YOMEDIA

Huỳnh Đức Nhật's Profile

Huỳnh Đức Nhật

Huỳnh Đức Nhật

12/03/2005

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 4
Điểm 19
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (5)

  • Huỳnh Đức Nhật đã tải tư liệu Đề thi giữa HK1 môn Toán 10 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Bình Sơn Cách đây 4 năm
  • Huỳnh Đức Nhật đã trả lời trong câu hỏi: 1+2+3+4+5+6+7+8+9 Cách đây 5 năm

    =45

  • Vũ Nương và Thúy Kiều:

     

    I. Mở bài:

    “Người đâu trong ngọc tráng ngà,
    Mặt vành vạnh nguyệt, tóc rà rà mây”
    (Nhị độ mai)
    Đề tài về người phụ nữ trong văn học trung đại là một trong những đề tài nổi bật, được nhiều thi nhân, văn nhân khai thác như: Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du,… Hình ảnh người phụ nữ hiện diện qua các tác phẩm của họ đều là những người phụ nữ “tư dung tốt đẹp”, tài sắc vẹn toàn; phẩm chất tốt đẹp. Cụ thể qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều qua hai đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du.

    II. Thân bài:

    1. Khái quát:
    - Vũ Nương và Thúy Kiều là những người phụ nữ có đẹp người, đẹp nết và phẩm chất tốt đẹp đáng được trân quý. Nhưng đáng thương thay, họ phải gánh trên vai bốn chữ “hồng nhan bạc mệnh” với những chuổi đau thương, bất công, ngang trái.
    - Với tấm lòng nhân đạo của mình, Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã ca ngợi họ, đồng thời hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc và tố cáo xã hội phong kiến – kẻ đã gieo rắc những bất hạnh và đau thương lên họ.

    2. Kiều và Vũ Nương là hiện thân của cái đẹp cho người phụ nữ Việt Nam:

    a) Đẹp người:

    - Vũ Nương:
    + “thùy mị, nết na”: nét đẹp dịu dàng, hiền hậu, dễ mến.
    + “tư dung tốt đẹp”: Vẻ đẹp tươi tắn, hài hòa → tác giả tập trung khắc họa vẻ đẹp của nàng trong cuộc sống gia đình.
    - Thúy Kiều: Kiều đẹp “sắc sảo, mặn mà”. Phân tích những câu thơ sau để làm rõ vẻ đẹp của Thúy Kiều:
    “Kiều càng sắc sảo, mặn mà
    So bề tài sắc lại là phần hơn
    Làn thu thủy nét xuân sơn
    Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
    Một hai nghiêng nước nghiêng thành”

    b) Đẹp nết (tài năng, phẩm chất):

    - Vũ Nương: tính tình nàng không những thùy mị nết na, khéo léo, không màn danh lợi mà còn rất đảm đang, hiếu thảo, chung thủy, sắt son với chồng, hi sinh cho gia đình:

    Dẫn chứng cụ thể:
    + Khéo léo trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình: biết Trương Sinh tính tình đa nghi, hay ghen nên Vũ Nương đã “không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”.
    + Không màn danh lợi: Trong buổi đưa tiễn chồng đi chinh chiến, không như những người phụ nữ khác, nàng chẳng mong chồng mình “đeo ấn hầu, mặc áo gấm” trở về mà chỉ cần chồng bình an vô sự.
    + Đảm đang, tháo vát: khi chồng đi chinh chiến, thân là phụ nữ nhưng Vũ Nương lo lắng hết mọi việc trong gia đình, từ việc to đến việc nhỏ, từ chăm con thơ đến lo cho mẹ già.
    + Hiếu thảo với mẹ chồng:
    • “Xem mẹ chồng như mẹ ruột của mình”
    • Lúc mẹ vì lo lắng cho con đi chinh chiến mà sinh bệnh, phận là con dâu, Vũ Nương đã hết lòng chăm sóc, “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngon ngào khôn khéo khuyên lơn”.
    • Lời trăn trối của người mẹ chồng trước khi mất: “xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ” cho thấy Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh (“hạnh” trong “tứ đức”).
    • Khi mẹ chồng mất: “Nàng hết lòng thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”.

    + Chung thủy, sắt son:
    • Khi Trương Sinh nổi cơn ghen tuông, mắng nhiếc nàng, nàng bộc bạch nỗi lòng mình: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén ngót”. Thân “liễu yếu tơ đào”, đồng không mông quạnh, tủi phận nhưng Vũ Nương đã giữ trọn đạo “tam tòng”, một lòng chung thủy chờ đợi chồng trở về.

    • Lời trăn trối trước lúc quyên sinh : Chia làm 2 vế phân tích:
    Vế 1: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ”. Điển tích, điển cố “ngọc Mị Nương” chứng minh cho tấm lòng trong sạch; “cỏ Ngu mĩ” chứng minh cho tấm lòng chung thủy, sắt son.
    Vế 2 – thề độc: “Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.
    Quan niệm duy tâm của người xưa: họ tin rằng nếu sống mà không giữ phần xác nguyên vẹn, mồ yên mã đẹp thì phần hồn sẽ bị lưu đày nơi nhân gian, mãi mãi không siêu thoát. Qua lời thề độc này, càng minh chứng cho tấm lòng trong sạch, son sắt, thủy chung của Vũ Nương.

    - Thúy Kiều:
    + Đa tài:
    • Trong “tứ đức”, “công” là tiêu chuẩn đánh giá một người phụ nữ tài giỏi khi họ có đủ các món nghề: “cầm, kỳ, thi, họa”. Và Thúy Kiều có đủ các món ấy:
    “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”
    Đặc biệt, nàng còn đàn rất giỏi:
    “Cung thương làu bậc ngũ âm
    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”

    • Không chỉ vậy, nàng còn là người phụ nữ có tâm hồn đa sầu, đa cảm – nét đẹp tâm hồn:
    “Khúc nhà tay lựa nên chương
    Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

    + Đẹp nết (phẩm chất): Chung thủy, sắt son; hiếu thảo với cha mẹ:
    • Chung thủy, sắt son: nàng nhớ về Kim Trọng trước cũng là điều hợp lý, hợp tình. Kiều bán thân chuộc cha để làm tròn chữ “hiếu” mà để chữ “tình” dang dở, khiến nàng mãi đau đáu, cảm thấy mình có lỗi và lo lắng cho Kim Trọng cũng là điều dễ hiểu:
    “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
    Tin sương luống những rày trông mai chờ.”
    Giữa thực tại đau buồn, nàng nhớ về những ngày tháng tươi đẹp cùng Kim Trọng, nhớ đến đêm uống rượu thề cùng chàng dưới trăng, hẹn ước trăm năm. Nhưng số phận trớ trêu, lúc nàng bán than cũng là lúc Kim Trọng đang chịu tang chú nơi xa, không hề hay biết. Ở lầu Ngưng Bích, nàng hình dung ra bóng hình Kim Trọng vọng ngóng nàng từng ngày uổng công, mà đau xót.
    Bên trời góc bể bơ vơ,
    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
    “Tấm son” là tấm lòng thủy chung, son sắt của Kiều dành cho Kim Trọng. Dù than phận lưu đày nơi chốn trần tục bi ai, tha phương chốn lạ nhưng nỗi lòng nàng luôn đau đáu hướng về tình đầu với tấm lòng chung thủy sắt son nguyên vẹn. “bao giờ cho phai” như là một lời khẳng định chất chứa bao tình cảm mặn mà, son sắt.
    => Lời độc thoại nội tâm của Kiều hay Nguyễn Du? Dù là của ai thì Nguyễn Du cũng đã rất thành công khi lắp được phần hồn vào nhân vật bằng ngòi bút miêu tả tâm lí sâu sắc của mình.

    + Hiếu thảo:
    “Xót người tựa cửa hôm mai
    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
    Sân Lai cách mấy nắng mưa
    Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
    • Có ai đã nghe câu: xát muối vào vết thương, cảm giác đau đớn ấy khiến người ta đứng ngồi không yên, thậm chí nhảy cẩng, tưng tưng lên. Và cảm giác ấy được diễn tả bằng từ “xót”. Tâm trạng Kiều khi tưởng tượng ra cảnh cha mẹ mình khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa của chờ đợi, mong ngóng mình cũng giống như cảm giác ấy – xót xa vô hạn. Cha mẹ ngày càng già yếu còn thời tiết thì cứ thay đổi khiến nàng lo lắng, không biết có ai “quạt nồng ấp lạnh” cho cha mẹ hay không?
    • Với thành ngữ “cách mấy nắng mưa”, “quạt nồng ấp lạnh” và điển tích, điển cố “quạt nồng ấp lạnh”, “Sân Lai”, “gốc tử” để diễn tả tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ. Từ “có khi” như diễn tả nỗi lo lắng khi cha mẹ đã ngã bóng chiều, đồng thời cũng thể hiện tâm trạng day dứt, tự trách của một người con vì đã không thể bên cạnh chăm sóc cho cha mẹ lúc ốm đau, già yếu.
    => Sự chọn lọc ngôn ngữ tinh tế, các thành ngữ, điển tích, điển cố hàm súc, giàu ý nghĩa cũng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, Nguyễn Du đã viết nên những vần thơ giàu sức biểu cảm, ý nghĩa gợi lên trong lòng người đọc sự đồng cảm với nỗi đau thân phận của nhân.

    3) Sơ kết:

    a) Giống:
    - Nội dung: VN và Kiều đều là những người phụ nữ phong kiến vừa đẹp người lại đẹp nết.
    - Nghệ thuật: bút pháp ước lệ, tượng trưng, thành ngữ, từ ngữ giàu sức gợi hình và biểu cảm.

    b) Khác:
    - Nội dung:
    + Vũ Nương:
    • Tác giả ít chú trọng vào vẻ đẹp ngoại hình của Vũ Nương.
    • Nàng hiện lên với vẻ đẹp của người phụ nữ, người vợ, người mẹ, người con dâu trong gia đình: vị tha, bao dung, biết hi sinh cho hạnh phúc của gia đình.
    + Thúy Kiều:
    • Ngược lại với VN, qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” tác giả tập trung miêu tả vẻ đẹp ngoại hình lẫn tài năng của nhân vật.
    • Nàng là người con gái, người phụ nữ đẹp, vẻ đẹp vẹn toàn cả vẻ ngoài lẫn tâm hồn khiến ai cũng biết đến và ganh tị.

    - Nghệ thuật:
    + Vũ Nương:
    • Vẻ đẹp ngoài hình ít được chú trọng, giống các mô típ giới thiệu nhân vật của truyện cổ dân gian.
    • Vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật được bộc lộ qua những tình huống truyện: có chồng là TS, tính tình hay ghen; khi chồng đi chinh chiến; khi bị oan ức…
    + Thúy Kiều:
    • Vẻ được khắc họa bằng bút pháp: ước lệ tượng trưng, lấy điểm tả diện, (làn thu thủy nét xuân sơn), liệt kê (pha nghê thi họa đủ mùi ca ngâm).
    • Vẻ đẹp phẩm chất của nàng chủ yếu được bộc lộ qua lời độc thoại nội tâm.

    III. Kết bài:
    - Khẳng định lại vẻ đẹp vẹn toàn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua hai nhân vật.
    - Nét đẹp qua hai nhân vật Kiều và Vũ Nương là nét đẹp vĩnh hằng cùng với thời gian qua bao thế hệ độc giả.

  • Huỳnh Đức Nhật đã trả lời trong câu hỏi: Đóng vai thuý kiều kể lại bài cảnh ngày xuân của 2 chị em thuý kiều Cách đây 5 năm

    I. Hướng dẫn làm bài :
    Với một trái tim giàu lòng nhân ái , với ngòi bút tài hoa như có “ máu chảy ra từ đầu ngọn bút ”
    đại thi hào Nguyễn Du đã để lại cho nền văn học dân tộc một thi phẩm mà từng câu chữ như những
    hạt ngọc của trái tim và nước mắt - Truyện Kiều. Dân tộc ta yêu Truyện Kiều biết bao! Những câu
    Kiều sống trong lòng bao thế hệ với tất cả niềm tự hào , sự đồng cảm sâu sắc. Đoạn trích “ Cảnh ngày
    xuân ” đã rất quen thuộc với mọi người nhưng dưới đây Vforum sẽ giúp các em làm bài văn kể
    chuyện : Trong vài Thúy Kiêud kể lại cảnh ngày xuân , bài văn sẽ đòi hòi trí tưởng tượng phong phú
    mới mẻ và nắm bắt được tốt nội dung chính của đoạn trich :
    1 Mở bài : Nhập vai Thúy kiều giới thiệu về cảnh ngày xuân mà mình trải qua
    2. Thân bài : a. Kể về khung cảnh thiên nhiên ngày xuân : chim én , cỏ non , cành lê , ...
    b. Kể về những hoạt động ngày xuân : tảo mộ , đạp thanh,...
    c. Kể về thời điểm khi một ngày xuân kết thúc : ra về , lễ hội đã tàn ,...
    3. Kết bài : Những cảm nhận của Thúy Kiều về khung cảnh ngày xuân.

    Bài làm đóng vai Thúy Kiều kể lại cảnh ngày xuân lớp 9
    Những hạt bụi mưa tinh nghịch dạo chơi bên bậu cửa sổ , mới sáng sớm tôi đã háo hức thức dậy
    để chuẩn bị cho một ngày lễ hội vui vẻ , bận rộn cùng Thúy Vân và Vương Quan. Tiết trời tháng ba
    vừa se se nao nức lòng người , vừa tươi mới diệu kỳ ! Xa xa kia là đàn én đang chập chờn , chập
    chờn ...
    Trong tiết thanh minh , mọi vật đều bung mình khoe sắc rực rỡ , tươi tắn. Màu cỏ non xanh được
    làn môi mềm của mưa xuân chạm khẽ trở nên đầy sức sống, trải dài tít tắp đến tận chân trời. Vườn
    nhà cũng không kém phần rộn rã bởi tiếng chim nô nức kéo về tụ họp hát ca , trên những cành lê
    màu hoa trắng dịu dàng thanh khiết đã e ấp nấp sau những tán lá . Những lễ hội mùa xuân khiến
    cho mọi người trong làng ai cũng háo hức chuẩn bị từ sớm , tôi và hai em chọn cho mình những bộ
    trang phục đẹp nhất để đi dự hội. Đã nhiều năm đi du xuân như hôm nay nhưng lòng tôi vẫn không
    khỏi xốn xang niềm vui khó tả , nhìn mặt ai cũng tươi tắn khiến cho niềm vui đó còn nhân lên gấp
    đôi. Có hai lễ hội chính được diễn ra đó là tảo mộ và đạp thanh. Chúng tôi thành kính thắp hương
    khấn vái tổ tiên , mùi nhang trầm và tiền giấy hóa vàng hòa quyện trong không khí tạo một cảm giác
    thật trang nghiêm ấm áp. Đây là phút giây xúc động để mọi người nhớ vêd những người thân đã quá
    cố , trong hương thơm và hoa đẹp khấn cúng lòng ai cũng rưng rững những xúc động chân thành
    nhất. Sau khi tảo mộ xong ai cũng nóng lòng tham gia lễ hội đạp thanh . Du xuân trên cỏ xanh quả là
    một điều tuyệt vời nhất ! Mọi người còn tháo giày để đi chân trần cảm nhận sự tươi mát và sống
    động của cỏ nơi lòng bàn chân , hạt mưa ban sớm còn đọng lại trên những nhánh cỏ giờ reo vui nhảy
    nhót dưới chân chúng tôi. Gần xa nô nức trai thanh nữ tú đi trảy hội , dòng người chẳng mấy chốc
    mà chật như nêm , ai cũng trao cho nhau những lời lời hỏi thăm và lời chúc tốt đẹp. Mọi người ca
    hát , nghe đàn , thưởng rượu trên cỏ , những gánh hàng bán đồ ăn , đồ trang sức và vải vóc tấp nập
    người ghé xem, ai ai cũng khóa lên mình áo quần lộng lẫy. Ánh nắng mùa xuân trong lành ấm áp rọi
    trên cỏ non lấp lánh , rọi trên mái tóc của các nàng thiếu nữ yêu kiều . Ba chị em tôi dắt tay nhau
    thưởng thức mọi hoạt động vui vẻ dưới không khí tràn đầy niềm vui đó. Thật đúng khi người ta có
    câu : “ Ngày vui ngắn chẳng tày gang ”, cuộc vui nào rồi cũng phải đến lúc kết thúc. Đi từ buổi sáng
    mà giờ đã quá chiều , chúng tôi chơi vui vẻ quên cả thời gian. Bóng mặt trời ửng đỏ cả một khoảng
    trời đang khuất dần về phía Tây ,vài ánh nâng nhạt còn vung vãi xót lại trên những nhánh cỏ. Ai cũng

    thơ 6 tiếc nuối khi lễ hội kết thúc , mọi người thu dọn đồ đạc, ngựa xe và hàng quán để ra về , không
    gian trờ nên yên tĩnh hơn , trong lòng ạ cũng lâng lâng những cảm xúc vừa vui vẻ vừa luyến nhớ. Chị
    em chúng tôi men theo dòng suối nhỏ để ra về , ba người vẫn còn xôn xao nói về những chuyện vui
    đã xảy ra trong ngày . Cảnh vật chìm trong màu xanh thẫm lại , tiếng nước trong trẻo dưới chân cầu
    làm tôi không khỏi xao xuyến ...
    Một ngày xuân thật đáng nhớ với tất cả chúng tôi !

  • Vũ Nương:

    Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện - Hải Dương. Ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là "Truyền kỳ Mạn Lục" gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện "vợ chàng Trương". Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.

    Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nàng vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

    Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ - của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương "vừa trắng lại vừa tròn". Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã "luôn giữ gìn khuôn phép... thất hòa" chứng tỏ nàng rất khéo léo trong việc vun vén hạnh phúc gia đình.

    Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên "chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong... thế là đủ rồi". Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "Mỗi khi bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được"

    Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

    "Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời
    Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
    Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"

    (Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm)

    Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách chồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

    Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ "công" với nhà chồng. Đây là điều rất đáng trân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

    Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời trăn trối của bà trước khi qua đời "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Vũ Nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

    Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất - vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học.

    Trương Sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn "mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi", bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giãi tỏ nỗi lòng trong trắng của mình. Nàng "tắm gội chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu... phỉ nhổ". Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình.

    Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương (thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, "thà chết trong còn hơn sống đục" với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch của Vũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều:

    "Đau đớn thay phận đàn bà
    Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

    Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người - của phụ nữ. Ông tố cáo xã hội phong kiến với những hủ tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu sống với hủ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

    Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. Chuyện "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

Điểm thưởng gần đây (1)

  • Huỳnh Đức Nhật: Login đăng nhập hàng ngày (+2đ) Cách đây 3 năm
AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON