YOMEDIA
NONE

Tính tổng thời gian cano đi từ A đến B và B đến A ?

1 cano chuyển động trên quãng đường AB dài 60 km.Vận tốc canô khi nước yên lặng 20 km/h vận tốc dòng nước 4km/h.Dòng nước chaỷ từ A đên B

Tính tổng thời gian cano đi từ A đến B và B đến A

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (33)

  • Tóm tắt:

    \(s_{AB}=60km\\ v_{cn}=20km|h\\ v_n=4km|h\\ \overline{t_{AB+BA}=?}\)

    Giải:

    Vận tốc của ca nô khi đi từ A đến B (xuôi dòng) là:

    \(v_{đi}=v_{cn}+v_n=20+4=24\left(km|h\right)\)

    Vận tốc của ca nô khi đi từ B về A (ngược dòng) là:

    \(v_{về}=v_{cn}-v_n=20-4=16\left(km|h\right)\)

    Thời gian để ca nô đi từ A đến B là:

    \(t_{AB}=\dfrac{s_{AB}}{v_{đi}}=\dfrac{60}{24}=2,5\left(h\right)\)

    Thời gian để ca nô đi từ B về A là:

    \(t_{BA}=\dfrac{s_{AB}}{v_{về}}=\dfrac{60}{16}=3,75\left(h\right)\)

    Tổng thời gian đi từ A đến B và từ B về A là:

    \(t_{AB+BA}=t_{AB}+t_{BA}=2,5+3,75=6,25\left(h\right)\)

    Vậy tổng thời gian để ca nô đi từ A đến B và từ B về A là 6,25h

      bởi Võ Trọng Vĩnh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • khi vật A tác dụng lên vật B 1 lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A 1 lực, hai lực này cùng giá trị, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực này có cân bằng không? tại sao?

      bởi Anh Nguyễn 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khi vật A tác dụng lên vật B 1 lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A 1 lực, hai lực này cùng giá trị, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực này không cân bằng . Vì : Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật nên 2 lực ở trường hợp trên không cân bằng .

      bởi Võ Trọng Vĩnh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một máy bơm dầu từ một giếng dầu ở độ sâu 400m so với mặt đất.Trọng lượng dầu máy bơm được trong thời gian 0,6 phút là 12000N.

    a,Tíng công suất máy bơm

    b,Tính thời gian để máy bơm được 1,5 tấn dầu

    GIẢI GIÚP EM VỚI

      bởi thùy trang 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(h=400m\)

    \(P_1=12000N\)

    \(t_1=0,6p=36s\)

    __________________________

    a) Cơ học lớp 8 =?

    b) \(m=1,5\) \((tấn)\) \(\Leftrightarrow P_2=15000N\)

    \(t_2=?\)

    Giải:

    a) Công do máy bơm thực hiện được là:

    \(A_1=P_1.h=12000.400=4800000\left(J\right)\)

    Công suất của máy bơm là:

    Cơ học lớp 8 \(=\dfrac{A_1}{t_1}=\dfrac{4800000}{36}\approx133333,3\left(W\right)\)

    b) Công do máy thực hiện khi bơm 1,5 tấn dầu là:

    \(A_2=P_2.h=15000.400=6000000\left(J\right)\)

    Thời gian để máy bơm được 1,5 tấn dầu là:

    \(t_2=A_2:\) Cơ học lớp 8 \(=\dfrac{6000000}{133333,3}\approx45\left(s\right)\)

    Đáp số: ...

      bởi Trần Thị Thu Uyên 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bao gạo nặng 20kg đặt lên ghế nặng 500g có 4 chân. Diện tích tiếp xúc mỗi chân ghế là 5cm2 .Tính áp suất tác dụng của ghế và bao gạo

      bởi Lê Tấn Thanh 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m_1=20kg\\ m_2=500g=0,5kg\\ S_{1c}=5cm^2=0,0005m^2\\ \overline{p=?}\)

    Giải:

    Trọng lượng của ghế và bao gạo là:

    \(P=P_1+P_2=10.m_1+10.m_2=10.20+10.0,5=200+5=205\left(N\right)\)

    Diện tích tiếp xúc của ghế là:

    \(S=4\cdot0,0005=0,002\left(m^2\right)\)

    Áp suất của ghế và bao gạo là:

    \(p=\dfrac{P}{S}=\dfrac{205}{0,002}=102500\left(Pa\right)\)

    Vậy ấp suất của ghế và bao gạo là: 102500Pa

      bởi Minh Dung Ngọc 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một xe đạp đi từ A đến B. Nửa đầu đi với vận tốc là 15km/h, nửa còn lại đi với vận tốc 25km/h. Vận tốc trung bình là...km/h.

      bởi Xuan Xuan 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi cả quãng đường người đó đi là S (km), S > 0

    Thời gian người đó đi nửa quãng đường đầu và nửa quãng đường sau lần lượt là:

    \(t_1=\dfrac{S}{2}:15=\dfrac{S}{30};t_2=\dfrac{S}{2}:25=\dfrac{S}{50}\)

    Vận tốc trung bình trên cả quãng đường AB là:

    \(v_{TB}=\dfrac{S}{t_1+t_2}=\dfrac{S}{\dfrac{S}{30}+\dfrac{S}{50}}=\dfrac{S}{\dfrac{4S}{75}}=S.\dfrac{75}{4S}=\dfrac{75}{4}=18,75\left(\dfrac{km}{h}\right)\)

      bởi Nguyễn Đức Long 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một người tác dụng lên mặt sàn 1 ấp suất 1,7*104 N/m2 . diện tích tiếp xúc 0,02 m2 . hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?

      bởi bich thu 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(p=1,7.10^4Pa\)

    \(S=0,02m^2\)

    \(P=?\)

    \(m=?\)

    GIẢI :

    Lực tác dụng của người này lên mặt sàn là :

    \(F=p.S=1,7.10^4.0,02=340\left(N\right)\)

    Mà trọng lượng thì bằng lực tác dụng

    Nên : F = P =340N

    Khối lượng của người này là:

    \(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{340}{10}=34\left(kg\right)\)

      bởi Nguyễn Khoa 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bỏ qua sức cản của không khí. Tại vị trí nào vật không có thế năng? Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương nằm ngang từ vị trí A, rơi xuống mặt đất tại vị trí D (H. 16.1).


      bởi Co Nan 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trog sách bài tập à bạn

    Chọn D

      bởi Phương Trần 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tính tương đối của chuyển động và đứng yên

      bởi Mai Đào 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chuyển động hay đứng yên đều có tính tương đối vì:

    * Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác.

    VD: Khi tàu rời khỏi ga, người hành khách ngồi trên tàu sẽ đứng yên so với tàu. Nhưng tàu lại chuyển động so với nhà ga

      bởi Hoàng Bắc 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một người đi xe đạp đi nữa quãng đường đầu vớ vận tốc 12km/h nữa quãng đường còn lại đi vớ vận tốc 6km/h tính vận tốc trung bình trên cả 2 đoạn đường

      bởi Nguyễn Tiểu Ly 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi độ dài của cả quãng đường là: \(2s\left(km\right)\)

    Thì độ dài quãng đường đầu và quãng đường sau là: \(s_1=s_2=\dfrac{2s}{2}=s\left(km\right)\)

    Thời gian đi hết quãng đường đầu là:

    \(t_1=\dfrac{s_1}{v_1}=\dfrac{s}{12}\left(h\right)\)

    Thời gian đi hết quãng đường sau là:

    \(t_2=\dfrac{s_2}{v_2}=\dfrac{s}{6}\left(h\right)\)

    Vận tốc trung bình của người đó là:

    \(v_{tb}=\dfrac{2s}{t}=\dfrac{2s}{t_1+t_2}=\dfrac{2s}{\dfrac{s}{12}+\dfrac{s}{6}}=\dfrac{2s}{\dfrac{3s}{12}}=8\left(km/h\right)\)

    Vậy vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 đoạn đường là: 8km/h

      bởi Tú Bắc Siêu 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một người nặng 48k sống ở tầng 4 của một căn hộ mỗi ngày người đó đi hai lần từ dưới tầng 1 lên nhà. Biếu cầu thang giữa hai tần có 22 bậc , mỗi bậc cao 18cm

    Tính

    a)Công mà người đó phải thực hiện mỗi ngày

    b)Biết thời gian mà người đó đi từ tầng 1 lên tầng 4 là 2 phút.Tính công suất của người đó?

      bởi thanh duy 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m=48kg\)

    \(h_x=18cm\)

    a) \(A=...?\)

    b) \(P=...?\)

    GIẢI :

    a) Cầu thang có 22 bậc thì cao :

    \(h_c=22.h_x22.18=396\left(cm\right)=3,96\left(m\right)\)

    Trọng lượng của người này là :

    \(P=m.10=48.10=480\left(N\right)\)

    Mỗi ngày đi hai lần thì người này đi tổng cộng :

    \(4.2=8\left(tầng\right)\)

    Vậy tổng cộng số bậc mà người này phải đi là:

    \(h=8.h_c=31,68\left(m\right)\)

    Công mà người đó phải thực hiện mỗi ngày là :

    \(A=F.s=P.h=480.31,68=15206,4\left(J\right)\)

    b) Ta có :\(t=2'=120s\)

    Tổng thời gian đi từ tầng 1 lên tầng 4 mỗi ngày của người này :

    \(t'=2.t=120.2=240s\)

    Công suất của người đó là :

    \(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{15206,4}{240}=63,36\left(W\right)\)

    Tham khảo nhé ! không biết có sai chỗ nào không?

      bởi Nguyễn Mạnh Nhật 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 một ôtô trong nửa đầu quãng đường chuyển động với vận tốc không đổi V1 trong nửa quãng đường còn lại chuyển động với vận tốc V2 Hãy tính vận tốc trung bình của ô tô trên toàn bộ quãng đường trong nửa đầu quãng đường

    2 Một người đi xe đạp trên một quãng đường với vận tốc trung bình 12 km trên giờ trên đoạn đường thứ nhất bằng 1/3 quãng đường đó vận tốc của xe không đạt là 16 km trên giờ Tính vận tốc của xe đạp trên đoạn đường còn lại

    3 Một người đi từ A đến B nửa đoạn đường đầu người đó đi với vận tốc V1 nữa thời gian còn lại đi với vận tốc V2 quãng đường cuối đi với vận tốc V3 tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường

    4 Một người đi xe đạp trên đoạn đường MN nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc V1 = 20 km trên giờ trong nửa thời gian còn lại người ấy đi với vận tốc V2 bằng 10 km trên giờ cuối cùng người ấy đi với vận tốc v3= 5 km trên giờ Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường MN

      bởi Nguyễn Thanh Hà 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 3,.

    Gọi s là chiều dài quãng đường AB; t1 và t2 là thời gian đi nửa đoạn đường đầu và nửa đoạn đường còn lại. Ta có: \(t_1=\dfrac{s}{2v_1}\).

    Thười gian đi với vận tốc v2 và v3 là t2/2.

    \(s_2=v_2.\dfrac{t_2}{2}và.s_3=v_3.\dfrac{t_2}{2}\)

    \(\Rightarrow s_2+s_3=\dfrac{s}{2}\Rightarrow\dfrac{t_2}{2}\left(v_2+v_3\right)=\dfrac{s}{2}\)

    \(\Rightarrow t_2=\dfrac{s}{v_2+v_3}\)

    \(v_{TB}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{s}{\dfrac{s}{2v_1}+\dfrac{s}{v_2+v_3}}=\dfrac{1}{\dfrac{1}{2v_1}+\dfrac{1}{v_2+v_3}}=\dfrac{2v_1\left(v_2+v_3\right)}{2v_1+v_2+v_3}\)

      bởi Nguyễn Kim Thoa 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai bình trụ thông nhau được đậy kín bằng piston. Khối lượng của 2 piston thái tần lượt là 5kg và 3kg. Khi ở trạng thái cân bằng, piston thứ nhất cao hơn piston thứ hai một đoạn bằng 8cm. Để cho pison 2 piston nằm ngang nhau cần đặt lên piston hai một quả cân bằng 4 kg. Xác định vị trí tương đối của 2 piston kkhi di chuyển quả cân 4kg sang piston một.

      bởi Nguyễn Xuân Ngạn 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thầy phynit giúp em với

      bởi Quỳnh Như 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một máy thủy lực có độ lợi cơ học bằng 49 . Piston nhỏ có bán kính bằng 20cm . Tác dụng lực 600N đẩy piston nhỏ một đoạn : h = 73,5cm. Xác định :

    a) Lực sẽ tác dụng vào piston nhỏ.

    b)Bán kính của piston lớn.

    c)Độ chênh lệch dầu ở 2 cột.

    d)Diện tích dầu đã được dịch chuyển.

      bởi Phan Thị Trinh 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thầy phynit giúp em với

      bởi Thu Lan Phạm 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người đi xe đạp đều trên quãng đường đầu dài 2,4km hết 800s, sau đó đi tiếp quãng đường sau với vận tốc 0,24km/phút trong thời gian 1200 giây. Tính:

    a. Vận tốc của người đó trên đoạn đường đầu ?

    b. Độ dài quãng đường sau?

    c Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường

      bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(s_1=2,4km\)

    \(t_1=800s\)

    \(v_2=0,24km\)/p

    \(t_2=1200s\)

    a) \(v_1=?\)

    b) \(s_2=?\)

    c) \(v_{tb}=?\)

    GIẢI :

    Đổi : \(800s=\dfrac{2}{9}h\)

    \(1200s=\dfrac{1}{3}h\)

    \(0,24km\)/p = 14,4km/h

    a) Vận tốc của người đó trên đoạn đường đầu là :

    \(v_1=\dfrac{s_1}{t_1}=\dfrac{2,4}{\dfrac{2}{9}}=10,8\) (km/h)

    b) Độ dài quãng đường sau :

    \(s_2=v_2.t_2=14,4.\dfrac{1}{3}=4,8\) (km)

    c) Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đương là :

    \(v_{tb}=\dfrac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\dfrac{2,4+0,24}{\dfrac{2}{9}+\dfrac{1}{3}}=4,752\) (km/h)

      bởi Nguyễn Mi 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người đi bộ và một vận động viên đi xe đạp cùng khởi hành một địa ở một điểm và đi cùng chiều trên một đường tròn có chu vi là 1800 m vận tốc của người đi xe đạp là 21,6 km trên giờ của người đi bộ là 4,5 km trên giờ Hỏi khi người đi bộ đi được một vòng thì gặp người đi xe đạp 7 lần tính thời gian và địa điểm khác nhau giải bài toán bằng đô thị và tính toán

      bởi Nguyễn Anh Hưng 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 7 lần thành mấy lần nhé sorry

      bởi Nguyen Hiep 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khi nào có công cơ học ? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Cho biết công thức tính công và giải thích, nêu đơn vị các đại lượng trong công thức

      bởi hi hi 24/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • *Khi lực tác dụng lên vật làm cho vật chuyển động. Ta nói lực thực hiện một công cơ học hay lực sinh công.

    *Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố : lực tác dụng lên vật và quãng đường vật dịch chuyển.

    *Công thức tính công:

    A = F.s

    Trong đó :

    • F (N) : lực tác dụng vào vật.
    • s (m): quãng đường vật dịch chuyển.
    • A (J): công cơ học.
      bởi Thiên Cốt 24/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai xe cùng khởi hành từ một nơi và cùng đi quãng đường dài 60km. Xe một đi với vận tốc 30km/h, đi liên tục không nghỉ và đến nơi sớm hơn xe hai 30'. Xe hai khởi hành sớm hơn 1h, nhưng nghỉ giữa đường 45'.

    a, Vận tốc của xe hai?

    b, Muốn đến nới cùng lúc với xe một, xe hai phải đi với vận tốc bai nhiêu?

      bởi Thanh Nguyên 01/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a,đổi 30 phút=0,5 giờ,45 phút=0,75 giờ

    thời gian xe thứ nhất chạy xong quãng đường là

    t=S:v=60:30=2(h)

    thời gian xe thứ hai đến M kể cả thời gian nghỉ là

    t1=t+0,5=2+0,5=2,5(h)

    thời gian thực mà xe hai đến M là

    t2=t1+1-0,75=2,5+1-0,75=2,75(h)

    vận tốc của xe hai là

    v2=S:t2=60:2,75=21,818181(chu kì 81 nha)

    b,để xe hai đến nói cùng lúc thì t1=t=2(h)

    suy ra trường hợp này t2=t1+1-0,75=2+1-0,75=2,25(h)

    vận tốc xe hai lúc này là

    v2"=S:t2=60:2,25=26,66666(chu kì 6)

      bởi Michelle Selina 01/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF