YOMEDIA

Hồng Hảo's Profile

Hồng  Hảo

Hồng Hảo

10/11/1990

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 18
Điểm 92
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (18)

  • Hồng Hảo đã trả lời trong câu hỏi: Tại sao kích thước tế bào nhân sơ nhỏ hơn tế bào nhân thực Cách đây 6 năm

    Tế bào nhân sơ chưa có bộ gen hoàn chỉnh nên kich thước nó nhỏ hơn ngoài ra tế bào nhân thực còn có ti thể lục lạp với số lượng nhiều hơn. Tế bào nhân thực có màng nhân nữa.

  • Hồng Hảo đã trả lời trong câu hỏi: Tính số tế bào con biết một tế bào ở mô phân chia 2 lần Cách đây 6 năm

    1 tế bào ->2 tế bào -> 4 tế bào

    mỗi tế bào phân chia 2 lần được 4 tế bào

  • Hồng Hảo đã trả lời trong câu hỏi: Vì sao cây có hoa là một thể thống nhất Cách đây 6 năm

    Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
    + Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
    + Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
    → Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây

  • Hồng Hảo đã trả lời trong câu hỏi: Nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận ở hoa Cách đây 6 năm

    Một bông hoa điển hình bao gồm bốn loại cấu trúc gắn vào đỉnh của một cuống ngắn. Mỗi loại cấu trúc này được sắp xếp thành vòng trên đế hoa. Bốn vòng chính tính từ gốc (móng) của hoa hay mấu thấp nhất và tính dần lên trên là:

    • Đài hoa: vòng ngoài cùng nhất, bao gồm các thành phần đơn vị gọi là lá đài; chúng thường có màu xanh và bao bọc phần còn lại của hoa khi ở trong nụ. Tuy nhiên, các lá đài này có thể không có hoặc dễ thấy và sặc sỡ nổi bật như các cánh hoa ở một số loài.
    • Tràng hoa : vòng kế tiếp tính về phía đỉnh, bao gồm các thành phần đơn vị gọi là cánh hoa , chúng thường mỏng, mềm và có màu sắc sặc sỡ để thu hút động vật giúp chúng thụ phấn.
    • Bộ nhị : vòng kế tiếp (đôi khi sắp xếp thành vài vòng), bao gồm các thành phần đơn vị gọi là nhị hoa. Nhị hoa bao gồm 2 phần: một cuống nhỏ gọi là chỉ nhị , trên đầu của chỉ nhị là bao phấn , trong đó sinh ra phấn hoa nhờ phân bào giảm nhiễm để cuối cùng phát tán đi.
    • Bộ nhụy: vòng trong cùng nhất của hoa, bao gồm một hay vài đơn vị thành phần gọi là lá noãn. Lá noãn hay các lá noãn hợp lại thành một cấu trúc rỗng, gọi là bầu nhụy, bên trong nó sinh sản ra các noãn. Noãn là các túi đại bào tử và tới lượt chúng, chúng sinh ra các đại bào tử nhờ phân bào giảm nhiễm để phát triển thành các thể giao tử cái. Chúng tạo ra các tế bào trứng. Bộ nhụy của hoa cũng được miêu tả bằng cách sử dụng một thuật ngữ thay thế là cấu trúc mà người ta nhìn thấy ở vòng trong cùng nhất (bao gồm một bầu nhụy, vòi nhụy và đầu nhụy), gọi là nhụy hoa. Một nhụy có thể bao gồm một lá noãn hay vài lá noãn hợp lại cùng nhau. Phần đỉnh dính của nhụy gọi là đầu nhụy, nơi tiếp nhận phấn hoa. Một cuống hỗ trợ nâng đỡ gọi là vòi nhụy, trở thành con đường cho các ống phấn phát triển từ các hạt phấn hoa bám vào đầu nhụy.
    • bộ phận quan trọng nhất là nhị và nhụy vì nó là bộ phận sinh sản của hoa 
  • Hồng Hảo đã trả lời trong câu hỏi: Nêu cấu tạo cơ quan và chức năng của cây có hoa Cách đây 6 năm

    1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt : Gồm vỏ quả và hạt 

    2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Trao đổi khí và môi trường bên ngoài và thoát hơi nước : Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí đóng mở được.

    3. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả : Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái

    4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây : Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây.

     

    5. Nảy mầm thành cây con duy trì và phát triển nòi giống : Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. 

    6. Hấp thu nước và các muối khoáng cho cây : Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lòng hút. 

     

  • Hồng Hảo đã trả lời trong câu hỏi: Tại sao mặt dưới lá cây có nhiều khí khổng? Cách đây 6 năm

    Khí khổng tập trung ở mặt dưới lá để tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào và đặc biệt là tránh các tia hồng ngoại cũng như các tia tử ngoại. Nhiệm vụ của khí khổng là đóng mở để tiếp nhận CO2 từ môi trường bên ngoài, sự đóng mở của nó là một quá trình sinh học tuân theo quy luật nhất định và do chính hoạt động và nhu cầu của cây điều tiết. Các tia hồng ngoại chiếu trực tiếp vào tế bào ở hai bên khí khổng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cũng như chu kỳ đóng mở của nó, điều đó là không có lợi cho cây. Chính vì thế khí khổng được bố trí mặt dưới lá để tránh những bất lợi mà ta đã nói đến. 

    Nếu mặt trên có nhiều khí khổng thì nó sẽ thoát hơi nước nhanh hơn rất nhiều so với mặt dưới. Khi đó lá sẽ nhanh khô và chết héo.

  • Hồng Hảo đã trả lời trong câu hỏi: Tại sao thoát hơi nước ở lá được gọi là ''tai họa tất yếu'' của cây xanh? Cách đây 6 năm

    "Tai họa "ở đây là muốn nói, trong suốt quá trình  sinh trưởng và phát triển thực vật phải mất đi 1 lượng nước quá lướn và như vậy nó phải hấp thu 1 lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là 1 điều kiện không dễ gì thay đổi trong điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi.

    "Tất yếu"

    -Thực vật cần phải thoát 1 lượng lớn nước vì thoát nước mới lấy được nước

    -Sự thoát nước ở lá tạo ra 1 sức hút nước, 1 sự chênh lệch về nước theo chiều thế giảm dần từ rễ đến lá và nước có thể chuyển từ rễ lên lá 1 cách rõ ràng. Thông qua đó cây sẽ hút được ion khoáng dinh dưỡng cho cây 

    -Khi thoát 1 lượng lớn như vậy ,nhiệt độ của bề mặt lá đc điều hòa, chỉ cao hơn nhiệt độ trong bóng râm 1 chút. ngay cả khi ở sa mạc cũng chỉ cao hơn 6-7 độ trong bóng râm

    -Khi thoát hơi nước thì khí khổng mở  và đồng thời với hơi nước thoát ra, dòng CO2 sẽ đi từ không khí vào lá, đảm bảo cho quá trình quang hợp đc thực hiện 1 cách bình thường.

    =>Như vậy lượng nước mà cây thoát ra quá lớn đòi hỏi cây phải hút nhiều nước(tai họa) nhưng quá trình thoát nước giúp cây thực hiện quá trình lấy dinh dưỡng, lấy CO2 và giảm nhiệt độ. Qua đó cây sinh trưởng và phát triển bình thường và hoàn thành chu trình sống của mình. 

  • Hồng Hảo đã trả lời trong câu hỏi: Tại sao thoát hơi nước ở lá được gọi là ''tai họa tất yếu'' của cây xanh? Cách đây 6 năm

    "Tai họa "ở đây là muốn nói, trong suốt quá trình  sinh trưởng và phát triển thực vật phải mất đi 1 lượng nước quá lướn và như vậy nó phải hấp thu 1 lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là 1 điều kiện không dễ gì thay đổi trong điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi.

    "Tất yếu"

    -Thực vật cần phải thoát 1 lượng lớn nước vì thoát nước mới lấy được nước

    -Sự thoát nước ở lá tạo ra 1 sức hút nước, 1 sự chênh lệch về nước theo chiều thế giảm dần từ rễ đến lá và nước có thể chuyển từ rễ lên lá 1 cách rõ ràng. Thông qua đó cây sẽ hút được ion khoáng dinh dưỡng cho cây 

    -Khi thoát 1 lượng lớn như vậy ,nhiệt độ của bề mặt lá đc điều hòa, chỉ cao hơn nhiệt độ trong bóng râm 1 chút. ngay cả khi ở sa mạc cũng chỉ cao hơn 6-7 độ trong bóng râm

    -Khi thoát hơi nước thì khí khổng mở  và đồng thời với hơi nước thoát ra, dòng CO2 sẽ đi từ không khí vào lá, đảm bảo cho quá trình quang hợp đc thực hiện 1 cách bình thường.

    =>Như vậy lượng nước mà cây thoát ra quá lớn đòi hỏi cây phải hút nhiều nước(tai họa) nhưng quá trình thoát nước giúp cây thực hiện quá trình lấy dinh dưỡng, lấy CO2 và giảm nhiệt độ. Qua đó cây sinh trưởng và phát triển bình thường và hoàn thành chu trình sống của mình. 

     

  • Hồng Hảo đã trả lời trong câu hỏi: Tác nhân nào điều tiết độ mở của khí khổng? Cách đây 6 năm

    Tác nhân chủ yếu là: hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng 
    - khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày căng theo thành mỏng và khí khổng mở 
    - khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại

  • Người ta không sử dụng nồi đồng nồi đất mà sử dụng nồi nhôm vì nồi đồng có giá thành cao, dễ bị ăn mòn, nặng, nồi đất dẫn nhiệt kém, nặng, dễ vỡ còn nồi nhôm thì có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn: dẫn nhiệt tốt, nhẹ, bền, dễ vệ sinh

    còn nồi đồng và đất thfi khó vệ sinh, nặng hơn nồi nhôm 

Không có Điểm thưởng gần đây

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON