YOMEDIA

Nhã Doanh's Profile

Nhã Doanh

Nhã Doanh

11/01/2004

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 5
Điểm 25
Kết bạn

Bạn bè (3)

Hoạt động gần đây (8)

  • Nhã Doanh đã kết bạn Trần Anh Cách đây 7 năm
  • Nhã Doanh đã kết bạn Nguyễn Phương Khanh Cách đây 7 năm
  • Nhã Doanh đã trả lời trong câu hỏi: Kể chuyện đời thường !!! Cách đây 7 năm

    Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết."

    Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

    Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la cửa người mẹ dành cho những đứa con.

    Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người. Và tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.

    Không chỉ vậy, mẹ còn là người rất độ lượng, bao dung yêu thương con hết lòng. Nhớ ngày xưa, có lần tôi làm bài kiểm tra bị điểm thấp, nên đã giấu mẹ. Nhưng cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, mẹ đã phát hiện và la tôi. Lời trách mắng chan hòa cùng những giọt nước mắt chảy dài trên đôi gò má hao gầy của mẹ khiến tôi thấy chạnh lòng, mẹ quay lưng bỏ ra ngoài và tôi thấy đôi vai run lên từng hồi. Khi chỉ còn một mình trong phòng, tôi trách mình vì sao làm mẹ buồn để rồi mẹ phải khóc, nếu như tôi nói thật với mẹ thì có lẽ mẹ sẽ không buồn đến thế vì tôi biết rằng mẹ khóc vì tôi không thành thật nói ra sự thật chứ không phải vì tôi bị điểm thấp. Tôi thấy ân hận lắm, lúc đó tôi chỉ muốn chạy qua phòng mẹ hét lên ràng: “Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ!” nhưng tôi đã không đủ can đảm vì tôi sợ mẹ còn giận. Và điều kì diệu đã xảy ra, qua ngày hôm sau mẹ vẫn quan tâm, yêu thương tôi như mọi ngày. Tôi tự hỏi lòng rằng: “Phải chăng mẹ đã tha lỗi cho mình?”. Đúng vậy, mẹ đã thật sự tha lỗi cho tôi vì mẹ nghĩ rằng tôi còn nhỏ như đứa trẻ mới lên ba, rất cần sự yêu thương và lời dạy dỗ sâu sắc từ mẹ. Bây giờ tôi mới thấm thìa được tình mầu tử thiêng liêng đậm đà dưòng nào, không gì có thể chia cắt được, như lời ca khúc “...tình mẹ bao la như biển Thái Bình...” Tôi đã hứa với bản thân sẽ không bao giờ làm mẹ phải khóc, sẽ yêu thương mẹ nhiều hơn để không hối tiếc vì đã làm mẹ buồn, tôi sẽ ghi nhớ mãi lời thơ này như lời dạy bảo:

    “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”

    Vâng, mẹ sẽ mãi là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, cho dù mọi thứ xung quanh tôi có thay đổi thì tình thương mà tôi dành cho mẹ vẫn vẹn toàn, không phai nhòa. Và tôi muốn nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ vì mẹ đã sinh ra con, nuôi con khôn lớn thành người. Con yêu mẹ nhiều lắm!”

     

  • Nhã Doanh đã trả lời trong câu hỏi: Văn bản Lão Hạc. Cách đây 7 năm

    Dưới đây mình xin liệt kê những nguyên nhân dẫn đến cái chết của Lão Hạc. Mời bạn them dõi!

    • Lão Hạc chết vì muốn giữ mình vẫn là 1 người nông dân lương thiện.
    • Chết để bảo toàn mảnh vườn cho đứa con trai mà ông luôn tin rằng nó sẽ trở về.
    • Chết để ko làm phiền đến hàng xóm láng giềng
    • Chết vì sợ ông sống sẽ phí phạm đến số tiền mà mình đã dành dụm cực khổ bao năm nay.
    • Chết vì để thoát khỏi cái xã hội phong kiến bức bách và đầy rẫy những thứ xấu xa.
    • Chết vì ân hận khi đã bán cho Vàng (chỉ là bổ sung thôi ^^)

    ⇒ Tâm sự của Nam Cao: Nhân cách cao quý của người nông dân Việt Nam chất phác, họ chết nhưng vẫn giữ được cái gọi là tự trọng, lòng thương con và sự lương thiện.

  • Nhã Doanh đã trả lời trong câu hỏi: Chữ người tử tù của Cách đây 7 năm

    I. Mở bài.
     
    - Có thể nói chủ đề của truyện ngắn Chữ người tử tù và vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao đã dược bộc lộ sáng ngời trong cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Đây không đơn thuần là cảnh cho chữ, mà “đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ”.
     
    - Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ để chứng minh.
     
    II. Thân bài
     
    A. SỰ CHIẾN THẮNG CỦA ÁNH SÁNG ĐỐI VỚI BÓNG TỐI
     
    1. Chính Nguyễn Tuân đã viết trong truyện, cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa này chưa từng có. Vì sao vậy? Bình thường sẽ không có cảnh cho chữ đẹp đẽ và trang nghiêm trong chốn tù ngục tăm tối và nhơ bẩn này. Nhưng ở đây lại có, vì ở đây có sự chiến thắng của thiện lương con người. Nhà văn. với nghệ thuật đặc tả tài tình, với thủ pháp đối lập sắc sảo, đã dựng lên những cảnh tượng đối lập để nổi bật ý nghĩa sâu xa và thâm thúy của sự chiến thắng đó.
     
    2. Cảnh cho chữ diễn ra vào lúc đêm khuya trong nhà ngục. Nhà ngục vốn đã tối tăm lại vào lúc đêm khuya khoắt, càng dày đặc bóng tối. Nhưng trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cai dầu người dang chăm chú trôn một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ (.../. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phong giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân đã miêu tả đến hai lần cái ánh sáng đỏ rực, cái lửa đóm cháy rừng rực đã xua tan và đẩy lùi cái bóng tối dày đặc trong phòng giam. Nhấn mạnh đến cái ánh sáng của bó đuốc tấm dầu ấy là dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
     
    3. Ở đây, không chỉ là sự đối lập của ánh sáng và bóng tối theo ý nghĩa sâu sắc màu vật lí, mà sâu xa hơn và khái quát hơn, đây là sự đối lập mang ý nghĩa nhân sinh cua con người: ánh sáng cua lương tri, thiên lương và bóng tối của tàn bạo, độc ác. Ánh sáng của thiên lương đã xua tan và đẩy lùi bóng tối tàn bạo chính tại nơi ngục này. Ánh sáng ấy đã khai tâm, đã cam hóa con người lầm đường trở về cuộc sống lương thiện.
     
    B. SỰ CHIẾN THẮNG CỦA CÁI ĐẸP, CÁI CAO THƯỢNG ĐỐI VỚI SỰ PHÀM TỤC, SỰ NHƠ BẨN
     
    1. Cái phàm tục, sự nhơ bẩn ở đây được biểu thị rất rõ trong cảnh một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Còn cái đẹp, cái cao thượng lại được nói đến sâu sắc trong hai chi tiết mang ý nghĩa tượng trưng: màu trắng tinh của phiến lụa ông và mùi thơm từ chậu mực bốc lên - đều dường như không thể có trong chốn tù ngục. Màu trắng của phiến lụa tượng trưng cho sự tinh khiết, còn mùi thơm của thoi mực là hương thơm của tình người, tình đời.
     
    2. Sự đối lập nói trên đã nêu bật sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn. Tâm hồn Huấn Cao khoáng đạt đến chừng nào khi ông nói về mùi thơm của mực: “Thoi mực, thấy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?”... Thế là không có nhà ngục nào tồn tại nữa, chẳng còn bóng tối, cũng chẳng còn mạng nhện, phân chuột, phân gián nữa. Chỉ còn lại mùi thơm tho của mực, màu tinh khiết của lụa - nó là sự thơm tho và tinh khiết của thiên lương con người.
     
    C. SỰ CHIẾN THẮNG CỦA TINH THẦN BẤT KHUẤT TRƯỚC THÁI ĐỘ CAM CHỊU NÔ LỆ
     
    1. Đây là sự phối hợp giữa con người trong cảnh cho chữ và ở đây, ta thấy có sự thay bậc đổi ngôi. Người tù lại như người làm chủ (đường hoàng, hiên ngang, ung dung, thanh thản), còn bọn quản lí nhà ngục lại khúm núm, sợ hãi và xúc động trước những lời khuyên dạy của tù nhân (viên quan ngục khúm núm cất những đồng tiền kèm đánh dấu ô chữ, thầy thơ lại run run bưng chậu mực).
     
    2. Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ đã được khắc họa đậm nét trong cảnh cho chữ và những người trong cảnh ấy. Không còn là cảnh cho chữ bình thường mà là một cảnh thọ giáo thiêng liêng giữa người cho chữ và người nhận chữ. Lời khuyên dạy đĩnh đạc của Huấn Cao có khác gì một chúc thư về lẽ sống trước khi ông đi vào cõi bất tư. Lời khuvên đầy tình người ấy có sức mạnh cảm hóa một tâm hồn bấy lâu vẫn cam chịu nô lệ, một con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiện. Câu nói nghẹn ngào trong nước mắt của viên quan ngục đã nêu bật sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, của thiên lương con người: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

    III. Kết luận
     
    - Tóm tắt lại nhưng sự chiến thắng trong cảnh cho chữ đã phân tích trên.
     
    - Ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo sâu sắc của sự chiến thắng đó.

  • Nhã Doanh đã kết bạn Lưu Bảo Trân Cách đây 7 năm
  • Nhã Doanh đã trả lời trong câu hỏi: Tính Biểu thức Cách đây 7 năm

    S= 7+10+13+...+97+100

    S= (7+100) x 32 : 2

    S= 1712

    Hồi nãy làm bị nhầm câu c

     

  • Nhã Doanh đã trả lời trong câu hỏi: Tính Biểu thức Cách đây 7 năm

    a/ Khoảng cách giữa 2 số hạng liên tiếp là: 10 - 7 =3

    Tổng trên có số số hạng là: ( 100 - 7) : 3 + 1 = 32 ( số hạng)

    b/ Số hạng thứ 32 là: 7 x ( 3 x 31) = 100

    suy ra số hạng thứ 22 là: 7 x ( 3 x 21) = 70

    c/ S = 7+10+13+...+97+100

       S= 32 x (97+100) : 2 

       S = 3152

     

Không có Điểm thưởng gần đây

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON