YOMEDIA

Nguyễn Như's Profile

Nguyễn Như

Nguyễn Như

01/01/1990

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 12
Điểm 63
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (12)

  • Nguyễn Như đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn nêu hậu quả của thói vô kỉ luật Cách đây 3 năm

    Để phát triển bản thân và thành công trong học tập, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính cần có đó là tính kỉ luật. Ít người sinh ra đã can đảm; rất nhiều trở thành như vậy qua rèn luyện và kỷ luật. Chính nhờ biết kỉ luật, con người mới trở nên mạnh mẽ và thành công trong cuộc sống này.

    Kỉ luật là những nguyên tắc, quy định của bản thân và xã hội nhằm đảm bảo cho bản thân phát triển, xã hội ổn đinh

    Tính kỉ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc nhằm hướng đến đạt được mục tiêu đã đề ra trong công việc và thành công trong cuộc sống. Nhờ có tính kỉ luật con người mới tập trung được năng lực, vượt qua khó khăn trở ngại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt đến thành công.

    Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định của tập thể, của tổ chức mọi lúc, mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn được thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể.

    Hiện trang tính kỉ luật của học sinh hiện nay:

    Một hiện trạng dễ thấy đó là học sinh ngày nay thiếu hẳn tính kỉ luật. Nó không những còn một vài hiện tượng le tẻ mà đã lan rộng khắp trong hầu hết các học sinh. Rất nhiều học sinh không có ý chí trong học tập do buông bỏ kỉ luật đối với bản thân. Học sinh lơ là trong học tập, ham chơi hơn ham học. Nhiều học sinh nghiện ngập game, facebook và chạy theo các thú vui giả trí tầm thường, nguy hại.

    Học sinh ngày nay không chăm lo tu dưỡng tính kỉ luật. Không những thế, họ còn xem thường kỉ luật của nhà trường và xã hội. Nhiều học sinh không trực nhật khi đến phiên mình. Họ tham gia hoạt động của trường, lớp một cách bắt buộc. Khi tham gia giao thông, họ đội nón bảo hiểm một cách miễn cưỡng… Trong gia đình họ thường cãi lời người lớn. Ngoài xã hội, họ tỏ ra bướng bỉnh, ngang tàng, bất chấp pháp luật.

    Thiếu tính kỉ luật, học sinh lười biếng trong học tập. Nhân cách, đạo đức cũng suy thoái nghiêm trọng. Từ đó, số học sinh có kết quả học tập yếu kém ngày càng nhiều. Bạo lực học đường ngày càng phổ biến. Tỉ lệ tội phạm trong độ tuổi học sinh tăng đến mức báo động.

    Để bản thân tiến bộ và thành công trong công việc, mỗi người phải có tính kỉ luật. Một điều chắc chắn rằng, nếu không có tính kỉ luật, không có nhiệm vụ nào được hoàn thành, không có kết quả nào được tạo ra, bản thân sẽ lười biếng, xã hội sẽ rối loạn.

    Có nhiều nguyên nhân khiến cho học sinh thiếu tính kỉ luật. Trước hết do bản thân học sinh. Khi ở trong điều kiện đời sống vật chất học sinh tỏ ra lười biếng hơn và ỷ lại vào gia đình. Các phương tiện thông tin giải trí thu hút sự quan tâm của học sinh. Sự tiêu nhiễm các văn hóa phẩm đọc hại đối với học sinh khiến học sinh buông bỏ các giá trị đạo đức tốt đẹp. Nhà trường, gia đình, xã hội chưa thật sự nghiêm khắc trong nhiệm vụ rèn luyện tính kỉ luật của học sinh.

    Có tính kỉ luật, học sinh sẽ kiên trì trong học tập. Học sinh không ngại khó ngại khổ hay chán nản trong nhiệm vụ học tập đầy gian nan. Có tính kiên trì, học sinh sẽ bám sát các nhiệm vụ học tập, luôn hoàn thành tốt các bài học, bài tập và nghĩa vụ của mình trong học tập. Nhờ đó, thành tích học tập sẽ cao hơn, năng lực phát triển hơn. Tính kỉ luật tạo ra niềm tin tưởng vào bản thân, sống có ước mơ, hoài bão và lý tưởng cao đẹp.

    Tính kiên trì giúp cho cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội của học sinh có nề nếp và kỉ cương hơn.

    Muốn tiến bộ trong học tập, trở thành người hữu ích cho xã hội mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính kỉ luật.

    Trước hết là trong nhiệm vụ học tập, học sinh phải kiên trì học tập tốt. Tuân thủ nội qui, quy định trường lớp và thực hiện nghiêm túc quyền hạn và nghĩa vụ của mình đối với tập thể.

    Trong gia đình, thực hành lối sống và những nguyên tắc của gia đình. Tham gia làm việc nhà, phu giúp người thân. Biết kính trọng và nghe lời người lớn tuổi. Không lơ là hay cẩu thả trong lối sống và hành vi ứng xử.

    Ngoài xã hội, biết chấp các quy định và chuẩn mực xã hội và pháp luật. Không phá hoại tài sản công cộng, giữ gìn trật tự chung. Không hút thuốc nơi công cộng. Cũng không được dẫm cỏ, hái hoa trong công viên…

    Kỉ luật là một đức tính cần thiết có ở mọi học sinh. Có tính kỉ luật bản thân mới kiên trì, tự tin trong công việc. Không có tính kỉ luật nhất định học sinh sẽ thất bại trong học tập và trong cuộc sống.

    “Kỉ luật là chiếc cầu nối giữa công việc và thành tựu” (Jim Rohn). Thành công của mỗi con người do chính họ quyết định. Tính kỉ luật chính là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có trên con đường tìm kiếm thành công trong cuộc sống này.

     

  • Nguyễn Như đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn nói lên cảm xúc khi tham gia công tác đội Cách đây 3 năm

    Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng mạnh mẽ - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (gọi tắt là CN 4.0), theo đó, việc đòi hỏi vươn lên không ngừng của nhân loại là tất yếu, khách quan.

    Đặc biệt là thế hệ trẻ, nhất là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường lại càng phải vươn lên mạnh mẽ hơn nữa để đáp ứng kịp với xu thế của thời đại văn minh, hiện đại. Xã hội luôn cần những con người có trí thức nhưng không phải là những con người chỉ biết làm việc một cách máy móc mà còn phải biết những kỹ năng mềm để ứng xử trong cuộc sống - đó là những con người được giáo dục toàn diện về đức - trí - thể - mĩ.

    Để đào tạo thế hệ trẻ, giáo dục đã đóng vai trò tiên phong. Trong quá trình thực hiện vai trò của mình, giáo dục luôn tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất để học sinh phát huy hết năng lực và rèn luyện phẩm chất, đạo đức của mình theo hướng phát triển toàn diện. Tuy nhiên, thời gian học trên lớp thì hạn chế mà lượng kiến thức truyền đạt thì nhiều nên việc giáo dục kỹ năng mềm cho các em dường như rất khó thực hiện. Do đó, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức trong các giờ lên lớp thì các phong trào của Đoàn, Đội trong trường học đã đảm mhận và góp phần thực hiện tốt vai trò của mình trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh.

    Ngành giáo dục và đào tạo luôn nhận thức sâu sắc được hiệu quả từ các phong trào Đoàn, Đội đối với việc giáo dục đào tạo toàn diện học sinh là rất to lớn. Phong trào Đoàn, Đội trong nhà trường là công tác bổ trợ cho việc dạy và học, nó là điểm xuất phát cho các phong trào giúp cho việc dạy và học ngày càng tốt hơn, thực tế đã cho thấy, trong nhiều năm qua, hoạt động Đoàn, Đội đã thực hiện tốt phương châm “lấy bề nổi để củng cố chiều sâu, lấy học sinh quyết định làm bề nổi”.

    Trong nhiều năm trở lại đây, phong trào Đoàn, Đội trường học trên phạm vi toàn tỉnh đã được 2 ngành Giáo dục và Tỉnh đoàn phối hợp rất tốt trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện học sinh. Dưới sự chỉ đạo của 2 ngành phong trào Đoàn, Đội đã luôn đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động để phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em học sinh. Thực tế cho thấy, tổ chức Đoàn, Đội đã đồng hành với thanh niên, đội viên trường học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy được sức sáng tạo, nghị lực của tuổi trẻ học đường; tạo sân chơi an toàn, bổ ích, góp phần giáo dục kỹ năng sống, trang bị cho đoàn viên thanh niên, đội viên nền tảng kiến thức vững vàng; giúp cho các em tự tin, chủ động trong học tập và rèn luyện. 

    Đoàn, Đội là tổ chức cùng với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo các em học sinh thành những con người phát triển toàn diện. Ghi nhận hiệu quả từ phong trào Đoàn, Đội đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, tôi xin chia sẻ một số giải pháp mà tổ chức Đoàn, Đội trong trường học đã triển khai thực hiện trong nhiều năm qua, chính nhờ các giải pháp này đã khẳng định hiệu quả hoạt động từ phong trào Đoàn, Đội đã đóng góp công sức rất lớn trong công tác giáo dục học sinh phát triển toàn diện học sinh. Cụ thể là:

    Một là, giáo dục lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

    Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và lãnh đạo nhà trường, tổ chức Đoàn, Đội phối hợp với giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp triển khai nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bằng nhiều biện pháp với nhiều hình thức đa dạng phong phú. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho học sinh, cứ vào đầu năm học nhà trường tổ chức cho các em học tập và tìm hiểu về truyền thống nhà trường, truyền thống quê hương, đất nước, giáo dục niềm tự hào dân tộc, giáo dục về mục đích, ý nghĩa của Ngày khai giảng, Lễ chào cờ Tổ quốc; hướng dẫn học sinh tập hát Quốc ca, Đoàn ca, Đội ca đúng nhạc và lời để hát tại các buổi lễ theo đúng nghi thức, thể hiện nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam; tuyên truyền, kể chuyện ôn lại truyền thống lịch sử về những ngày kỷ niệm lớn của đất nước: ngày thành lập Đảng CSVN 3/2, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày thành lập Đội 15/5, ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, ngày sinh nhật Bác 19/5, ngày Quốc khánh 2/9, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội NDVN 22/12,…thi kể chuyện về tấm gương đạo đức, phong cách Bác Hồ, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ, tham quan nhà Bảo tàng và Khu di tích lịch sử…

    Thông qua những hoạt động trên, đã giúp các em có được những cảm nhận sâu sắc về lòng tự hào dân tộc, với hình thức học mà chơi, chơi mà học, các em có dịp ôn lại những kiến thức lịch sử một cách sinh động nhất, ý thức được việc lưu giữ những giá trị truyền thống của dân tộc. Cũng chính từ việc tổ chức các hoạt động trên, nhà trường phát hiện tài năng, năng khiếu của học sinh, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy tài năng của các em học sinh.  

    Hai là, giáo dục tinh thần đoàn kết

    Với nhiệm vụ là giáo dục các em học sinh biết thương yêu, đoàn kết, biết chia sẻ giúp đỡ mọi người theo đạo lý “lá lành đùm lá rách”, không vô cảm trước những khó khăn của người khác, hằng năm, Tỉnh đoàn Gia Lai và Sở Giáo dục và Đào tạo đã ký kết chương trình phối hợp, tập trung vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống và tinh thần đoàn kết... Các phong trào thi đua trong học tập, rèn luyện và các hoạt động Đoàn, Đội ngày càng được triển khai tổ chức có hiệu quả như: “Thiếu nhi Gia Lai thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, “Giúp bạn đến trường - hướng tới tương lai”, “Kế hoạch nhỏ”, “Nghìn việc tốt”, “Heo đất giúp bạn vượt khó”… Đặc biệt, các chương trình lớn như “Khi tôi 18”, “Tư vấn tiếp sức mùa thi - định hướng nghề nghiệp”, “Mùa hè xanh”, “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh”…đã được triển khai ngày càng sâu rộng với nhiều mô hình hay và cách làm sáng tạo.

    Từ việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động phong trào trên đã giúp cho việc giáo dục học sinh biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau nhiều hơn; tạo môi trường giáo dục toàn diện, giúp học sinh phấn đấu rèn luyện và trưởng thành. Đặc biệt, thông qua các hoạt động trên, còn giúp cho các em biết sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và tự tin hơn trong giao tiếp ứng xử.

    Ba là,  giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh thật tốt

    Với mục tiêu giáo dục rèn luyện học sinh không chỉ học tập thật tốt mà còn phải có sức khỏe cũng phải tốt, nên các biện pháp giáo dục về ý thức giữ gìn vệ sinh cho các em luôn được tổ chức Đoàn, Đội thường xuyên quan tâm cùng với nhà trường thông qua những buổi sinh hoạt chuyên đề, tuyên truyền về cách phòng, chống các căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh như: cong vẹo cột sống, cận thị, bệnh sởi, tác hại của thuốc lá, tham gia hội thi tìm hiểu về AIDS/HIV,… Đối với học sinh các trường có nội trú, nhà trường đã trang bị đầy đủ các vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết: khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng,… để các em luôn có được cảm giác sinh hoạt thoải mái như ở nhà. Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn, Đội đã phối hợp với các đoàn thể khác trong nhà trường giáo dục các em nêu cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung với khẩu hiệu “mắt thấy rác, tay nhặt liền” cùng với những buổi lao động quyét dọn vệ sinh trường, lớp đưa các em vào vai trò của những người lao công thu dọn rác để hiểu hơn về công việc của họ, từ đó giúp cho các em có ý thức giữ gìn vệ sinh chung ngày một tốt hơn.

    Sau những buổi tuyên truyền và những buổi lao động, ý thức giữ gìn vệ sinh của các em đã có chuyển biến rõ rệt. Nếu trước đó, các em có quan niệm là “mình không xả, thì không nhặt” nhưng sau đó với những biện pháp nêu trên các em đã thay đổi nhận thức của mình, hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn và đó là kết quả rất vui mừng mà các trường học nhận thấy khi được giáo dục và rèn luyện cho các em.

    Bốn là, giáo dục thái độ khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

    Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính cần có ở mỗi con người. Nhận thức điều đó, tổ chức Đoàn, Đội đã phối hợp với nhà trường luôn chú trọng đến biện pháp nêu gương để giáo dục các em, lấy hành vi tốt đẹp của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường để làm gương là một trong những phương pháp hữu hiệu để giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi của học sinh. Đặc biệt là gương “người tốt việc tốt”, qua những buổi sinh hoạt tuyên truyền việc nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất và khen ngợi các em trong các buổi lễ chào cờ đầu tuần...

    Tâm lý lứa tuổi của các em học sinh ở cấp THCS và THPT là khá phức tạp, các em trưởng thành về hình thức nhưng suy nghĩ của các em thì chưa trưởng thành, do vậy, rất cần có sự định hướng của các thầy cô giáo, của giáo viên Tổng phụ trách Đội và Bí thư Đoàn trường. Thực tế cho thấy, nhiều em rất cần được sự lắng nghe, chia sẻ nhưng cha mẹ các em không thường xuyên gần gũi, tạo cho các em có cảm giác đơn độc và cần có người để tâm sự. Nhiều trường học đã thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường do tổ chức Đoàn, Đội làm lòng cốt để giải đáp thắc mắc về tâm sinh lý lứa tuổi tạo cho các em tâm lý thỏa mái, cởi mở. Thông qua hoạt động tư vấn tâm lý lứa tuổi các em có sự tự tin và được sự lắng nghe, định hướng của các thầy cô giáo và các anh chị phụ trách Đoàn, Đội.

    Năm là, giáo dục về ý thức xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn

    Xu hướng của giáo dục hiện đại là xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp, an toàn. Nhận thức được điều đó, ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013. Thực chất của phong trào trên là sự cụ thể hóa yêu cầu “Dạy tốt học tốt”. Và từ năm học 2017-2018, ngành giáo dục và đào tạo chính thức phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Hưởng ứng phong trào thi đua, tổ chức Đoàn, Đội trường học sẽ là lượng lượng nòng cốt, đi đầu trong việc giáo dục học sinh tích cực hưởng ứng, tham gia xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp, an toàn.     

    Hầu hết các tổ chức Đội ở các cơ sở giáo dục cấp THCS đã thành lập được Đội nghi thức, văn nghệ, …. Với các tổ chức đó, các em có cơ hội được thể hiện tài năng, năng khiếu của mình một cách rất tự nhiên, từ đó góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh.

    Nhà trường cùng với các tổ chức Đoàn, Đội đã chú trọng đến việc giáo dục thể chất, hoạt động thể thao. Các trường học đã giao cho tổ chức Đoàn, Đội tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa với phương châm mỗi học sinh biết chơi một môn thể thao, tự đăng ký học môn thể thao mình yêu thích…..

    Các tổ chức Đoàn, Đội đã chủ động tham mưu tổ chức các hoạt động định kỳ như cắm hoa, làm thiệp, kéo co chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; bóng đá nữ, viết về mẹ chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.… thông qua các hoạt động trên, đã tạo cơ hội tốt cho các em tham gia vào những hoạt động do Hội đồng Đội của trường, Huyện đoàn và Tỉnh đoàn tổ chức.  

    Có thể khẳng định rằng, phong trào Đoàn, Đội trong trường học đều mang tính giáo dục, rèn luyện, góp phần rất to lớn trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Ngoài ra, còn giúp các em về kỹ năng sống, đồng thời có thêm nhiều kiến thức bổ ích về tự nhiên, xã hội, đặc biệt là đã trang bị cho các em những kiến thức cũng như cách xử lý về các tình huống trong cuộc sống. Từ các hoạt động trên, đã giúp cho các em hiểu biết về pháp luật, ý thức công dân, tính kỷ luật, tinh thần “tương thân tương ái”, giúp đỡ bạn bè, biết kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, yêu mái trường và bè bạn; tự hào về truyền thống quê hương đất nước. Cũng từ các hoạt động phong phú trên đã định hướng cho các em học sinh biết sống trung thực, biết yêu quý, trân trọng cái đẹp, phê phán cái xấu, tránh xa các tệ nạn xã hội, luôn có ý thức vươn lên trong học tập và tu dưỡng, góp phần hoàn thiện nhân cách.

    /copy/

  • Vì BE LÀ ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC ABC NÊN \widehat{BEC } = 900

    VÌ CF LÀ ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC ABC NÊN \widehat{CFB}=900

    XÉT TỨC GIÁC BCEF CÓ \widehat{BEC } = \widehat{CFB} CÙNG CHẮN CẠNH BC NÊN F VÀ E LÀ 2 ĐỈNH BẰNG NHAU CHẮN CÙNG 1 CUNG

    ⇒ TỨ GIÁC BCEF NỘI TIẾP ĐƯỜNG TRÒN ĐƯỜNG KÍNH BC

    12

  • Nguyễn Như đã trả lời trong câu hỏi: Nêu những nét khái quát về Biển Đông. Cách đây 3 năm

    Biển Đông là biển nửa kín ven lục địa, thuộc Thái Bình Dương, có diện tích 3,447 triệu ki-lô-mét vuông, dài khoảng 1.900 hải lý, rộng khoảng 600 hải lý, độ sâu trung bình 1.149 mét. Biển Đông có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan, có ba quần đảo: Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ. Gần 90% chu vi Biển Đông được bao quanh bởi 9 quốc gia ven biển (Trung Quốc, Việt Nam, Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin). Phần còn lại của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương qua eo biển Ba-si và thông ra Ấn Độ Dương qua eo biển Ma-lắc-ca.

    Biển Đông là đầu mối giao thông hàng hải và hàng không huyết mạch giữa châu Âu với châu Á và giữa nhiều nước châu Á với nhau; có 25% lưu lượng tàu thuyền của thế giới qua lại thường xuyên. Do đó, Biển Đông có vị trí chiến lược đối với châu Á-Thái Bình Dương và thế giới. Hằng năm, trên Biển Đông diễn ra hàng chục cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương. Biển Đông cũng là con đường cơ động lực lượng quân sự trên biển ngắn nhất từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, và ngược lại.

    Nằm bên bờ Biển Đông, Việt Nam có vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng  một triệu ki-lô-mét vuông (lớn gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền), mở ra trên cả ba hướng: Đông, Nam và Tây-Nam, với chiều dài bờ biển trên 3.260 ki-lô-mét. Trên vùng biển của đất nước có 48 vũng, vịnh, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và có khoảng 3.000 đảo lớn, nhỏ (riêng hệ thống đảo ven bờ có 2.773 đảo). Hiện nay, về tổ chức hành chính, Việt Nam có 12 huyện đảo: Cô Tô, Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Cát Hải (Thành phố Hải Phòng), Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị), Hoàng Sa (Thành phố Đà Nẵng), Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Kiên Hải, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Trong các huyện đảo nói trên, có nhóm huyện đảo tuyến trong, nhóm huyện đảo tiền tiêu-biên giới và nhóm huyện đảo tiền tiêu.

  • mình có câu trả lời, bạn có thể cho mình 1 like và câu cảm ơn để mình tích điểm ko ạ

     Các biện pháp phòng chống hạn hán

    - Tăng cường tích trữ nước trong các hồ chứa, hồ thủy điện

    - Sử dụng tiết kiệm các nguồn nước kể cả các hồ chứa thủy điện để phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh,

    - Tổ chức đo đạc giám sát, cảnh báo xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.

    phòng chống xâm nhập mặn

    sáng tạo hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có để đóng cống, đắp đập ngăn mặn giữ ngọt; phát động trong nhân dân thực hiện ngay các biện pháp thủ công sử dụng tích nước bằng lu, bể, ao chứa; thực hiện tiết kiệm nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt.

     

     những vùng bị hạn mặn thường xuyên cần có các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, bảo đảm sản xuất hiệu quả mà bền vững, không gây ảnh hưởng xấu đến các vùng ngọt hóa.

    Ở cấp độ quốc tế, cần chủ động khuyến nghị các quốc gia vùng thượng nguồn như Trung Quốc, Lào, Campuchia có chính sách liên kết trong khai thác và sử dụng nguồn nước sông Mê Kông đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các quốc gia dân tộc.

  • Nguyễn Như đã trả lời trong câu hỏi: Lập dàn bài câu Không có gì quý hơn độc lập tự do Cách đây 3 năm

    bài văn luôn được không ta, cho mình 1 like đc ko ạ

    Trong khi đế quốc Mĩ dùng mọi cách thống trị nhân dân miền Nam bằng chủ nghĩa thực dấn mới và leo thang bắn phá miền Bắc, vào ngày 17-7-1966, trong lời kêu gọi chống Mĩ, cứu nước, Hồ Chủ tịch viết:

    Không có gì quý hơn độc lập tự do.

    Lời kêu gọi của Bác đã động viên quân và dân ta đánh đuổi đế quốc Mĩ ra khỏi nước Việt Nam, đem lại độc lập, tự do, thống nhât cho Tổ quốc.

    “Khổng có gì quý hơn độc lập tự do”, câu nói ngắn gần như một chân lí, khẳng định giá trị to lớn của độc lập, tự do của một nước, của một dân tộc.

    Thực tế trong sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, một dân tộc, nếu không có độc lập thì sẽ không có tự do. Người dân sẽ không có quyền làm chủ đất nước mình. Tuy nhiên, “độc lập, tự do” cần phải hiểu đúng với tinh thần Hồ Chủ tịch đã dạy.

    Độc lập, tự do phải gắn liền với nội dung xã hội chủ nghĩa. Mất nội dung xã hội chủ nghĩa thì độc lập, tự do sẽ mất ý nghĩa chân chính của nó. Ta còn nhớ độc lập ở miền Nam thời Mĩ – ngụy thống trị chỉ là độc lập giả hiệu và nhân dân miền Nam thời đó làm gì có tự do.

    Thực tế lịch sử dân tộc ta đã chứng minh điều đó. Khi chúng ta mất nước, thì mỗi người dân Việt Nam đều mất độc lập, tự do.

    Điều đó cho ta thấy mất độc lập tự do là mất tất cả. Mất nước là mất nhà, là đau thương, tang tóc đối với mỗi người dân. Cho nên câu nói của Bác thực là chí tình, chí lí. Chính vì tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của độc lập, tự do mà dân tộc ta đã đứng lên làm Cách mạng tháng Tám thành công, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Một lần nữa Pháp quay lại đánh chiếm nước la, nhân dân ta từ trẻ đến già đều nhất loạt đứng lên cầm súng kháng chiến giữ gìn nền độc lập, tự do.

    Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, một kẻ thù ác độc hơn, nhân dân ta càng quý trọng độc lập, tự do và quyết trả bằng mọi giá để giành lấy độc lập, tự do. Vì vậy trong những ngày chống Mĩ, cứu nước, nhân dân ta đã giương cao ngọn cờ “không có gì quý hơn độc lập, tự do” để chiến đấu với một quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chỉ có độc lập, tự do mới có tất cả.

    Lời kêu gọi của Bác như một hồi kèn xung trận, thúc giục mọi người tiến lên “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”, đem lại đại thắng mùa xuân 1975

    “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là chân lí sáng ngời mà vị lãnh tụ kính yêu đã đúc kết được từ thực tế lịch sử đấu tranh của dân tộc. Chính Bác cũng hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập, tự do, nên Bác bôn ba hải ngoại, tìm đường cứu nước, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

    Lời kêu gọi của Bác chính là lời non sông đất nước động viên toàn dân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh vì lí tưởng “độc lập, tự do”.



     

  • Nguyễn Như đã trả lời trong câu hỏi: Em hiểu nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ như thế nào Cách đây 3 năm

    “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm.

     

  • Nguyễn Như đã trả lời trong câu hỏi: Cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau Cách đây 3 năm

    đất nước ta đã trải qua một bề dày lịch sử, những trận chiến đấu khốc liệt. sau khi chiến tranh chống thực dân pháp kết thúc, miền bắc lúc bấy giờ đang đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. nguyễn thanh phong đã thật tài tình khi xây dựng một nhân vật anh thanh niên, một nhân vật vô danh đang âm thầm đóng góp sức mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. một công việc được coi là nhàn hạ, nhưng không, anh phải dậy sớm để thực hiện công việc suốt nhiều năm liền để phục vụ đất nước như thế thật không dễ dàng. người con trai ấy thật đúng là con người có chí, lao động cần cù. chỉ bằng vài nét chấm phá, tác giả đã khắc họa lên hình ảnh một người lao động, cống hiến hết mình cho đất nước, một hình ảnh mà mọi người dân chúng ta phải cần noi theo

  • Nguyễn Như đã trả lời trong câu hỏi: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chuyện người con gái Nam Xương Cách đây 3 năm

     Đặc sắc nội dung

    Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là người con gái đẹp người đẹp nết nhưng lại có số phận bi thảm, oan khuất. Tác giả đã thể hiện sự thương cảm đối với số phận người phụ nữ trong xã hội xưa nhưng cũng lên tiếng khen ngợi vẻ đẹp truyền thống của họ.

    Câu chuyện còn có nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường nhưng đã phản ánh chân thực được xã hội thời phong kiến khắc nghiệt, cổ hủ đối với thân phận người phụ nữ.

    Giá trị nghệ thuật

    “Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm hay với những giá trị nghệ thuật đặc sắc.

    – Trước hết phải kể đến nghệ thuật xây dựng cốt truyện: tác giả đã dựa vào cốt truyện có sẵn từ dân gian, sau đó thêm vào nhiều tình tiết giúp truyện trở nên hấp dẫn, kịch tính. Mặc dù có nhiều yếu tố kì lạ những truyện vẫn tự nhiên, lôi cuốn người đọc.

    – Nghệ thuật xây dựng nhân vật: mỗi nhân vật trong truyện đều có những tính cách riêng thể hiện qua lời nói, đối thoại hoặc những đoạn độc thoại. Từ nhân vật người mẹ, đến cậu bé Đản đều mang đậm chất ngôn ngữ riêng thể hiện tính cách nhân vật, giúp câu chuyện thêm sinh động.

    – Điều đặc biệt là tác giả đã sử dụng các yếu tố kỳ ảo: có một số yếu tố không đúng với sự thật nhưng yếu tố truyền kỳ này giúp truyện trở nên độc đáo, làm nổi bật chủ đề nhân đạo. Đoạn cuối có rất nhiều yếu tố kì ảo đan xen với yếu tố thực, điều này làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn. Song phần nào cũng hợp với nguyện vọng, khao khát, có chút gì đó đồng cảm cho thân phận người phụ nữ. Dù nàng không được sống một cuộc sống bình thường, hạnh phúc nơi trần gian thì chí ít nỗi oan khuất của nàng cũng đã được hóa giải.

    – Dùng nhiều phương thức biểu đạt: truyện không chỉ là kể đơn thuần mà còn kết hợp cả yếu tố biểu cảm. Kể chuyện xen lẫn biểu cảm, đây là cách thức kể chuyện độc đáo giúp tác giả lôi cuốn người đọc vào các tình tiết mà không hề khô khan.

    – Một nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công cho tác phẩm phải kể đến là cách tác giả xây dựng tình tiết câu chuyện ly kì hấp dẫn. Hình ảnh “cái bóng” được cho là nút thắt giúp câu chuyện phát triển đến đỉnh điểm một cách hết sức tự nhiên.

    -Giá trị hiện thực và nhân đạo được thể hiện sâu sắc qua câu chuyện:

    Chuyện người con gái Nam Xương tác giả đã phê phán xã hội phong kiến cũ cổ hủ, hà khắc đã vùi dập thân phận người phụ nữ đồng thời đề cao những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương đại diện cho người phụ nữ xưa thủy chung, đẹp người đẹp nết.

  • Nguyễn Như đã trả lời trong câu hỏi: Cho phương trình (x^2-6x m-1=0). Tìm m để phương trình có 2 nghiệm thỏa mãn (x^1-x^2=4) Cách đây 3 năm

    để phương trình có 2 nghiệm thì \Delta \geq 0 ⇔ (-6)2 -4.(m-1)

    ⇔ 36-4m+4 \geq 0

    ⇔40-4m\geq0

    ⇔-4m\geq-40

    ⇔m\leq10

    theo viet ta có 

    x1+x2= 6

    x1.x2=m-1

    theo đề bài t CÓ  :

    x1-x2=4

    giải ra xong thế số chỗ viet vào ạ

Điểm thưởng gần đây (1)

  • Nguyễn Như: thêm 1 user like, cộng 1 (+1đ) Cách đây 2 tuần
AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF