Tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1=30W, R2=20W mắc song song ?
bởi Nguyễn Lê Tín
Đề kiểm tra học kì 1 môn Lý lớp 9 - đề số 1
I/ TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Đặt hiệu điện thế U=12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 =40W và R2=80W mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là:
A. 0,1A B. 0,15A C. 0,45A D. 0,3A
Câu 2: Cho hai điện trở R1=30W, R2=20W mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
A. 10W B. 50W C. 12W D. 600W
Câu 3: Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào:
A. Chiều dòng điện
B. Chiều lực điện từ
C. Chiều quay của nam châm
D. Chiều ống dây.
Câu 4: Một bóng đèn điện có ghi 220V-100W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn sử dụng 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 30 ngày là:
A. 12kW.h B. 43200kW.h
C. 4320000J D. 1440kW.h
Câu 5: Công suất điện cho biết:
A. Khả năng thực hiện công của dòng điện
B. Năng lượng của dòng điện
C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian
D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
Câu 6: Cách làm nào sau đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của ăc quy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
Câu 7: Công thức nào sau đây không phải công thức tính công của dòng điện?
A. A= UIt B. I2Rt
C.A= IRt D.
Câu 8: Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mối điện trở mắc trong đoạn mạch.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu mối điện trở mắc trong đoạn mạch.
D. Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần.
Câu trả lời (3)
-
I. Hãy chọn phương án đúng.
1. Công thức nào sau đây biểu diễn sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào chiều dài dây dẫn (l), tiết diện dây dẫn (S), điện trở suất của vật liệu làm dây ( ρ) là đúng?
5. Cho hai bóng đèn : bóng 1 loại 220 V - 40 W và bóng 2 loại 220 V - 100 W. Nhận xét nào sau đây là đúng khi mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 220 V?
A. Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 1 nhỏ hơn hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 2.
B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn 2.
C. Cả hai bóng đèn đều sáng bình thường.
D. Hai bóng đèn sáng như nhau.
6. Cho hai bóng đèn: bóng 1 loại 220 V - 40 W và bóng 2 loại 220 V - 60 W. Tổng công suất điện của hai bóng đèn bằng 100 W trong trường hợp nào dưới đây?
A. Mắc nối tiếp hai bóng trên vào nguồn điện 220 V.
B. Mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 220 V.
C. Mắc nối tiếp hai bóng trên vào nguồn điện 110 V.
D. Mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 110 V.
7. Cho ba bóng đèn cùng loại mắc nối tiếp vào nguồn điện. Nhận xét nào sau đây về độ sáng của các đèn là đúng?
A. Đèn 1 sáng nhất, sau đó đến đèn 2. Đèn 3 tối nhất.
B. Các đèn sáng như nhau.
C. Đèn 3 sáng nhất, sau đó đến đèn 2. Đèn 1 tối nhất.
D. Đèn 1 và 3 sáng như nhau. Đèn 2 tối hơn.
8. Rơle điện từ trong mạch điện đóng vai trò gì?
A. Phát ra tiếng còi báo động khi có dòng điện quá lớn chạy qua mạch điện.
B. Tự động đóng, ngắt mạch, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.
C. Cung cấp điện cho mạch điện.
D. Hút tất cả các vật làm bằng kim loại có trong mạch điện.
9. Dùng bàn là trên nhãn có ghi 220 V - 1000 W ở hiệu điện thế 220 V thì điện năng tiêu thụ trong mỗi phút là:
A. 1000 W. B. 1000 J. C. 60 kW. D. 60 kJ.
10. Một người mắc một bóng đèn dây tóc có hiệu điện thế định mức 110 V vào mạng điện 220 V. Hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra?
A. Đèn sáng bình thường.
B. Đèn không sáng.
C. Đèn ban đầu sáng yếu, sau đó sáng bình thường.
D. Đèn ban đầu sáng mạnh sau đó tắt.
11. Một bóng đèn có ghi 220 V - 75 W. Công suất điện của bóng đèn bằng 75 W nếu bóng đèn được mắc vào hiệu điện thế
A. nhỏ hơn 220 V.
B. bằng 220 V.
C. lớn hơn hoặc bằng 220 V.
D. bất kì.
12. Một bóng đèn có ghi 220 V - 75 W. Công suất điện của bóng đèn bằng 75 W nếu bóng đèn được mắc vào hiệu điện thế
A. nhỏ hơn 220 V.
B. bằng 220 V.
C. lớn hơn hoặc bằng 220 V.
D. bất kì.
13. Cho mạch điện như hình 3. U = 9 V, R1 = 1,5 Ω và hiệu điện thế hai đầu điện trở R2 là 6V. Cường độ dòng điện trong mạch là
A. 10A.
B. 6A.
C. 4A.
D. 2A
14. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn thay đổi như thế nào khi chiều dài dây giảm đi một nửa? Biết rằng hiệu điện thế không đổi.
A. Tăng lên gấp đôi.
B. Không thay đổi.
C. Giảm đi một nửa.
D. Giảm đi còn 1/4 cường độ dòng điện ban đầu.
15. Một cuộn dây dẫn bằng đồng có thể làm một kim nam châm ở gần nó đổi hướng (từ hướng ban đầu sang một hướng mới ổn định) trong trường hợp nào dưới đây?
A. Đặt cuộn dây dẫn lại gần kim nam châm hơn.
B. Nối 2 đầu cuộn dây dẫn với 2 cực của một thanh nam châm.
C. Cho dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây.
D. Đặt cuộn dây dẫn ra xa kim nam châm hơn.
16. Từ phổ là gì?
A. Lực từ tác dụng lên kim nam châm.
B. Hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.
C. Các mạt sắt được rắc lên thanh nam châm.
D. Từ trường xuất hiện xung quanh dòng điện.
17. Chiều của lực điện từ tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có đặc điểm nào dưới đây?
A. Phụ thuộc vào chiều đường sức từ và không phụ thuộc vào chiều dòng điện.
B. Phụ thuộc vào chiều dòng điện và không phụ thuộc vào chiều đường sức từ.
C. Phụ thuộc cả vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ.
D. Không phụ thuộc vào cả chiều dòng điện và chiều đường sức từ.
18. Trong hình 4, S và N là hai cực của một nam châm chữ U, AB là đoạn dây có dòng điện chạy qua. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có phương, chiều như thế nào?
Hình 4
A. Phương nằm ngang, chiều hướng vào trong.
B. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên.
C. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.
D. Phương vuông góc với trang giấy, chiều hướng ra ngoài.
19. Cho vòng dây dẫn kín, thanh nam châm như hình 5. Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong vòng dây trong những trường hợp nào dưới đây?
A. Vòng dây đứng yên, nam châm dịch qua phải.
B. Vòng dây dịch qua trái, nam châm đứng yên.
C. Vòng dây và nam châm đặt gần nhau và đứng yên.
D. Vòng dây dịch qua phải, nam châm dịch qua trái.
20. Biết trong trường hợp vòng dây đứng yên, nam châm dịch qua trái thì chiều dòng điện cảm ứng chạy qua vòng dây như hình 6. Hỏi trường hợp nào sau đây cũng có dòng cảm ứng qua vòng dây với chiều như vậy?
A. Vòng dây đứng yên, nam châm dịch qua phải.
B. Vòng dây dịch qua trái, nam châm đứng yên.
C. Vòng dây dịch qua phải, nam châm đứng yên.
D. Vòng dây dịch qua trái, nam châm dịch qua phải.
II. Giải các bài tập dưới đây.
21. Hai bóng đèn Đ1 ghi 6 V- 3 W và Đ2 ghi 6 V - 4,5 W được mắc vào mạch điện như hình 7, biến trở mắc song song với Đ1. Nguồn có hiệu điện thế không đổi U =12V.
a) Biết ban đầu biến trở ở vị trí sao cho 2 đèn đều sáng bình thường. Tìm điện trở biến trở lúc này? Trên mạch điện, đâu là đèn 1, đâu là đèn 2?
b) Nếu từ vị trí ban đầu di chuyển con chạy biến trở sang phải một chút thì độ sáng của các đèn thay đổi như thế nào?
Giúp mình vơis :((
bởi Nguyễn Thị Thảo21/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt :
\(R_1=15\Omega\)
\(R_2=25\Omega\)
R1ntR2ntR3
\(U=60V\)
\(I=1,2A\)
\(R_3=?\)
U1 = ?; U2 = ?; U3 = ?
GIẢI :
Vì R1nt R2nt R3 => \(I=I_1=I_2=1,2A\)
Điện trở tương đương toàn mạch là :
\(R_{tđ}=\dfrac{U}{I}=\dfrac{60}{1,2}=50\left(\Omega\right)\)
Ta có : \(Rtđ=R_1+R_2+R_3=15+25+R_3\)
\(\Rightarrow50=40+R_3\Rightarrow R_3=10\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là:
\(U_1=R_1.I_1=15.1,2=18\left(V\right)\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là:
\(U_2=R_2.I_2=25.1,2=30\left(V\right)\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3 là:
\(U_3=R_3.I_3=10.1,2=12\left(V\right)\)
bởi Tham Khoc Tim22/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Chưa có mạch pn ơi
bởi Nguyễn Văn Quang23/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Mời gia nhập Biệt đội Ninja247

Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Các câu hỏi có liên quan
-
Giải thích chi tiết câu a với ạ
-
Vì sao cần phải tiết kiệm điện năng?
bởi Tokino Nguyễn
13/11/2019 | 1 Trả lời
Giúp mk với!!!!!! -
Tính cường độ dòng điện của 1 ấm điện được sử dụng với hiệu điện thế 220v ?
bởi Kim Teahyung
31/10/2019 | 1 Trả lời
Lm giúp mình với -
Tính Điện trở tương đương và hiệu điện thế của nguồn ?
bởi Nguyễn Công
25/10/2019 | 3 Trả lời
Cho R1= R2 = 10 ôm R3 = 30 ôm vôn kế chỉ 20 vôn a Tính Điện trở tương đương và hiệu điện thế của nguồn in b tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở r1 và R3 -
Nếu dòng điện chạy trong cuộn dây có chiều như trên hình vẽ thì hai cuộn dây hút nhau hay đẩy nhau?
bởi Allen Walker
07/04/2019 | 2 Trả lời
Hai cuộn dây có dòng điện được treo đồng trục và gần nhau (hình 24.2 SBT).
a) Nếu dòng điện chạy trong cuộn dây có chiều như trên hình vẽ thì hai cuộn dây hút nhau hay đẩy nhau?
b) Nếu đổi chiều dòng điện của một trong hai cuộn thì tác dụng của chúng có gì thay đổi?
-
Giả sử có một dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không dùng dụng cụ có cách nào phát hiện được trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không ?
-
Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
bởi Midoriya Izuku
24/03/2019 | 6 Trả lời
Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. vật a và c có điện tích trái dấu.
B. vật b và d có điện tích cùng dấu.
C. vật a và c có điện tích cùng dấu.
D. vật b và d có điện tích trái dấu.
-
Mô tả hiện tượng xảy ra với quả cầu khi đưa một thanh A bị nhiễm điện dương lại gần quả cầu ?
bởi Midoriya Izuku
24/03/2019 | 2 Trả lời
Một quả cầu nhỏ, rỗng, nhẹ được làm bằng nhôm và được treo bằng một sợi chỉ mềm như trong hình 18.4. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra với quả cầu này khi đưa một thanh A bị nhiễm điện dương lại gần quả cầu.
-
Trong các thí nghiệm ở hình 18.3, các quả cầu bấc được treo bằng sợi chỉ mềm. Hãy ghi dấu điện tích của các quả cầu trong mỗi trường hợp.
-
Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm?
bởi Midoriya Izuku
24/03/2019 | 3 Trả lời
Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm?
-
Có thể khẳng định quả cầu đã bị nhiễm điện dương được hay không?
bởi Allen Walker
24/03/2019 | 3 Trả lời
Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Có thể khẳng định quả cầu đã bị nhiễm điện dương được hay không? Giải thích.
-
Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì mảnh len có bị nhiễm điện không ?
bởi Allen Walker
24/03/2019 | 3 Trả lời
Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không ? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa ? Vì sao ?
-
Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm là do nguyên nhân nào ?
bởi Allen Walker
24/03/2019 | 8 Trả lời
Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây ?
A. Vật đó mất bớt điện tích dương.
B. Vật đó nhận thêm electron.
C. Vật đó mất bớt êlectrôn.
D. Vật đó nhận thêm điện tích dương.
-
Đưa một chiếc lược nhựa gần một mảnh nilong thì thấy hiện tượng gì ?
bởi Allen Walker
24/03/2019 | 3 Trả lời
Trong một lần thí nghiệm, Hải đưa một chiếc lược nhựa gần một mảnh nilong thì thấy lược nhựa hút mảnh nilong. Hải cho rằng lược nhựa và mảnh nilong bị nhiễm điện khác loại (mang điện tích trái dấu nhau). Nhưng Sơn lại cho rằng chỉ cần 1 trong hai vật này bị nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Theo em thì Sơn hay Hải, ai đúng? Ai sai? Làm cách nào để kiểm tra điều này?
-
Sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì?
bởi Allen Walker
24/03/2019 | 2 Trả lời
Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm.
a. Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại?
b. Vì sao có những lần sau khi chải tóc thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên.
Lời giải:
-
Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
bởi Allen Walker
24/03/2019 | 7 Trả lời
Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đặt một thanh trên trục quay, đưa thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Hai thanh nhựa này đẩy nhau.
B. hai thanh nhựa này hút nhau.
C. Hai thanh nhựa này không hút không đẩy nhau.
D. Hai thanh nhựa này lúc đầu đẩy nhau, sau đó hút nhau.
-
Trong hình 18.2 a,b,c,d các mũi tên đã cho chỉ lực tác dụng ( hút hoặc đẩy) giữa hai vật mang điện tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa cho biết của vật thứ hai.
-
Khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa thì xảy ra hiện tượng nào ?
bởi Allen Walker
24/03/2019 | 6 Trả lời
Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa (hình 18.1). Câu kết luận nào sau đây là đúng?
A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại.
B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện.
C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện.
D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại.
-
Tại sao các nhà máy dệt thường có các sợi vải dễ bị chập dính vào nhau và bị rối ?
bởi Allen Walker
24/03/2019 | 3 Trả lời
Trong các nhà máy dệt thường có những bộ phận chải các sợ vải. Ở điều kiện bình thường, các sợi vải này dễ bị chập dính vào nhau và bị rối. Giải thích tại sao? Có thể sử dụng biện pháp gì để khác phục hiện tượng bất lợi này?
-
Vì sao khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe tiếng lách tách nhỏ ?
bởi Allen Walker
24/03/2019 | 2 Trả lời
Giải thích hiện tượng đã nêu ở phần đầu của bài 17 trong sách giáo khoa: "Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày thời tiết hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti".