YOMEDIA
NONE

Xác định nhiệt độ cuối cùng của hệ thống ?

Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 0.1kg chứa 0.5kg nước ở 20°C. Người ta thả vào nhiệt lượng kế nói trên một thỏi đồng có khối lượng 0.2kg đã được nung nóng đến 200°C. Xác định nhiệt độ cuối cùng của cae hệ thống. Cho nhiệt dung riêng của đồng và nước là 380J/kg.K và 4200J/kg.K

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (35)

  • Tóm tắt:

    mđồng1 = 0,1kg

    mnước = 0,5kg

    mđồng2 = 0,2kg

    to1nước = to1đồng1 = 20oC

    to1đồng2 = 200oC

    cđồng = 380J/Kg.K

    cnước = 4200J/Kg.K

    to2nước = to2đồng1 = to2đồng2 = x?

    Bài làm:

    Qtỏa = Qthu

    ⇔mđồng2.cđồng.Δtđồng2 = mnước.cnước,Δtnước + mđồng1.cđồng.Δtđồng1

    ⇔0,2.380.(200 - x) = 0,5.4200.(x - 20) + 0,1.380.(x - 20)

    ⇔15200 - 76x = 2100x - 42000 + 38x - 760

    ⇔- 76x - 2100x - 38x = - 760 - 42000 - 15200

    ⇔- 2214x = -57960

    ⇔x = \(\dfrac{3220}{123}\) oC.

    Vậy nhiệt độ cuối cùng của hệ thống là \(\dfrac{3220}{123}\)oC.

    #Netflix

      bởi Tran Thi Kim Quy 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • a)Tính nhiệt lượng cần thiết để đun 2 lít nước đựng trong 1 ấm nhôm từ 20oC đến 100oC. Cho biết khối lượng của ấm là 0,5kg, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K.

    b) Tính lượng dầu cần thiết để đun nước biết năng suất tỏa nhiệt của dầu là 4,5.107J/kg và có 50% năng lượng bị hao phí ra môi trường xung quanh.

      bởi Quynh Nhu 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a,TT: Vnc= 2l = 0,002m3 ; to1 = 20oC

    to2 = 100oC ; \(m_1=0,5kg\) ; cnc = 4200J/kg.K ;c1=880J/kg.k ;Dnc=1000kg/m3

    => Q = ?J

    Giai:

    khoi luong cua nc: \(m_{nc}=D_{nc}.V_{nc}=2kg\)

    dộ tang nhiet do: \(\Delta t^o=t^0_2-t^o_1=80^oC\)

    nhiet luong de nc nong den 100oC:

    Q2 = mnc . cnc . \(\Delta t^o\) = 672000J

    nhiet luong de am nong den 100oC:

    Q1 = m1 . c1 . \(\Delta t^o\) = 35200J

    nhiet luong de dun soi nc trong am :

    Q = Q1 + Q2 = 707200J

    ĐS:.......

      bởi Phan Anh Chiến 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả miếng sắt khối lượng 400g được nung nóng tới 70oC vào 1 bình đựng 500g nước ở nhiệt độ 20oC. Xác định nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt. Gọi nhiệt lượng do bình đựng nước thu vào là không đáng kể. Nhiệt dung riêng của nước và của sắt lần lượt là: 4200J/kg.K và 460J/kg.K

      bởi Van Tho 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • TT: mFe = 400g=0,4kg ; to1 = 70oC

    mnc = 500g = 0,5kg ; to2 = 20oC

    cnc = 4200 J/kg.K ; cFe = 460J/kg.K

    => to = ?

    giai:

    nhiet luong nc thu vao:

    Qthu = mnc . cnc . (to - to2) = 2100to - 42000

    nhiet luong Fe toa ra:

    Qtoa =mFe . cFe .(to1 - to) = 12880 - 184to

    theo PTCBN ta co: Qthu = Qtoa

    \(\Leftrightarrow2100t^o-42000=12880-184t^o\)

    \(\Leftrightarrow2284t^o=54880\Rightarrow t^o\approx24^oC\)

      bởi Võ Thảo Lam 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a, Trộn 150g nước ở 15 độ với 100g nước ở 37 độ . Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp

    b. Trên thực tế 150g nước ở 15 độ được dựng trong nhiệt kế bằng than . Khi đổ 100g nước ở 37 độ vào nhiệt độ cân bằng của nước là 23 độ . Giải thích kết qua câu này lại khác kết quả câu trên , Tính nhiệt lượng hấp thụ bởi nhiệt lượng kế khi nhiệt độ tăng lên 1 độ . Nhiệt dung riên-g của nước là 4200j/kg.k

      bởi Thụy Mây 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a. Theo PTCBN:

    =>Q1=Q2

    =>t=\(\dfrac{150.4200.15+100.4200.37}{150.4200+100.4200}\)=23,8độ C

    b.vì nó bị phân tán nhiệt qua NLKế = than ấy

      bởi Nguyen Lynn 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • người ta đổ vào nhiệt lượng kế một thìa nước nóng do đó nhiệt độ tăng thêm 5 độ sau đó đổ 1 thìa nước nóng nữa thì nhiệt độ tăng thêm 3 độ.Hỏi nhieetj độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ nếu đổ thêm 48 thìa ko tính trao đổi nhiệt ra môi trường

    GIÚP MÌNH CÁI NA

      bởi Anh Nguyễn 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • http://lazi.vn/edu/exercise/do-1-thia-nuoc-nong-vao-nhiet-luong-ke-nhiet-do-cua-no-tang-len-5-do-c-lai-do-them-1-thia-nuoc-nong

      bởi Nguyễn Mạnh Nhật 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao không khí khi nóng lên lại nhẹ hơn không khí lúc lạnh?

      bởi thu thủy 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi D là khối lượng riêng của không khí.

    Khi không khí nóng lên thì thể tích sẽ tăng lên (sự nở vì nhiệt) so với thể tích lượng không khí đó lúc lạnh.

    Mà:

    \(m=\dfrac{D}{V}\)

    Nên m tỉ lệ nghịch với thể tích, khi thể tích tăng thì khối lượng sẽ giảm và ngược lại.

    Vậy không khí khi nóng lên sẽ nhẹ hơn không khí lúc lạnh.

      bởi Nguyễn Phương 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ 360C. Tính khối lượng của nước và khối lượng của rượu đã trộn. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 190 C và nước có nhiệt độ 800 C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/Kg.K, của rượu là 2500 J/Kg.K.

      bởi Lê Minh Bảo Bảo 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi m1,m2 lần lượt là khối lượng của nước , rượu

    Ta có m1+m2=0,14kg=>m1=0,14-m2

    Ta có phương trình cân bằng nhiệt

    Q tỏa =Qthu

    => m1c1.(t1-t)=m2.c2.(t-t2)

    =>(0,14-m2).4200.(80-36)=m2.2500.(36-19)

    =>m2=0,114kg

    =>m1=0,026kg

      bởi Phác Trịnh Mỹ 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, đổ 800g nước vào nhiệt lượng kế, khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước và nhiệt lượng kế là 17°C. Tiếp tục thả vào nước 1 miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ là 97°C, nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 22°C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K. Hãy tính nhiệt dung riêng của đồng.

      bởi Tieu Dong 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đổi 100g = 0,1 kg

    800g = 0,8 kg

    600g = 0,6 kg

    Nhiệt lượng thu vào của nhiệt lg kế và nước là :
    Q1 = m1 . c1 . \(\Delta t_1\) = 0,1.c1. (22-17) = 0,5c1

    Q2 = m2 . c2 . \(\Delta t_1\) = 0,8 . 4200 . (22-17 ) = 16800 (J)

    Nhiệt lượng tỏa ra của miếng đồng là :
    Q3 = m3 . c1. \(\Delta t_2\) = 0,6 . c1 . (97-22) = 45c1

    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có :

    Q1 + Q2 = Q3

    => 0,5c1 + 16800 = 45c1

    => 44,5c1 = 16800

    => c1 = 377,5 ( J/kg.k )

      bởi Trần Quyên 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả đồng thời 100g sắt ở 20 độ c và 400g đồng 30 độ c vào 600g nước ở 90 độ c. Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt

      bởi Nhat nheo 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gọi t là nhiệt độ cân bằng

    Ta có Q1+Q2=Q3

    m1.c1.(t-20)+m2c2.(t-30)=m3c3.(90-t)

    => 0,1.460.(t-20)+0,4.380.(t-30)=0,6.4200.(90-t)

    => t=85,46 độ C

      bởi Vũ Đức Trung 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cách tính hiệu suất vật lí thcs ??

      bởi Anh Nguyễn 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • công có ích chia công toàn phần nhân với 100 (%)

      bởi Lê Nguyễn Hà My 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao tròg không khí 60 độ ta không bị bỏng mà nước 6o độ lại làm ta bỏng vậy mọi người

      bởi Lê Bảo An 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Vì ở nhiệt độ cao trong không khí , cơ thể người đổ mồ hôi và bốc hơi trên da , khi đó nhiệt lượng bay hơi lấy từ cơ thể làm nhiệt độ cơ thể giảm nên da không bị bỏng. Trong nước nóng không thể có sự bay hơi, qua đó không có sự giảm nhiệt độ của da nên da bị bỏng.Ở nhiệt độ \(60^oC\) thì nước đã bay hết hơi nên ko có vật dẫn nhiệt tốt (ko khí dẫn nhiệt kém)
    - Trong không khí, khi nóng lên, mồ hôi thoát ra từ lỗ chân lông sẽ bay hơi, giải phóng nhiệt lượng, giải nhệt cơ thể, còn trong nước nóng cùng nhiệt độ, mồ hôi không thể bay hơi nên ta sẽ bị bỏng

      bởi Nguyễn thị Phượng 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) thả 1 miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì:

    A. Nhiệt năng của miếng sắt tăng

    B. Nhiệt năng của miếng sắt giảm

    C. Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi

    D. Nhiệt năng của nước giảm

    2) 1 cần trục thực hiện 1 công 3000J để nâng 1 vật nặng lên cao trong thời gian 2 giây. Công suất của cần trục sinh ra là:

    A. 1500W

    B. 750W

    C. 0,6kW

    D. 0,3kW

    3) đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra chủ yếu trong chất nào?

    A. Chỉ chất lỏng

    B. Chỉ chất khí

    C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí

    D. Ở các chất lỏng, chất khí và chất rắn

    4) Trong cách sắp xếp sự dẫn nhiệt của các chất từ ít nhất đến nhiều nhất sau đây cách nào đúng?

    A. đồng, thủy tinh, nhôm, nước

    B. nước, thủy tinh, đồng, nhôm

    C. nước, thủy tinh, nhôm, đồng

    D. nhôm, đồng, thủy tinh

    5) Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

    A. Nhiệt độ

    B. Nhiệt năng

    C. Khối lượng

    D. Tất cả đều sai

      bởi Nguyễn Sơn Ca 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) thả 1 miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì:

    A. Nhiệt năng của miếng sắt tăng

    B. Nhiệt năng của miếng sắt giảm

    C. Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi

    D. Nhiệt năng của nước giảm

    2) 1 cần trục thực hiện 1 công 3000J để nâng 1 vật nặng lên cao trong thời gian 2 giây. Công suất của cần trục sinh ra là:

    A. 1500W

    B. 750W

    C. 0,6kW

    D. 0,3kW

    3) đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra chủ yếu trong chất nào?

    A. Chỉ chất lỏng

    B. Chỉ chất khí

    C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí

    D. Ở các chất lỏng, chất khí và chất rắn

    4) Trong cách sắp xếp sự dẫn nhiệt của các chất từ ít nhất đến nhiều nhất sau đây cách nào đúng?

    A. đồng, thủy tinh, nhôm, nước

    B. nước, thủy tinh, đồng, nhôm

    C. nước, thủy tinh, nhôm, đồng

    D. nhôm, đồng, thủy tinh

    5) Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

    A. Nhiệt độ

    B. Nhiệt năng

    C. Khối lượng

    D. Tất cả đều sai

      bởi Nguyễn Ngân 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì sao nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống

      bởi Truc Ly 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đối lưu :))

      bởi Lyvanmanh Manh 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt dung riêng của một chất cho biết đều gì? Giải thích nhiệt dung riêng của một chất

      bởi Nguyễn Quang Thanh Tú 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1độ C (1K)

    VD: Nói nhiệt dung riêng của nhôm là 380J/kg.K có ý nghĩa là muốn làm 1kg nhôm tăng thêm 1 độ C thì cần truyền cho nó 1 nhiệt lượng là 380J.

      bởi nguyễn thị lộc 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổ 1 thìa nước nóng vào nhiệt lượng kế,nhiệt độ của nó tăng lên 5C lại đổ thêm thìa vào , nhiệt độ của nó tnagw thêm 3c.hỏi đổ 48 thìa thì nhiệt độ tăng thêm bao nhiêu

      bởi bach dang 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tham khảo:

    Khi dổ 1 thìa đầu tiên:

    Ta co: \(t_1-t=5^oC\)

    \(\Rightarrow t_1=5+t\)

    Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế thu vào:
    \(Q_1=mc\left(t_1-t\right)=5mc\)

    Nhiệt lượng 1 thìa nước nóng tỏa ra :
    \(Q_{1'}=m'c'\left(t'-t_{1'}\right)=m'c'\left(t'-5-t\right)\)

    Phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_1=Q_{1'}\)

    \(\Rightarrow5mc=m'c'\left(t'-t+5\right)\left(1\right)\)

    Đổ 1 thìa thứ hai:

    Ta co: \(t_2-t_1=3^oC\)

    \(\Rightarrow t_2=3+t_1=8+t\)

    Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế thu vào:

    \(Q_2=mc\left(t_2-t_1\right)=3mc\)

    Nhiệt lượng do nước ở thìa 1 thu vào:

    \(Q_{2nuoc}=m'c'\left(t_2-t_1\right)=3m'c'\)

    Nhiệt lượng 1 thìa nước nóng thứ 2 tỏa ra:

    \(Q_{2'}=m'c'\left(t'-t_2\right)=m'c'\left(t'-t-8\right)\)

    Phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_2+Q_{2nuoc}=Q_{2'}\)

    \(\Rightarrow3mc+3m'c'=m'c'\left(t'-t-8\right)\left(2\right)\)

    \(\Rightarrow3mc+3m'c'=m'c'\left(t'-t-5-3\right)\)

    \(\Rightarrow3mc+3m'c'=m'c'\left(t'-t-5\right)-3m'c'\)

    Do ở (1):

    \(\Rightarrow3mc+3m'c'=5mc-3m'c'\)

    \(\Rightarrow mc=2m'c'\left(3\right)\)

    Thay (3) vào (2), ta co:

    \(\Rightarrow\left(t'-t-8\right)=12\left(4\right)\)

    Đổ thêm 48 thìa nước nóng:

    Ta co: \(T-t_2=\Delta t\)

    \(\Rightarrow T=\Delta t+t_2=\Delta t+t_2=\Delta t+8+t\)

    Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế thu vào:

    \(Q_3=mc\left(T-t_2\right)=mc\Delta t\)

    Nhiệt lượng do nước ở 2 thìa trước thu vào:

    \(Q_{3nuoc}=2m'c'\left(T-t_2\right)=2m'c'\Delta t\)

    Nhiệt lượng 48 thìa nước nóng thứ 3 tỏa ra:

    \(Q_{3'}=48m'c'\left(t'-T\right)=48m'c'\left(t'-\Delta t-t-8\right)\)

    Phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_3+Q_{3nuoc}=Q_{3'}\)

    \(\Rightarrow\text{mc∆t + 2m'c'∆t = 48m'c'( t' - t - 8 - ∆t )}\)

    \(\Rightarrow\text{mc∆t + 2m'c'∆t = 48m'c'( t' - t - 8) - 48m'c'∆t (5) }\)

    Thay (2) và (4) vào (5)

    \(\Rightarrow\text{ 3m'c'∆t + 2m'c'∆t = 48m'c' × 12 - 48m'c'∆t}\)

    \(\Rightarrow\text{ 53∆t = 48.12}\)

    Độ tăng nhiệt độ của nhiệt kế sau 48 thìa nước nóng:

    \(\Delta t=\dfrac{48.12}{53}=10,9^oC\)

    Vậy …

      bởi Nguyễn Thu Hằng 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Tại sao trong nước ao hồ sông biển lại có kk mặc dù kk nhẹ hơn nước rất nhiều ?

    2) Tại sao về mùa đông mặc áo mỏng ấm hơn mặc áo dày >

    3) Một xe bánh xích gây áp suất lên mặt đường nằm ngang là 36 000 N/m2 . diện tích tiếp xúc của các bản xích xe lên mặt đất là 1,25 m2 . Tính khối lượng của xe ?

    4)

    Một học sinh thả 300g chì ở 100oC và 250 g nước ở 58.5oC làm cho nước nóng lên tới 60oC

    a, Tính nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt

    b, Tính nhiệt lượng nước thu vào

    c, Tính nhiệt dung riêng của chì

    d, So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch . Lấy nhiệt dung riêng của nước 4200J.kg.K .

      bởi bach dang 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 : Do các phân tử không khí và nước luôn có khoảng cách và chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, nên các phân tử không khí len lỏi vào nước (hiện tượng khuếch tán )

    Câu 2 : Tác dụng của việc mặc nhiều áo trong mùa lạnh là để giữ nhiệt cho cơ thể. Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.

    #Ai_do_giup_minh_mon_ly_di

      bởi Nguyễn thị Phượng 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một chai dầu 2l nặng 1,6kg. Tính trọng lượng của chai dầu theo hai cách

      bởi can chu 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Theo đề bài ta có:

    \(V=2l\)

    \(m=1,6kg\)

    C1:Trọng lượng của chai dầu là:

    \(P=10m=10\cdot1,6=16\left(N\right)\)

    C2: Đổi : 2 lít = 0,02 m3

    Khối lượng riêng của chai dầu là:

    \(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{1,6}{0,02}=80\left(kg/m^3\right)\)

    Trọng lượng riêng của chai dầu là:

    \(d=10D=10.80=800\left(N/m^3\right)\)

    Vậy trọng lượng của chai dầu là:

    \(P=V\cdot d=0,02\cdot800=16\left(N\right)\)

    Vậy trọng lượng của chai dầu là 16N

      bởi Phương Mai 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đon vi do the tích chinh thức cua nuoc ta là ....

      bởi Tuấn Huy 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đơn vị đo thể tích chính thức của nước ta là đề - xi - mét khối

    kí hiệu :

    \(dm^3\)

    \(1dm^3=1lit\)

    tương tự 2 dm3 ; 3 dm3

      bởi Hạ Xuân Hiếu 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON