YOMEDIA

Chu Phương Luyến's Profile

Chu Phương Luyến

Chu Phương Luyến

26/10/1996

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 7
Điểm 36
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (8)

  • Chu Phương Luyến đã trả lời trong câu hỏi: Ad giúp mình bài này với Cách đây 5 năm
  • Chu Phương Luyến đã trả lời trong câu hỏi: Phân tích giá trị biểu cảm Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam... Cách đây 5 năm

    Từ "Ôi" - Một từ cảm thán được thốt lên, thể hiện sự ngưỡng mộ, và cảm giác bị choáng ngợp trước một thứ linh thiêng - mang dáng dấp của đại diện cho cả dân tộc. Đó là hàng tre "xanh xanh" - ngày đêm miệt mài, dù có bão, có mưa vẫn đứng thẳng lưng, hiên ngang soi bóng canh giữ giấc ngủ ngàn thu cho Bác. 

    Muốn tìm hiểu thêm các bài Soạn văn 9 khác, bạn tham khảo tại đây nha!

  • Chu Phương Luyến đã trả lời trong câu hỏi: Nêu nghĩa của từ ăn ở, ăn nói, ăn diện, ăn mặc Cách đây 5 năm

    1. Ăn ở

    - Nghĩa đen: Chỉ cuộc sống sinh hoạt của con người

    Đặt câu: Cậu ấy ăn ở rất sạch sẽ.

    - Nghĩa bóng: Chỉ thái độ sống, lối sống của 1 người. 

    Đặt câu: Nó ăn ở tệ bạc với gia đình lắm. 

    2. Ăn nói

    - Nghĩa: Chỉ cách nói của 1 người và thói quen sử dụng từ khi giao tiếp của người đó

    Đặt câu: Con bé đấy ăn nói khéo lắm.

    3. Ăn diện

    - Nghĩa: Ăn mặc đẹp, lỗng lẫy

    Đặt câu: Hôm nay mình phải ăn diện thật đẹp để đi đám cưới bạn thân mới được!

    4. Ăn mặc

    - Nghĩa: Chỉ phong cách ăn mặc, cách kết hợp quần áo, giày dép của một người.

    Đặt câu: Chị ấy ăn mặc rất kì quái. 

    Nguồn: Tại đây. 

  • Chu Phương Luyến đã trả lời trong câu hỏi: Viết dàn ý phân tích tính chất nhân đạo trong tập thơ Nhật kí trong tù Cách đây 5 năm

    I. Mở bài

    - Nhắc đến tập thơ, sau đó nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

    - Dẫn đề: Có thể nói, tập thơ Nhật kí trong tù của Bác mang tính chất nhân đạo sâu sắc. Qua đó, ta còn có thể thấy tinh thần yêu nước, nghị lực phi thường và sự lạc quan tin tưởng vào Cách mạng của vị Lãnh tụ kính yêu của đất nước.

    II. Thân bài

    Nêu mục đích của tác phẩm: Nhật kí trong tù là tập thơ được Bác Hồ viết nhằm phản ánh cái hiện thực tàn khốc của xã hội, tái hiện cuộc sống bất công cùng cực thông quan các tuyến nhân vật được miêu tả tinh tế. 

    - Phân tích các nhân vật được Bác Hồ nhắc tới trong tác phẩm. Qua mỗi nhân vật, rút ra nhận xét điều mà Bác muốn nhắn gửi.

    - Sự nhạy cảm, đồng cảm của Bác đối với mỗi nhân vật, dù hoàn cảnh của mình cũng cơ cực không kém:

     + Bác thấu hiểu nỗi khổ của em bé khi phải lao ngục tù túng

     + Bác xót thường cùng nỗi đau của đôi vợ chồng bị ngăn cách nhau bởi song sắt của nhà tù

     + Bác cảm thương với người thiếu phụ vì nỗi nhớ chồng ở nơi xa

     + Bác đau lòng trước sự ra đi của một người tù

     + Thương cảm sự vất vả của người phu đường

     + Và cảm xúc đối với người bạn tù trốn ngục

    => Tất cảthể hiện sự nhân đạo sâu sắc 

    -  Nhận xét: Sự nhân đạo của tác phẩm được thể hiện qua các cung bậc cảm xúc của Bác Hồ trước những mảnh đời bất hạnh Bác chứng kiến. Dù chính mình cũng đang phải chịu cuộc sống cơ cực, chằng khác gì những người đó. Nhưng Bác, với lòng nhân đạo của mình vẫn thương, vẫn xót, đồng cảm với từng mảnh đời. 

    III. Kết bài

    - Tóm gọn lại tác phẩm: Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm và đặc biệt là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 

    Nguồn tham khảo: https://cunghocvui.com/danh-muc/ngu-van-lop-9

  • Chu Phương Luyến đã trả lời trong câu hỏi: Cách phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học và tự sự Cách đây 5 năm

    Với những dạng này thì mình thường viết theo cấu trúc này. Bạn tham khảo nha!

    1. Mở bài

    • Giới thiệu nhân vật mà bạn sẽ cảm nhận: Trích 1 tí info theo như trong tác phẩm. Sau đó giới thiệu nhân vật này trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?

    • Nêu cảm nhận chung của mình về nhân vật, sau đó nói đến điều khiến bạn ấn tượng nhất về nhân vật đó.

    • Ví dụ đề bài: Cảm nhận về nhân vật Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - Ngữ văn 9  mình sẽ làm như sau:

    Chắc hẳn nhân vật Thúy Kiều là nhân vật không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. Kiều được  tác giải Nguyễn Du khắc họa lại cả một cuộc đời qua tác phẩm Truyện Kiều - 1 tác phẩm đã trở thành quyển sách gối đầu giường của không biết bao thế hệ. Ai cũng thương xót cho số phận đáng thương, phải trải qua nhiều đau khổ của nàng.Và cuộc đời của nàng có lẽ yên bình nhất là lúc được ở lầu Ngưng Bích. Sau đây tôi sẽ cùng các bạn phân tích những cảm nhận của nàng trong khoảng thời gian yên bình tạm thời này.   

    2. Thân bài

    • Đầu tiên mình sẽ giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của Tác phẩm. Phần này theo mình thì khá quan trọng, vì mình sẽ dựa vào đây để triển khai phân tích ý nghĩa hình tượng của nhân vật.

    • Tóm tắt tác phẩm: Phần này mình chỉ tóm tắt ngắn gọn thôi. Mình sẽ tập trung nhiều vào những chi tiết và hình ảnh đắt giá của Tác phẩm có liên quan đến nhân vật.

    • Phân tích các khía cạnh của nhân vật được miêu tả trong tác phẩm: Infor, ngoại hình, tính cách, cử chỉ hành động,...Nhưng nhận xét của các nhân vật khác trong tác phẩm về nhân vật đang phân tích.

    • Sau đó tóm gọn lại những điều đặc sắc về nhân vật

    • Nghệ thuật tác giả sử dụng để làm nổi bật nhân vật trong tác phẩm

    • Mở rộng, liên hệ bản thên(nếu có thể).

    ​3. Kết bài

    • Tóm gọn lại những yếu tố nổi bật tạo nên nhân vật, nghệ thuật được sử dụng.

  • Chu Phương Luyến đã trả lời trong câu hỏi: Nghị luận xã hội:hiện tượng hở nhiều để câu like Cách đây 5 năm

    bốc đồng và sốc nổi. Nhiều lúc tui còn k hiểu họ làm thế để làm gì

  • Chu Phương Luyến đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về tác phẩm Mẹ tôi Cách đây 5 năm

Không có Điểm thưởng gần đây

AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF