YOMEDIA
NONE

Viết dàn ý phân tích tính chất nhân đạo trong tập thơ Nhật kí trong tù

Câu 2: Viết dàn ý phân tích tính chất nhân đạo trong tập thơ Nhật Kí Trong Tù của chủ tịch Hồ Chí Minh

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Mở bài:

    Nhà văn là những người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, chính vì tư tưởng giá trị nhân văn tạo nên những giá trị đích thực trong cuộc sống tinh thần và giá trị trong toàn bộ tác phẩm. Văn học có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh hiện thực cũng như phê phán sâu sắc những giá trị, tư tưởng nhân văn xuất hiện trong tác phẩm, vì vậy, nhật ký trong tù là một trong những tác phẩm như thế.

    Thân bài:

    + Nhật Ký trong Tù là tác phẩm hay xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh, thông qua tác phẩm bác muốn phản ánh hiện thực xã hội sâu sắc thông qua những nhân vật, cách miêu tả tinh tế, đặc biệt mang những ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống và phản ánh tình hình xã hội lúc bấy giờ.

    + Thông qua mỗi nhân vật và cách miêu tả chi tiết, chân thực, bác muốn phản ánh hiện thực của xã hội thông qua những số phận, những người ở trong tù, họ phải chịu cảnh tù tội, áp bức, bóc lột…

    nhat ky
    nhat ky
    + Bác chứng kiến cảnh tù tội, cuộc sống của họ rơi vào biết bao khó khăn, cực khổ, gian nan, vất vả trong cuộc sống, chính vì những lý do đó mà bác Hồ muốn thể hiện quan điểm đạo đức và nhân văn của mình trong xã hội, thể hiện qua văn chương.


    + Cuộc sống của những người tử tù vất vả, họ phải xa gia đình, chịu sự áp bức bóc lột của con người, biết bao nhiêu khó khăn, gian nan họ vẫn phải vượt qua, vượt được những giông bão của cuộc sống, vẫn ung dung tự tại vượt qua được những áp bức, đàn áp của kẻ thống trị.

    + Bác chứng kiến những người phải xa vợ con, họ phải chịu cuộc sống vất vả, nhìn cảnh vợ ở ngoài song sắt, chồng ở trong thanh sắt, cuộc sống vất vả, gian nan, biết bao nhiêu nguy hiểm, những khó khăn đó vất vả, những người chiến sĩ của chúng ta không hề bị lung lay ý chí.

    + Dù vượt qua biết bao khó khăn nhưng tinh thần đó vẫn không hề thay đổi, bác vượt qua rất nhiều những gian nan, vất vả, những khó khăn trong cuộc sống, chính vì thế để vượt qua được những khó khăn của cảnh tù tội, những người lính cách mạng cần phải giữ được tinh thần lạc quan của mình trước cuộc sống.

    + Trong tác phẩm, tấm lòng nhân đạo thể hiện ở sự đồng cảm trước số phận, cuộc đời của những người lính cách mạng, họ phải chịu những nỗi vất vả và chịu đựng những cảnh tù đầy, hành hạ cả về thể xác và tinh thần.

    Kết Luận:

    + Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, giá trị của cuộc sống, giá trị nhân văn đặc biệt thể hiện sâu sắc qua đoạn trích.

      bởi Trần Yến Nhi 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • I. Mở bài

    - Nhắc đến tập thơ, sau đó nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

    - Dẫn đề: Có thể nói, tập thơ Nhật kí trong tù của Bác mang tính chất nhân đạo sâu sắc. Qua đó, ta còn có thể thấy tinh thần yêu nước, nghị lực phi thường và sự lạc quan tin tưởng vào Cách mạng của vị Lãnh tụ kính yêu của đất nước.

    II. Thân bài

    Nêu mục đích của tác phẩm: Nhật kí trong tù là tập thơ được Bác Hồ viết nhằm phản ánh cái hiện thực tàn khốc của xã hội, tái hiện cuộc sống bất công cùng cực thông quan các tuyến nhân vật được miêu tả tinh tế. 

    - Phân tích các nhân vật được Bác Hồ nhắc tới trong tác phẩm. Qua mỗi nhân vật, rút ra nhận xét điều mà Bác muốn nhắn gửi.

    - Sự nhạy cảm, đồng cảm của Bác đối với mỗi nhân vật, dù hoàn cảnh của mình cũng cơ cực không kém:

     + Bác thấu hiểu nỗi khổ của em bé khi phải lao ngục tù túng

     + Bác xót thường cùng nỗi đau của đôi vợ chồng bị ngăn cách nhau bởi song sắt của nhà tù

     + Bác cảm thương với người thiếu phụ vì nỗi nhớ chồng ở nơi xa

     + Bác đau lòng trước sự ra đi của một người tù

     + Thương cảm sự vất vả của người phu đường

     + Và cảm xúc đối với người bạn tù trốn ngục

    => Tất cảthể hiện sự nhân đạo sâu sắc 

    -  Nhận xét: Sự nhân đạo của tác phẩm được thể hiện qua các cung bậc cảm xúc của Bác Hồ trước những mảnh đời bất hạnh Bác chứng kiến. Dù chính mình cũng đang phải chịu cuộc sống cơ cực, chằng khác gì những người đó. Nhưng Bác, với lòng nhân đạo của mình vẫn thương, vẫn xót, đồng cảm với từng mảnh đời. 

    III. Kết bài

    - Tóm gọn lại tác phẩm: Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm và đặc biệt là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 

    Nguồn tham khảo: https://cunghocvui.com/danh-muc/ngu-van-lop-9

      bởi Chu Phương Luyến 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON