Bạn bè (0)
Hoạt động gần đây (16)
-
Nguyễn Đức Ninh đã trả lời trong câu hỏi: Bậc cấu trúc nào của axitamin bền nhất? Cách đây 5 năm
- Bền nhất là cấu trúc bậc 2 do cấu trúc bậc một cuộn xoắn lại tạo sợi dẻo chắc và đàn hồi, chịu lực => tạo nên tế bào cơ và tế bào biểu bì
- Phổ biến nhất là cấu trúc bậc 3 tạo nên các hoocmon, enzim và khoáng thể...
-
Nguyễn Đức Ninh đã trả lời trong câu hỏi: Tính số aa biết L = 5100Å Cách đây 5 năm
N2=L3,4N2=L3,4=> N = L3,4.2=51003,4.2L3,4.2=51003,4.2 = 3000 (nu)
Số axit amin trong phân tử prôtêin:
aa = N6−2=30006−2N6−2=30006−2 = 498
-
Nguyễn Đức Ninh đã trả lời trong câu hỏi: Trình bày cấu tạo của phân tử protein Cách đây 5 năm
Cấu trúc prôtêin:
a. Cấu trúc hóa học prôtêin:
- Khôí lượng 1 phân tử của một aa bằng 110đvC
- Mỗi aa gồm 3 thành phần:
+ Nhóm cacbôxy - COOH
+ Nhóm amin- NH2
+ Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) => có 20 loại aa khác nhau.
- Công thức tổng quát của 1 aaHình 1: Cấu tạo của axit amin
- Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit (nhóm amin của aa này liên kết với nhóm cacbôxin của aa tiếp theo và giải phóng 1 phân tử nước) tạo thành chuỗi pôlipeptit. Mỗi phân tử prôtêin gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit.Hình 2: Liên kết peptit trong phân tử protein
b. Cấu trúc không gian:
Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:
Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.
Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có câu trúc xoắn hình lò xo.
Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.
Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành khối cầu.Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).
-
Nguyễn Đức Ninh đã trả lời trong câu hỏi: 1 ADN có: A1= 200 (Nu), T1= 400 (Nu) G2= 800 (Nu), X2= 600 (Nu) Cách đây 5 năm
a , A1=T2,T1=A2, G2=X1, X2=G1 =>A=T=A1+A2=A1+T2=200+400=600, G=X làm tương tựb , công thức là %A=%T=A/N .100%
-
Nguyễn Đức Ninh đã trả lời trong câu hỏi: Hỏi có bao nhiêu liên kêt peptit giữa các axit amim trong câu trúc bậc 1 của protein ? Cách đây 5 năm
số axit amin trong phân tử protein: N/6 -2 = 250 --> N = 1512 nu--> số liên kết peptit : N/6 -3 = 249 liên kết peptit
-
Nguyễn Đức Ninh đã trả lời trong câu hỏi: Đơn vị nào được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi pôlipeptit? Cách đây 5 năm
axitamin
-
Nguyễn Đức Ninh đã trả lời trong câu hỏi: Vì sao protein có tính đa dạng và đặc thù? Cách đây 5 năm
Prôtein có tính đặc thù là do mỗi loại prôtêin khác nhau thì thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin có đặc trưng riêng
Prôtêin có tính đa dạng là do phân tử prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 20 loại axit amin. Số lượng và thành phần và trình tự sắp xếp của hai mươi loại axit amin đã tạo ra tính đa dạng của prôtêin
-
Nguyễn Đức Ninh đã trả lời trong câu hỏi: Nêu quá trình tổng hợp axit amin? Cách đây 5 năm
- QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP PRÔTÊIN TRONG TẾ BÀO Như đã biết, ADN qui định cấu trúc của prôtêin thông qua mARN. Bởi vậy, quá trình sinh tổng hợp prôtêin bao gồm 2 giai đoạn chủ yếu: 1. Sao mã: Chính là quá trình sinh tổng hợp mARN theo cơ chế đã xét ở trên. Sau khi được tổng hợp, phân tử mARN ra khỏi nhân tới ribôxôm để tham gia vào giai đoạn giải mã. 2. Giải mã: Giai đoạn này gồm 2 bước chính: a. Hoạt hoá axit amin: Các axit amin tự do có trong bào chất được hoạt hoá nhờ gắn với hợp chất giàu năng lượng ađenôzintriphôtphat (ATP) dưới tác dụng của một số loại
- enzim. Sau đó, nhờ một loại enzim đặc hiệu khác, axit amin đã được hoạt hoá lại liên kết với tARN tương ứng để tạo nên phức hợp axit amin – tARN (aa – tARN). b. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: Đầu tiên, mARN tiếp xúc với ribôxôm ở vị trí mã mở đầu. Tiếp đó, tARN mang axit amin mở đầu tiên vào ribôxôm, đối mã của nó khớp với mã mở đầu của mARN theo nguyên tắc bổ sung. aa1 – tARN tới vị trí bên cạnh, đối mã của nó khớp với mã của axit amin thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung. Enzim xúc tác tạo thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và axit amin thứ nhất. Ribôxôm dịch chuyển đi một bộ ba trên mARN (sự chuyển vị) làm cho tARN mở đầu rời khỏi ribôxôm. Tiếp đó, aa2 – tARN tiến vào ribôxôm, đối mã của nó khớp với mã của axit amin thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung. Liên kết peptit giữa aa1 và aa2 được tạo thành. Sự chuyển vị lại xảy ra, và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc của
- mARN thì tARN cuối cùng rời khỏi ribôxôm, đồng thời chuỗi pôlipeptit được giải phóng. Trong các tế bào động vật, chuỗi pôlipeptit được kéo dài trung bình 7 axit amin/giây. Ở vi khuẩn, quá trình này diễn ra nhanh hơn 2 – 3 lần. Dưới tác dụng của enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu bị tách khỏi chuỗi pôlipeptit vừa được tổng hợp. Sau đó, chuỗi pôlipeptit tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn để tạo thành prôtêin hoàn chỉnh. Đời sống của mỗi phân tử mARN rất ngắn. Nó chỉ được sử dụng để tổng hợp xong vài chục chuỗi pôlipeptit cùng loại rồi tự huỷ. Các ribôxôm thì được sử dụng nhiều lần, qua nhiều thế hệ tế bào và chúng có thể tham gia tổng hợp bất cứ loại prôtêin nào. mARN có thể không gắn với từng ribôxôm riêng rẽ, ma` đồng thời với một nhóm ribôxôm (5 – 20 ribôxôm) được gọi là pôlixôm. Sau khi ribôxôm thứ nhất dịch chuyển được 50 – 100Å thì ribôxôm thứ 2 lại gắn vào mARN. Tiếp đó đến ribôxôm thứ 3, thứ 4... Khi đã dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì nhóm ribôxôm này đã tổng hợp liên tiếp được nhiều phân tử prôtêin cùng loại.
-
Nguyễn Đức Ninh đã trả lời trong câu hỏi: Nêu quá trình tổng hợp protein? Cách đây 5 năm
-
Nguyễn Đức Ninh đã trả lời trong câu hỏi: Vì sao protein có tính đa dạng và đặc thù? Cách đây 5 năm
- Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin
- Cấu trúc không gian