Nhưng trong tôi, hình bóng Trọng Thủy vẫn còn đâu đó và chợt nhói đau mỗi khi nhớ về chàng với nỗi xót xa và oán hận.

    Thế rồi thật bất ngờ, trong ngày hội lớn ở Thủy cung, tôi gặp chàng. Không nghĩ là chàng có mặt ở chốn này, tôi lúng túng vài giây khi đối mặt nhưng sau đó bỏ đi. Tôi không muốn nhìn thấy con người phản bội đã gây cho cả đất nước tôi cảnh đau thương, gây cho cha tôi nỗi đau của một ông vua mất nước, gây cho tôi vết thương lòng và cướp mất của tôi niềm tin vào tình yêu và lòng tốt của con người. Tôi hận chàng suốt bao năm qua, và giờ đây nỗi hận ấy bùng lên mạnh mẽ. Chàng đuổi theo tôi, vừa chạy vừa gọi:

    –   Mị Châu nàng ơi! Ta đã đi tìm nàng theo dấu lông ngỗng từ ngày ấy. Ta biết nàng hận ta nhưng hãy cho ta cơ hội giãi bầy!

    Trời ơi vẫn giọng nói trầm ấm thân thương ấy. Nhưng không thể tin lời nữa. Tôi xua đuổi:

    –   Tôi không còn lòng tin vào người nữa. Bây giờ tôi cũng không còn gì cho người cả. Hãy đi đi, đừng bao giờ xuất hiện và làm vết thương trong lòng ta thêm đớn đau!

    Trọng Thủy vẫn một mực tha thiết.Chàng đuổi kịp tôi và quì xuống van xin:

    –   Ta biết nàng hận ta nhiều lắm, ta cũng biết không thể nào chuộc được lỗi lầm đã gây ra. Nhưng xin nàng hãy cho ta tỏ bày lòng mình. Rồi chàng kể:

    –   Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa thành, còn ta một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm vợ. Đến gần bờ biển, thấy xác nàng nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai. Ta đớn đau, khóc ngất đi, trong lòng như cắt, rồi thu nhặt thi hài nàng đem về chôn trong thành. Không còn nàng, ta cũng chả thiết sống nữa. Bổn phận với cha ta đã xong, rồi ta đâm đầu xuống giếng trong thành mà xưa kia nàng thường tắm để chết cùng nàng.

     

     

    Đến đây tôi chợt hiểu vì sao chàng có mặt ở Thủy cung. Chàng từ bỏ danh vọng, từ bỏ chiến thắng, từ bỏ cả vua cha, ngai vàng để tìm tôi. Nhưng nỗi uất hận trong tôi không dễ gì nguội vơi. Xót xa, tôi hỏi chàng:

    –   Chàng yêu thiếp như thế sao nỡ lợi dụng lòng tin và tình yêu trong sáng của thiếp?

    –   Đấy là sai lầm lớn nhất của đời ta. Tuổi trẻ và sự nông nổi khiến cho ta chỉ biết nghe theo lời cha một cách mù quáng. Giá như được trở lại những ngày tháng ấy, thay vì trộm nỏ thần để báo hiếu ta sẽ giúp hai người cha trút bỏ hận thù và mộng xâm lược. Ta sẽ không phạm tội với nàng, không mất nàng, không phải sống trong đau đớn, dày vò. Đời này ta nguyện chỉ yêu mình nàng. Trong lòng ta không có hình ảnh nguời đàn bà nào khác nàng, nàng có biết không?!

    Chàng nói trong nước mắt. Tôi cũng khóc và chợt hiểu rằng cả hai chúng tôi đều là nạn nhân, là người bị lợi dụng mà thôi. Tôi gục vào vai chàng, những uất nghẹn trong lòng tôi bao năm qua theo nước mắt đẫm ướt áo chàng. Dù là kẻ tội lỗi với cha, với đất nước nhưng tôi vẫn tha thiết mong nhận được sự cảm thông. Tôi biết trái tim mình không “nhầm chỗ để trên đầu” như người ta nói. Tôi cũng muốn nói với các bạn trẻ rằng: Đừng bao giờ mắc sai lầm như tôi và Trọng Thủy cả. Hãy sống bằng tình yêu thay cho toan tính và hận thù!

  • Phạm Danh đã trả lời trong câu hỏi: Tìm những câu thơ về ca dao yêu thương Cách đây 4 năm

    Bầu ơi thương lấy bí cùng,
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

    Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

    Anh em như thể chân tay
    Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

    Thương người như thể thương thân.

    Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
    Người trong một nước phải thương nhau cùng.

    Nhường cơm sẻ áo.

    Lá lành đùm lá rách.

  • Phạm Danh đã trả lời trong câu hỏi: Tìm những câu thơ về ca dao vợ chồng Cách đây 4 năm

    1.

    Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn


    Câu tục ngữ này ý muốn nói trông 1 gia đình nếu vợ chồng hòa thuận thì việc gì khó cách mấy cũng có thể vượt qua.

    2.

    Mẹ chồng dữ, mẹ chồng chết
    Nàng dâu có nết, nàng dâu chừa.


    Câu ca dao ý muốn nói về việc mẹ chồng nàng dâu luôn có sự xích mích và không hòa hợp.

    3.

    Trời mưa ướt lá dai bì
    Con mẹ, mẹ xót, xót gì con dâu!


    Ý muốn nói người con dâu tuổi thân “trời mưa” chỉ thương con trai của mình không để ý đến con dâu.

    4.

    Chiều người lấy việc, chiều chồng lấy con.


    Câu tục ngữ muốn nói sự nhẫn nhịn của người vợ đối với chồng trong gia đình cẩn phải có những người vợ như vậy.

    5.

    Thia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.


    Một phép so sánh rất hay, ý muốn nói vợ chồng ở chung lâu ngày sẽ quen hơi, thể hiện tình nghĩa vợ chồng sâu nặng.

    6.

    Giàu đổi bạn, sang đổi vợ.


    Là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm sống của người con trai, người đàn ông trong gia đình, phải nhận thức được vai trò quan trọng của những người xung quanh đối với mình, mà gần nhất là vợ con, là bạn bè, để từ đó phải biết ứng xử đúng đắn, hợp tình hợp lý, quan tâm chăm sóc, ân cần, đúng mực.

    7.

    Vợ ba con ở chưa hết lòng chồng.


    Ý muốn nói mặc dù đã có 3 đứa con nhưng tình nghĩa vợ chồng vẫn chưa gắn kết đến mức không thể tan vỡ.

    8.

    Đừng thấy chồng hiền xỏ cái lỗ mũi.


    Ý muốn nhắn nhủ đến những người phụ nữ xem thường chồng, dù gì cũng là đàn ông cho nên phải cho họ có tiếng nói trong gia đình bạn nhé.

    9.

    Củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ sài.


    Đây cũng là tên của một bài hát, ý câu này muốn nói chồng xấu thì không đào hoa, không đào hoa thì sẽ không bị quyến rũ bởi những thứ bên ngoài.

    10.

    Vợ đẹp càng tổ đau lưng
    Chè ngon ngọt giọng thuốc ngon quyện đờm


    Câu thơ muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng những người vợ đẹp thì chúng ta phải giữ gìn, yêu thương vì sẽ có rất nhiều nhân tố bên ngoài muốn được như chúng ta

    11.

    Vợ anh đen lắm anh ơi
    Đem ra chỗ nắng mà phơi cho giòn
    Thóc phơi ba nắng thì giòn,
    Vợ anh ba nắng sắp đòn mà khiêng


    Bài thơ thể hiện người vợ chăm chỉ làm ăn biết sống cho chồng cho con và cho hạnh phúc gia đình.

    12.

    Vợ anh có tính hay ghen
    Anh đừng lấp lửng chơi đèn hai tim


    Ý muốn dằn mặt những người chồng, đừng có thói trăng hoa ngoài đường để vợ con bơ vơ mang tội.

    13.

    Vợ anh em chẳng dám bì
    Vợ anh vàng bảy em thì than ba
    Ước gì ta ở một nhà,
    Để xem vàng bảy than ba thế nào?
    Vàng bảy anh vứt xuống ao
    Than ba anh để võng đào anh đưa.


    Bài thơ muốn nói đến những người đàn ông đã chán chê vơ mình và bị đứa em nhắn nhủ, nhắc nhở không được quên tình nghĩa vợ chồng.

    14.

    Dù ai đi sớm về trưa
    Anh ngồi nghỉ mát mà đưa võng đào.


    Câu ca dao muốn nói người vợ đi sớm về trễ làm lụng vất vả, còn người chồng lại lười biếng ngồi không đưa võng.

    15.

    Vợ anh khéo liệu khéo lo
    Bán đi con bò mua con ễnh ương
    Đem về thả ở gầm giường
    Nó kêu ì ọp, lại thương con bò


    Ý muốn nói những người vợ quá lo lắng cho gia đình, nhưng nhiều khi lo quá cũng sẽ không tốt sinh ra những việc ngoài ý muốn.

    16.

    Vợ anh như bát cơm xôi
    Anh còn chẳng chuộng nữa tôi cơm hàng
    Vợ anh tay bạc tay vàng
    Anh còn chẳng chuộng nữa nàng tay không


    Ý nói những người chồng đã cưới vợ lâu ngày sinh ra chán ,bị ai đó nhắc để thức tỉnh.

    17.

    Vợ anh như ngọc như ngà
    Anh còn chẳng chuộng nữa là thân tôi
    Vợ anh như thể đĩa xôi
    Anh còn phụ bạc, nữa tôi cơm đùm


    Cũng giống với câu ở trên, muốn ám chỉ những người chồng người chồng lâu ngày chán vợ mình.

    18.

    Vợ chồng ăn miếng trầu cay
    Phải đâu khách lạ mà kiếm khay xà cừ


    Câu cao dao thể hiện tình thương yêu vợ chồng với nhau, chia ngọt sẽ bùi, có gì ăn đó, luôn yêu thương và tôn trọng nhau.

    19.

    Vợ chồng là nghĩa già đời
    Ai ơi chớ nghỉ những lời thiệt hơn
    Vợ chồng là nghĩa phu thê
    Tay ấp má kề sinh tử có nhau


    Bài thơ muốn thể hiện lòng chung thủy của các cặp vợ chồng, luôn vào sinh ra tử với nhau mặc cho ai nói gì luôn tin tưởng nhau.

    20.

    Nước lụt thì lụt cả làng
    Đắp đê chống lụt, thiếp chàng cùng lo.


    Hai câu thơ thể hiện sự gắn bó của vợ chồng khi gặp chuyện khó khăn cùng nhau làm và cùng nhau giải quyết.

  • Phạm Danh đã trả lời trong câu hỏi: Tìm những câu thơ về ca dao Tình Nghĩa ? Cách đây 4 năm

    Thân em như củ ấu gai
    Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
    Ai ơi, nếm thử mà xem
    Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

    Câu ca dao thể hiện tâm trang lo lắng của một người con gái. Cô là một cô gái có phẩm chất tốt đẹp, nhu mì. Nhưng, nhan sắc của cô không quá đẹp và xuất sắc. Với tâm trạng lo lắng đó, cô đã phải tự giới thiệu và buông lời hứa hẹn để người khác biết được vẻ đẹp của cô.

     

    Nước non lận đận một mình,
    Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
    Ai làm cho bể kia đầy,
    Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

    Bài ca dao này là bài than thân trách phận của người phụ nữ. Hình ảnh thân cò và cò con trong bài ca dao này ý nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Cả hai thế hệ là 2 kiếp người khổ sở. Người phụ nữ miền quê, một mình làm lụng vất vả quanh năm. Người con của cô, liệu sau này có thoát khỏi hoàn cảnh vất vả đó hay không?

     

    Thân em như tấm lụa đào,
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

    Câu ca dao thể hiện niềm trăn trở của người con gái mới lớn, bắt đầu bước vào tuổi cập kê. Hình ảnh tấm lụa đào chính là đại diện cho nhan sắc tươi trẻ và tuổi xuân phơi phới của người con gái. Nhưng, cô vẫn lo lắng, không biết số phận của mình trong tương lại sẽ được gả cho ai. Đây cũng chính là một câu hỏi mà hầu như cô gái nào cũng băn khoăn khi đến tuổi cập kê.

     

    Thân em như hạt mưa rào,
    Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

    Bài ca dao này thể hiện rõ sự than thân, trách than số phận của người con gái. Người con gái này không thể làm chủ được số phận của bản thân. Số phận của người con gái như hạt mưa rào. Nếu may mắn, thì được rơi vào vườn hoa. Nếu không may mắn thì lại rơi xuống giếng sâu. Tất cả đều do hoàn cảnh đưa đây, người con gái không có quyền quyết định. Câu ca dao thể hiện rõ thân phận mất tự chủ của người phụ nữ ngày xưa.

     

    Thân em như hạt mưa sa,
    Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày.

    Bài ca dao này thể hiện rõ sự than thân, trách than số phận của người con gái. Người con gái này không thể làm chủ được số phận của bản thân. Số phận của người con gái như hạt mưa sa. Nếu may mắn rơi vào đài cát. Nếu không may mắn thì lại sa ruộng cày. Tất cả đều do hoàn cảnh đưa đây, người con gái không có quyền quyết định. Câu ca dao thể hiện rõ thân phận mất tự chủ của người phụ nữ ngày xưa.

     

    Đêm khuya thức dậy xem trời
    Thấy sao bên Bắc đổi dời bên Đông
    Làm sao cho hiệp vợ chồng
    Cho lê hiệp nhãn, cho rồng hiệp mây. 

    Câu ca dao thể hiện nỗi trắn trở suy nghĩ về tình cảm vợ chồng. Làm sao để vợ chồng luôn luôn hòa thuận, gia đình ấm no hạnh phúc.

     

    Đã giàu thì lại giàu thêm
    Đã khó lại khó cả đêm lẫn ngày 

    Câu ca dao thể hiện sự than trách bất công trong xã hội. Trách sao, người giàu thì càng giàu. Người nghèo thì lại ngày càng nghèo. Sự phân biệt giàu nghèo và khoảng cách giữa hai giai cấp ngày càng xa.

  • Phạm Danh đã trả lời trong câu hỏi: Suy nghĩ về kết thúc truyện Tấm Cám Cách đây 4 năm

    Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian chủ yếu ra đời trong hoàn cảnh xã hôị có áp bức, bóc lột. Đó là những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh cuộc đời của một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, ngốc nghếch vv...

    Nhắc đến truyện cổ tích có lẽ trong chúng ta ai cũng từng được nghe câu chuyện Tấm Cám. Câu chuyện này trong dân gian lưu truyền rất nhiều dị bản. Chủ yếu ở phần kết truyện. Mỗi dị bản một cách kết thúc khác nhau, đều có cái hay, cái riêng của nó.

    Truyện cổ tích Tấm Cám kể về cuộc đời của cô Tấm - một cô gái hiền hậu, xinh đẹp nết na. Ta tưởng tượng như Tấm sẽ được hưởng một cuộc sống tươi đẹp bình lặng. Nhưng không, nàng luôn bị Cám - đứa con gái của mụ gì ghẻ vốn tính độc ác, tham lam nghĩ ra nhiều mưu kế để hãm hại Tấm. Vì lòng đố kị ganh ghét với sự may mắn trong hôn nhân của chị, mà Cám đã khiến cuộc đời Tấm phải trải qua bao lần chết đi sống lại : Lần thì hoá thành chim vàng anh, lúc lại biến thành cây xoan đào, sau lại hoá ra chiếc khung cửi, và rồi lại là quả thị thơm. Nàng đã phải chịu đựng sự hành hạ nhẫn tâm của hai mẹ con nhà Cám. Nhưng rồi cuối cùng, cái thiện vẫn luôn chiến thắng cái ác.
    Tấm trở thành hoàng hậu sống hạnh phúc với nhà vua, còn mẹ con Cám phải đón nhận cái chết.

    Đó là một kết cục công bằng, hợp với khát vọng ở hiền gặp lành của cha ông chúng ta.

    Tuy nhiên, trong dân gian, kết thúc truyện Tấm Cám không đơn giản như thế. Cái chết của mẹ con Cám được kể lại bằng nhiều cách khác nhau.

    Bản thứ nhất : Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì không khỏi sợ hãi. Một hôm Cám hỏi chị :

    - Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế ?

    Tấm không đáp, chỉ hỏi lại :

    - Có muốn đẹp không để chị giúp ?

    Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo cám nhảy xuống hố và sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết mụ dì ghẻ cũng lăn đùng ra chết...

    Ở cách kết thúc này, tác giả dân gian đã cho ta chứng kiến kết cục cuối cùng của cuộc đời Cám và mụ gì ghẻ. Người ra tay trừng phạt hai mẹ con Cám không ai khác chính là Tấm. Đành rằng trong truyện cổ tích, kẻ ác lúc nào cũng bị trừng phạt đích đáng, kết thúc trên rõ ràng là đã thể hiện đúng ước mơ của người dân lao động (thiện thắng ác) nhưng liệu như vậy, cô Tấm có phải là một con người “hơi” dã man khi ở phần trên câu chuyện ta luôn biết Tấm là một người con gái hiền lành, tốt bụng ?

    Bản thứ hai : Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa nó không khỏi sợ hãi. Nhưng Cám cũng thắc mắc là vì sao chị mình sau bao thử thách nghiệt ngã như thế lại trở nên đẹp đẽ bội phần. Cám hỏi Tấm :

    - Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế ?

    Tấm trả lời :

    - Chị đẹp thế này là nhờ mỗi ngày đều tắm rửa bằng nước sôi đấy. Thế em có muốn đẹp không, để chị giúp cho.

    Cám hí hửng đồng ý. Thế là Tấm chuẩn bị cả một nồi nước sôi và dội luôn lên người Cám. Cám chết còng keo trong nước nóng.

    Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đây. Sau khi Cám chết, mụ dì ghẻ vẫn không hề hay biết chuyện. Tấm vội sai quân hầu đem làm thịt Cám và muối thành mắm, đem biếu mụ dì ghẻ và nói dối là mắm do Cám từ hoàng cung gửi về biếu mẹ. Mụ dì ghẻ tưởng thật, đem mắm ra ăn và tấm tắc khen ngon. Có con quạ đậu trên cành cây bên cửa sổ líu lo.

    Ngon gì mà ngon
    Mẹ ăn thịt con
    Có còn xin miếng

    Mụ dì ghẻ nghe vậy liền chửi mắng :

    - Chém tổ cha tổ mẹ mày. Mắm này do con gái ta từ hoàng cung gửi về. Ta ăn ngon thì khen chứ sao.

    Thế là mụ tiếp tục ăn. Ăn cho đến tận đáy hũ. Mụ chợt nhìn thấy một cái đầu lâu, lúc này mới biết lời con chim nói là thật quá, sợ quá mụ lăn đùng ra chết.

    Đây là một cách kết thúc thật đáng đời cho mẹ con Cám. Cám vì sống độc ác nên đến lúc chết cũng không được thanh thản, đã bị dội nước sôi rồi lại còn bị làm thịt muối thành mắm. Còn mụ dì ghẻ lại là người ăn thịt con gái của mình. Cách kết thúc này là một sự trả giá quá đắt cho những mưu kế độc ác và lòng tham lam của mẹ con Cám. Tuy nhiên, ta vẫn phải đặt ra câu hỏi : Liệu như thế này, Tấm có phải thay đổi thành một con người độc ác và mưu mẹo ? Vì chỉ những người mưu mẹo, nham hiểm mới có thể nghĩ ra cách muối mắm rồi đem biếu gì ghẻ như vậy ? Đối chiếu với những lời kể về phẩm chất của Tấm ở phần trên câu chuyện với phần kết thúc, dường như ta thấy có sự đối lập...

    Bất cứ ai khi nghe kết thúc kiểu này, chắc hẳn đều không tránh khỏi cảm giác ghê sợ, dã man quá mức. Hình ảnh một nàng Tấm hiền lành lương thiện cũng dần nhạt nhoà một phần nào đó. Nhưng vì truyện cổ tích ra đời trong xã hội phong kiến nên cách trả thù kiểu trung cổ như trên cũng không có gì xa lạ. Hơn nữa mẹ con nhà Cám làm Tấm chết đi sống lại bốn lần cho nên cách kết thúc trên mới là kiểu trừng phạt triệt để của ngừơi lao động. Đó là hậu quả của những kẻ gieo gió sẽ gặt bão như mẹ con nhà Cám.

    Bản thứ ba : Cám thấy Tấm trở về sống hạnh phúc với vua cha thì trong lòng không khỏi ghen tị khi thấy chị mình càng đẹp lộng lẫy hơn bao giờ hết. Cám về quê sống với mẹ và được nghe một người nào đó bảo rằng : Muốn đẹp như Tấm thì phải tắm nước sôi. Cám tin lời người ấy một cách ngu ngốc, mê muội. Cám đã làm theo. Nó chuẩn bị cho mình một nồi nước sôi thật to và dội lên người. Kết quả là Cám chết cong keo trong nước nóng.

    Mụ dì ghẻ đi làm về thấy thế cũng lăn đùng ra chết theo con.

    Cách kết thúc này có vẻ "nhân đạo" hơn cả. Bởi vì cuối cùng Cám và mụ dì ghẻ cũng đã phải trả giá cho những hành động của mình. Kết thúc này hay ở chỗ : Cám nghe lời mách bảo của một người nào đó không rõ tên tuổi. Người nào đó ở đây chính là người đại diện cho nhân dân lao động, hoàn toàn đứng ngoài câu chuyện và có cách nhìn, cách đánh giá khách quan về mẹ con Cám. Điều này chứng tỏ, tất cả mọi người đều đồng cảm với Tấm, đều căm ghét mẹ con nhà Cám độc ác, nham hiểm, tham lam. Thay thế cho Tấm, người ấy đã trả thù mẹ con Cám giúp Tấm. Cách kết thúc này rất hay, vẫn đảm bảo nguyên vẹn phẩm chất hiền lành, giàu lòng lòng vị tha của cô Tấm, vẫn thể hiện rõ nét ước mơ của nhân dân lao động về chân lí của cuộc sống, về quy luật của tự nhiên ; cái thiện vẫn luôn chiến thắng cái ác, hạnh phúc sẽ mỉm cười với những người lương thiện và sự trừng phạt đích đáng sẽ đến với những kẻ độc ác, nham hiểm.

    Chính vì tính truyền miệng của văn học dân gian nên mỗi tác phẩm dân gian đều có nhiều dị bản khác nhau. Truyện cổ tích Tấm Cám là một minh chứng chân thực nhất cho điều đó. Cùng là một câu chuyện song lại có nhiều cách kết thúc khác nhau, mỗi cách kết thúc đều có cái hay, cái đặc biệt riêng của nó. Song xét về thế giới tâm lí của con người, ta đều có thể cảm nhận được cách kết thúc nào là hợp lí nhất. Tuy nhiên điều cảm nhận ấy vẫn là đánh giá chủ quan của từng ngừơi đọc.

    Ba cách kết thúc khác nhau của truyện Tấm Cám chắc chắn ra đời ở ba thời kì khác nhau. Cách thứ hai, ra đời trước tiên. Tiếp đến là cách thứ nhất. Người sau chỉnh lại kết thúc của cách hai, vì thấy Tấm trong câu chuyện trả thù tàn ác quá, nhưng đồng quan điểm "Tấm phải trực tiếp trả thù". Nhưng vấn đề đặt ra là, có nên theo "tấm lòng nhân ái" khi nghe chuyện mà bỏ qua biểu tượng răn đe hết sức quyết liệt của cách kết thúc "muối mắm" hay không. Đó là trước cái ác tột cùng, một cái ác không điểm dừng, quyết truy đuổi, tiêu diệt đến cùng cái thiện, thì cái ác ấy cũng cần bị cái thiện đáp trả xứng đáng. Tiêu diệt cả gốc lẫn rễ, làm cho cái ác phải ghê rợn, băm vằm ra để chúng không thể hồi sinh. Cách thứ ba, khác hẳn hai cách trên, có lẽ do có khoảng lùi lớn về thời gian, thay đổi về thời đại nên quan niệm trả thù đã được "nhân đạo hoá". Mặt khác, người kể lại muốn giữ trọn hình ảnh đẹp của người con gái Việt Nam truyền thống nên điểu chỉnh lại. Có điều nó cũng đã "lập trường hóa", "tiến bộ hóa", "hiện đại hóa" câu chuyện.

    Truyện cổ tích Tấm Cám tuy có nhiều cách kết thúc khác nhau song mỗi cách kết thúc đều có cái hay và ý nghĩa riêng của nó. Chính cách kết thúc khác nhau đã làm phong phú thêm truyện cổ dân gian. Hiểu và đồng cảm với người xưa thì chọn cách hai. Cùng quan điểm như vậy, nhưng "mềm mỏng" hơn thì chọn cách một, Theo thời bây giờ sẽ chọn cách ba. Cho nên, bạn chọn cách kết thúc nào cũng đều được. Tôi thì tôi chọn cách kết thúc thứ hai.

    Bởi lẽ, các kiểu kết thúc tuy có những chỗ khác nhau nhưng đều góp phần thể hiện ước mơ và công lí nhân dân “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo.

  • Phạm Danh đã trả lời trong câu hỏi: Hãy việt một bài văn phân tích truyện Tấm Cám Cách đây 4 năm

    Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Tác phẩm kể về cuộc đời và quá trình đấu tranh của Tấm để giành lại sự sống, hạnh phúc cho bản thân. Qua tác phẩm còn thể hiện những quan điểm, triết lí của ông cha ta.

         Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ, Tấm sớm mồ côi và sống cùng dì ghẻ và cô em tên Cám. Tấm luôn bị đày ải, hành hạ, còn Cám chỉ biết rong chơi. Tấm chăm chỉ làm lụng, hiền lành được bụt giúp đỡ và trong ngày hội đã trở thành hoàng hậu. Đến ngày giỗ cha nàng về nhà thì bị mẹ con Cám bức hại, và từ đó nàng phải trải qua hết kiếp hóa thân này đến kiếp hóa thân khác mới được trở về sống cùng nhà vua, hưởng hạnh phúc trọn đời. Còn mẹ con Cám bị trừng phạt thích đáng.

         Ta có thể thấy mâu thuẫn chính, chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn mẹ ghẻ, con chồng. Ông cha ta vẫn thường có câu: “Mấy đời bánh đúc có xương/ Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”, đây là mâu thuẫn cơ bản dẫn đến hàng loạt các xung đột biến cố phía sau. Từ đó nâng lên thành xung đột giữa thiện – ác, tốt – xấu mang ý nghĩa xã hội to lớn.

         Trước hết mâu thuẫn nảy sinh là do sự đối xử bất công của dì ghẻ với Tấm. Hàng ngày Tấm phải làm lụng vất vả từ sáng đến tối, ngày nàng chăn trâu, cắt cỏ, đêm thì giã gạo, xay thóc,… cô phải luôn chân luôn tay làm việc, không có lúc nào nghỉ ngơi. Còn Cám lại suốt ngày rong chơi, hái hoa bắt bướm. Và đỉnh điểm của sự việc là khi Tấm bị Cám lừa lấy hết giỏ tép vào giỏ mình về nhà trước nhận phần thưởng là chiếc yếm đỏ. Chiếc yếm đỏ không đơn thuần chỉ là một phần thưởng mà nó còn tượng trưng cho sự trưởng thành, là khát khao của cô gái mới lớn. Mẹ Cám hoàn toàn biết sự thật nhưng vẫn mặc kệ trao thưởng cho Cám, Tấm bất lực chỉ biết ngồi khóc. Như vậy, Tấm trước hết bị Cám tước đoạt quyền lợi về mặt vật chất. Ông bụt xuất hiện, ban thưởng cũng là bù đắp cho số phận của những người con gái bị lừa gạt. Cá bống xuất hiện làm bạn, xua tan những cô đơn, tủi cực của Tấm. Nhưng đồng thời, chính lúc này Tấm phải đối diện với lần lừa gạt thứ hai. Cá bống là người bạn duy nhất tâm tình cùng Tấm, Tấm “nhường cơm sẻ áo” cho người bạn ấy. Mẹ con Cám khi biết chuyện đã lừa Tấm “đi chăn trâu đồng xa, chớ chăn gần nhà người ta bắt mất trâu” để giết cá bống. Không chỉ tước đoạt phần thưởng vật chất, mẹ con Cám còn tước đoạt niềm vui tinh thần của Tấm. Mâu thuẫn tiếp tục đẩy lên cao hơn, trong ngày hội mẹ Cám trộn một đấu thóc với một đấu gạo, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo nhằm ngăn Tấm không được hưởng niềm vui tinh thần – dự hội cùng mọi người. Mẹ con Cám hết lần này đến lần khác đối xử bất công với Tấm, ngăn cản niềm vui, hạnh phúc của Tấm. Đó là biểu hiện của sự độc ác, tàn nhẫn và bất công.

         Trước sự đối xử bất công, Tấm chỉ có duy nhất một phản ứng chính là ôm mặt không, cô chỉ mới dừng lại ở việc ý thức được sự đau khổ, chứ chưa có hành động quyết liệt để thoát nỗi đau khổ đó. Tâm luôn cam chịu, nhẫn nhục một cách thụ động. Và để giải quyết những nỗi ấm ức, bất hạnh của Tấm, Bụt xuất hiện sau mỗi tiếng khóc của cô, Bụt ban cho Tấm: cá bống – làm bạn, quần áo – dự hội, đây đồng thời cũng là cơ hội để Tấm có được hạnh phúc. Và kết quả cô đã trở thành hoàng hậu. Đây là motip quen thuộc trong văn học dân gian thể hiện quan điểm “Ở hiền gặp lành” của nhân dân ta.

         Nhưng nếu câu chuyện mới chỉ dừng lại ở đó thì Tấm Cám sẽ nhòe mờ trong vô vàn truyện cổ tích có motip tương tự, câu chuyện tiếp tục phát triển với những mâu thuẫn mới xuất hiện. Khi trở thành hoàng hậu, nàng vẫn giữ trọn vẹn đạo hiếu, ngày giỗ cha trở về nhà làm giỗ. Và cũng chính từ đây hàng loạt biến cố trong đời nàng tiếp tục xảy ra. Dì ghẻ bảo Tấm trèo lên cây hái cau. Dì ghẻ ở dưới chặt cây, Tấm thấy động, hỏi thì dì ghẻ bảo đuổi kiến, nhưng kì thực mẹ Cám đang chặt cây cau, cây đổ, Tấm chết và Cám vào cung thay chị làm hoàng hậu. Như vậy Tấm bị cướp đoạt mạng sống và ngôi vị, đây là sự tước đoạt cả về quyền lợi vật chất lẫn tinh thần. Nhưng ở giai đoạn này không còn là cô Tấm cam chịu, Tấm không cam lòng và trở về hoàng cung với nhiều hình dạng khác nhau: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và đều bị mẹ con Cám sát hại dã man. Qua hai chặng từ Tấm bị đối xử bất công đến bị mẹ con Cám hại chết cho thấy mâu thuẫn giữa hai tuyến nhân vật càng ngày càng quyết liệt hơn, gay cấn hơn.

         Không còn là một nàng Tấm cam chịu trước những bất công, ở chặng thứ hai này, Tấm đã vùng lên phản kháng, đấu tranh một cách quyết liệt. Bởi Tấm không chỉ bị tước quyền lợi vật chất, tinh thần mà còn bị cướp đi cả mạng sống hết lần này đến lần khác, nó đã quá giới hạn chịu đựng của con người. Bởi vậy nàng phải vùng lên đấu tranh, quay trở về tuyên chiến với Cám bằng lời đe dọa: “Cót ca cót két/ Lấy tranh chồng chị/ Chị khoét mắt ra”. Không chỉ tuyên chiến mà Tấm còn trừng trị Cám một cách thích đáng và quay lại ngôi vị hoàng hậu hưởng hạnh phúc bên nhà vua. Câu chuyện đến đây còn thêm nhiều ý nghĩa, đó là bài học về “Ác giả ác báo”, khẳng định cái thiện sẽ luôn giành chiến thắng. Đồng thời qua quá trình đấu tranh của Tấm cũng cho thấy hạnh phúc chỉ thực sự bền lâu khi mỗi chúng ta biết đấu tranh và giữ lấy nó.

         Thành công của tác phẩm không chỉ ở nội dung đặc sắc mà còn ở hình thức nghệ thuật. Tấm Cám xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, giàu kịch tính theo chiều tăng tiến. Sử dụng linh hoạt các yếu tố thần kì: ông bụt là nhân vật trợ giúp; sự góa thân liên tiếp của Tấm thể hiện ý thức đấu tranh giành hạnh phúc. Nhân vật không đơn nhất một chiều mà có sự phát triển tính cách.

         Tấm Cám là câu chuyên hấp dẫn, đặc sắc ở cốt truyện lôi cuốn, có sự phát triển. Qua tác phẩm các tác giả dân gian gửi gắm những quan niệm sâu sắc: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Đồng thời truyện cũng phản ánh những mâu thuẫn xung đội trong gia đình thời cổ.

  • Phạm Danh đã trả lời trong câu hỏi: Những câu truyện thuộc thể loại thần thoại Cách đây 4 năm

    Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:
    +Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa...
    +Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa...
    +Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Ông Trời, Thần Nông, Mười hai bà mụ, Nữ Oa-Tứ Tượng, Lạc Long Quân-Âu Cơ...
    +Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Nữ thần nghề mộc...
    +Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng...
    +Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện Trời, Chử Đồng Tử... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai...

  • Phạm Danh đã trả lời trong câu hỏi: Khái niệm nghị luận văn học dân gian Cách đây 4 năm

    Khái Niệm Văn Học Dân Gian

     



    I. KHÁI NIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN :
    1. Văn học dân gian là gì ?


    Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.

    Ở Việt Nam, 3 thuật ngữ sau đây được xem là tương đương : Văn học dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ ( folkore văn học ).

    Một số khái niệm xuất hiện trước những năm năm mươi như văn học (văn chương) bình dân , văn học (văn chương) truyền khẩu (truyền miệng),văn học (văn chương) đại chúng. Những khái niệm nầy nay không dùng nữa.

  • Phạm Danh đã trả lời trong câu hỏi: Hãy kể lại câu chuyện làm thay đổi cuộc đời em Cách đây 4 năm

      Mỗi người đều có những câu chuyện riêng tư, thầm kín, đáng để suy ngẫm đi theo mình suốt cuộc đời. Tôi cũng có một câu chuyện “khắc cốt ghi tâm” như vậy, câu chuyện ấy đã làm thay đổi cuộc sống của tôi.

        Đã từ rất lâu rồi, ngày tôi còn bé tôi đã nói dối, việc nói dối đó đã làm hại cho người khác, mà đây lại là người thân yêu của tôi cho nên tôi rất ân hận. Tôi không bao giờ quên được bài học đáng nhớ đó. Lúc ấy tôi đã học lớp năm, chưa đủ lớn để tinh khôn nhưng đã đủ tuổi để láu cá. Tôi với em cách nhau chỉ một năm nên không được hòa thuận, hai chị em hay cãi nhau. Tôi lúc nào cũng lành chanh, là chị nhưng không chịu nhường em, hay đánh em, ghét em và còn ghen tị với em nữa. Còn em luôn luôn hiền lành, chăm chỉ. Bố mẹ vẫn hay mắng tôi, khuyên nhủ rồi răn đe nhưng tôi vẫn không rút được kinh nghiệm. Hôm ấy, tôi và em lại cãi nhau, tôi canh đồ chơi của em nhưng em không cho. Tôi tức lên đánh em và quăng đồ chơi thật mạnh. Vô tình cái món đồ chơi ấy quăng lên bàn thờ và làm vỡ mất cái bình cổ gia truyền ông để lại cho bố. Tôi rất hoảng hốt, đúng lúc ấy bố mẹ đi làm về. Tôi đã khóc lên thật to và đổ thừa cho em việc làm đó. Tôi cứ nằng nặc kể em quăng đồ chơi lên làm vỡ bình. Em cũng tái mét mặt vì sợ bởi tính em vốn nhút nhạt. Bố nhìn tôi thật lâu rồi quay sang hỏi em:

        – Trang, con bình tĩnh kể cho bố mẹ nghe.

        Tôi không dám nhìn em, em òa lên khóc nức nở nói đúng là em làm. Hôm ấy bố rất giận, bố phạt em đứng ôm cột và không cho em ăn cơm. Bố còn cấm em không động vào bất cứ món đồ chơi nào khác. Bố bảo món đồ này là kỉ vật duy nhất ông nội để lại, bố không thể tha thứ cho lỗi của em được. Bố còn không chịu nói chuyện với em mấy ngày sau đó. Về phần tôi, lúc đầu tôi rất hả hê nhưng ngay sau đó tôi thấy tội lỗi. Nhất là khi nhìn thấy em buồn, em không dám nói chuyện với ai, mỗi lần nhìn bố em lại khóc. Rồi em ốm, em mệt phải nghỉ học. Bác sĩ bảo do em quá hoảng sợ và bị stress. Lúc này tôi mới nhận ra em đã bảo vệ tôi, em sợ tôi bị bố phạt nên em nhận hết lỗi về mình. Tôi lại còn vu oan cho em nữa. Tôi rón rén đến bên em, rót nước cho em uống. Tôi muốn ra nhận lỗi với bố mà không dám. Hôm sau em khỏe lại, tính em mau quên hoặc do em quá vô tư, em lại vui vẻ chơi với tôi như không có chuyện gì xảy ra.

        – Chị ơi, cho em chơi cái này nhé!

        – À, ừ…

        – Chị giận em à?

        – Không, thôi đừng nói nhiều…

    Sự việc cũng mau trôi qua, bố mẹ tôi không bao giờ nhắc lại việc cũ nữa nhưng cho đến hôm nay tôi vẫn chưa bao giờ dám nhận lỗi. Có một điều thay đổi rất lớn trong tôi từ hôm ấy là tôi không dám nói dối nữa, không lành chanh với em và ghét em nữa. Tôi cũng nhận ra tình yêu thương vô cùng to lớn mà em dành cho tôi.

        Tôi vẫn luôn ấp ủ một ngày nào đó sẽ nói ra sự thật hôm ấy mà chưa dám. Tôi nghĩ tôi sẽ viết thư cho bố và xin lỗi em. Em gái à, chị hứa sẽ luôn yêu thương, bao bọc, che chở cho em nhiều hơn những gì em làm cho chị!

Không có Điểm thưởng gần đây

AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF