YOMEDIA
NONE

Tính nhiệt lượng mà bếp cung cấp để đun sôi ấm nước ?

một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 550g chứa 2lit nước ở 20 độ C.

a. muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng là bao nhiêu? Bỏ qua nhiệt lượng do môi trường hấp thụ

b.thuc te, moi truong ngoài hấp thụ một phần nhiệt năng cung cấp cho ấm nước. Tính nhiệt lượng mà bếp cung cấp để đun sôi ấm nước. Cho biết nhiệt lượng môi trường hấp thụ bằng 1/10 nhiệt lượng ấm nước thu được. biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhôm 880J/kg.K

GIÚP MÌNH VỚI, MÌNH ĐANG RẤT GẤP ,MÌNH CẢM ƠN. KO LM HẾT CX ĐC NHÉ

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (35)

  • Rải

    a)Nhiệt lượng đun sôi ấm nước là:

    \(Q=m_{nhôm}.c_{nhôm}.\left(100-t\right)+m_{nước}.c_{nước}.\left(100-t\right)=0,55.880.\left(100-20\right)+2.4200.\left(100-20\right)=710720\left(J\right)\)

    b)Nhiệt lượng cung cấp cho môi trường ngoài là:

    \(Q_1=\dfrac{Q}{10}=\dfrac{710720}{10}=71072\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cung cấp đun sôi ấm nước là:

    \(Q_2=Q+Q_1=710720+71072=781792\left(J\right)\)

    Vầy ...

      bởi hồ văn quân 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Một thỏi dồng 500g đc nung nóng tới 250 độ C rồi thả vào trong một ca nước ở nhiệt độ 35 độ C. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của chúng là 50 độ C. Tính khối lượng nc có trong ca, bỏ qua sự thu nhiệt của ca và môi trượng xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và nc lần lượt là 380J/kg.K và 420J/kg.K

      bởi Spider man 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=500g=0,5kg\)

    \(t_1=250^oC\)

    \(c_1=380J/kg.K\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(t_2=35^oC\)

    \(t=50^oC\)

    \(m_2=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng thỏi đồng tỏa ra là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=0,5.380.\left(250-50\right)=38000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=m_2.4200.\left(50-35\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow m_2=\dfrac{m_1.c_1.\left(t_1-t\right)}{c_2.\left(t-t_2\right)}\)

    \(\Rightarrow m_2=\dfrac{0,5.380.\left(250-50\right)}{4200.\left(50-35\right)}\approx0,6kg\)

    Vậy khối lượng nước trong ca là 0,6kg.

      bởi Dương Khánh Linh 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trộn hai chất long có nhiệt dung riêng lân lượt là c1=6000J/kg.k, c2=4200J/kg.k và nhiệt độ ban đầu t1=800C, t2=400C với nhau. Nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng là bao nhiêu? Biết rằng các chất lỏng không gây phản ứng hóa học vs nhau và chúng đuợc trộn vs nhau theo tỉ lệ ( về khối lượng) là 3:2. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt vs mt

      bởi trang lan 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Rải

    Theo pt cân bằng nhịt:

    \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\)

    =>\(\dfrac{3}{2}.m_2.c_1.\left(t_1-t_{cb}\right)=m_2.c_2.\left(t_{cb}-t_2\right)\)

    =>\(\dfrac{3}{2}m_2.6000.\left(80-t_{cb}\right)=m_2.4200.\left(t_{cb}-40\right)\)

    =>\(\dfrac{3}{2}.6000.\left(80-t_{cb}\right)=4200t_{cb}-168000\)(chia \(m_2\)cho 2 vế)

    =>\(720000-9000t_{cb}=4200t_{cb}-168000\)<=>\(t_{cb}\approx67,27\)(\(^oC\))

    Vậy...

      bởi Trần Đình 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một thỏi đồng có khối lượng 600g vào một bình nước có nhiệt độ 200C thì thấy nhiệt độ của nước tăng đến 800C. Cho biết khối lượng của nước là 500g, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k, của đồng là 380J/kg.k, nhiệt lượng mất mát do bình hấp thụ và thải ra ngoài không khí là 20%. Hãy xác định nhiệt độ của đồng khi thả vào nước.

      bởi Lê Bảo An 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có : m1 = 600g =0,6 kg

    m2 = 500g = 0,5 kg ; t2 = 20oC

    C1 = 380 J/kg.k ; C2 = 4200J/kg.k

    Vì nhiệt độ nước tăng từ 20oC đến 80oC nên nhiệt độ cân bằng của hệ là t = 80oC

    So với nhiệt lượng từ đồng tỏa ra, nhiệt lượng nước thu vào chiếm:

    H = 100% - 20% = 80%

    Ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Qtỏa = \(\dfrac{Q_{thu}}{80\%}\)

    ⇔ m1C1( t1 - t ) = m2C2( t - t2 ). \(\dfrac{100}{80}\)

    ⇔0,6 . 380.(t1 - 80)= 0,5 . 4200.(80-20).\(\dfrac{5}{4}\)

    ⇔t1 = 770\(\dfrac{15}{19}\) \(\approx\) 770,789 (oC)

    Vậy nhiệt độ của đồng là 770,789 oC

      bởi Toại Toại 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao vào mùa lạnh sờ miếng đồng thì cảm thấy lạnh hơn sờ miếng gỗ??

      bởi Nguyễn Quang Minh Tú 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ko phải nhiệt độ của miếng đồng tháp hơn nhiệt dộ của miếng gỗ mà vì đồng là chất dẫn nhiệt tốt hơn nên vào mùa đông thời tiết lạnh nhiệt dộ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ tong cơ thể người khi sờ vào miếng gỗ nhiệt truyền từ cơ thể người sang miếng đồng nhiều hơn do đó ta tháy lạnh

    trong khi đó ta sờ tay vào miếng gỗ nhiệt truyền từ cơ thể người sang miếng gỗ ít bị phân tán nhiệt hơn nên ta cảm giác ít lạnh hơn

      bởi Lại Minh Hải 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nhiệt độ bình thường của cơ thể con người là 36,7 độ c. trong không khí, nều nhiệt độ là 28 độ c, người ta cảm thấy không lạnh. ngược lại ,trong nước 28 độ c người ta lại cảm thấy lạnh . hãy giải thích

      bởi Hương Lan 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -Con người có thể coi là một "hệ thống" động lực điều chỉnh đặc biệt trong quan hệ chặt chẽ với xung quanh. Cảm giác nóng lạnh tùy thuộc vào sự bức xạ nhiệt của cơ thể. Con người ngày một tiến hóa và đã thích ứng quen với nhiệt độ khoảng 28 độ C vì do không khí dẫn nhiệt kém....

    -Tất nhiên đối với người thì tính dẫn nhiệt của nước tốt hơn nhiều so với không khí cho nên khi nhiệt độ khoảng 28 độ C thì ta đã cảm thấy lạnh

      bởi Tuấn Phan 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng? Làm thế nào để cốc ko vỡ khi rót nước sôi??

      bởi Thanh Nguyên 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hiện tượng vỡ này bao gồm tập hợp các lý do sau:
    1. Thủy tinh truyền nhiệt kém.
    2. Tính đàn hồi, biến dạng của thủy tinh thấp.
    3. Sự giãn nở vì nhiệt.
    4. Hiệu ứng vết nứt.

    Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức.

    Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ.

      bởi Nguyen Hao 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 chiếc thìa bằng đồng và 1 chiếc thìa bằng nhôm có khối lượng và nhiệt độ ban đầu bằng nhau được nhúng chìm vào 1 cốc đựng nước nóng hỏi

    a nhiệt độ cuối cùng của 2 thìa có bằng nhau ko tại sao

    b nhiệt lượng mà 2 thìa thu được từ nước có ằng nhau ko tại sao

      bởi Lê Tấn Vũ 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Nhiệt độ cuối cùng là nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt . Do đó nhiệt độ cuối cùng của hai thìa bằng nhau .

    b) Nhiệt lượng hai thìa thu được từ nước không bằng nhau , vì độ tăng nhiệt độ của hai thìa giống nhau nhưng nhiệt dung riêng của đồng và nhôm khác nhau

      bởi Madridista Ten 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì sao khi trộn 20ml nước vào 30ml ta thu được hỗn hợp nhỏ hơn 50ml?

    người ta thả miếng nhôm khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 100oC vào 2kg nước. nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30o.tính nhiệt lượng do miếng nhôm toả ra?biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.k

      bởi cuc trang 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả miếng nhôm khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 100oC vào 2kg nước. nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30o.tính nhiệt lượng do miếng nhôm toả ra?biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.k

    Tóm tắt

    \(m_1=0,5\left(kg\right)\)

    \(t_1=100^0C\)

    \(c_1=880\left(J/kg.k\right)\)

    \(m_2=2\left(kg\right)\)

    \(t=30^0C\)

    _____________

    \(Q_1=?J\)

    Giair

    Nhiệt lượng do miếng nhôm tỏa ra khi hạ từ 1000C xuống 3000C là :

    \(Q_1=m_1.c_1.\Delta t_1=0,5.880.\left(100-30\right)=30800\left(J\right)\)

      bởi Kim Thu Vũ Thị 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • quả bóng bay bị bóp lai cơ năng của quả bóng thuộc loại nào

    A.thế năng hấp dẫn B.thế năng đàn hồi C. Động năng D.một loại năng lượng khác

    tốc độ khếch tán phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau

    A. nhiệt độ B. Khối lượng C.trọng lượng D. thể tích

      bởi Long lanh 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • quả bóng bay bị bóp lai cơ năng của quả bóng thuộc loại nào

    A.thế năng hấp dẫn

    B.thế năng đàn hồi

    C. Động năng

    D.một loại năng lượng khác

    tốc độ khếch tán phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau

    A. nhiệt độ

    B. Khối lượng

    C.trọng lượng

    D. thể tích


      bởi Thảo T. Thanh 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một quả cầu bằng nhôm có khối lượng 0,5kg được nung nóng tới 100 độ C vào 1 cốc nước ở 20 độ C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 27 độ C

    a) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra?

    b) Tìm khối lượng của nước trong cốc?coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau.

      bởi Dương Quá 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Qtỏa ra = 32120 J

    và m =1,09 kg

    phải v kh ?

      bởi Nguyễn Văn HIếu 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một máy thủy lực có độ lớn cơ học k= 40. Pitong nhỏ có bán kính r1= 30cm. Tác dụng lực F1 =300N đẩy pitong xuống một đoạn l1 = 50cm. Xác định :

    a) F2=?

    b) r2 =?

    c) khoảng cách di chuyển l2 của pitong lớn

    d) thể tích chất lỏng V đã đc dịch chuyển bằng bao nhiêu?

      bởi Đào Lê Hương Quỳnh 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài giải :

    Khi đặt lực F1 lên pittong nhỏ có diện tích S1 , lực này gây áp suất \(p_1=\dfrac{F_1}{S_1}\) tác dụng lên chất lỏng. Áp suấ này được truyền nguyên vẹn đến pittong lớn có diện tích S2 và tạo ra lực F2 = p2.S2

    Từ 2 công thức trên suy ra được :

    \(\dfrac{F_2}{F_1}=\dfrac{S_2}{S_1}\) (1)

    Vì thể tích của chất lỏng bị đẩy xuống trong ống nhỏ bằng thể tích của chất lỏng được đẩy lên trong ống lớn, nên :

    \(S_1.l_1=S_2.l_2\) (2)

    Từ (1) và (2) theo định nghĩa của độ lợi k, ta có :

    \(k=\dfrac{F_2}{F_1}=\dfrac{S_2}{S_1}=\dfrac{l_2}{l_1}\) (3)

    theo (3) ta suy ra :

    a) Lực nâng ở pittong lớn : \(F_2=k.F_1=40.300=12000N\)

    b) Bán kính của pittong lớn : \(S_2=k.S_1\) hay \(\pi.r^2_2=k.\pi r^2_1\)

    \(r^2=\sqrt{k}.r_1=\sqrt{40}.30=189,7cm\)

    c) khoảng cách di chuyển l2 của pittông lớn : \(l_2=\dfrac{l_1}{k}=\dfrac{50}{40}=1,25\left(cm\right)\)

    d) Thể tích chất lỏng V đã được dịch chuyển :

    \(V=l_1S_1=l_1\pi r^2_1=50.3,14.30^2=141371,7cm^3\)

      bởi Hiếu Hiếu 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một viên bi thủy tinh có V = 00,2cm3 rơi đều trg nc. Khi viên bi rơi đc 1 quãng đg h(m) thì tỏa ra năng lg 14.10-3 j. Khối lg riêng cuả nước và thủy tinh lần lượt là Dn=1g/cm3 và Dt= 2,4 g/ cm3. Hỏi quãng đg h bằng bao nhiêu?

      bởi bich thu 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(V=0,2cm^3=2.10^{-3}m^3\)

    \(D_n=1g/cm^3=1000kg/m^3\)

    \(D_n=2,4g/cm^3=2400kg/m^3\)

    \(Q=14.10^{-3}J\)

    \(h=?\)

    GIẢI :

    Lực tổng hợp tác động lên viên bi gồm trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét :

    \(F=P-F_A=mg-VD_ng=Vg\left(D_t-D_n\right)\)

    \(\Rightarrow F=2.10^{-7}.10\left(2.4000-1000\right)=2,8.10^{-3}N\)

    Viên bi rơi đều chứng tỏ ngoài 2 lực trên viên bi còn bị lực ma sát khi rơi trong nước, cản trở chuyển động và tiêu thụ công của lực F. Công tiêu thụ đó được chuyển thành nội năng của hệ, vậy nhiệt lượng tỏa ra khi viên bi rơi một đoạn h là :

    \(Q=A=F.h=2,8.10^{-3}.h=14.10^{-3}\)

    \(\Rightarrow h=\dfrac{14.10^{-3}}{2,8.10^{-3}}=5m\)

    Vậy quãng đường h là 5m.

      bởi Một Miếng Cắn 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Làm thế nào để xác định trọng lg riêng của 1 chất lỏng nếu bt trọng lg của 1 vật nào đs trg không khí, trg nc, trong chất lỏng đó.

      bởi bach hao 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi \(d_{nước}\) và dl ần lượt là trọng lượng riêng của nước và của chất lỏng cần xác định:

    \(P_0\) là trọng lượng của vật trong không khí

    \(P_n\) là trong lượng của vật trong nước

    \(P_{\text{l}}\) là trọng lượng của vật trong chất lỏng

    V là thể tích của vật

    Ta có :

    \(P_0-P_n=d_{nước}.V\)

    \(P_0-P_{\text{l}}=d.V\)

    Chia 2 phương trình này cho nhau vế với vế ta được :

    \(\dfrac{P_0-P_{\text{l}}}{P_0-P_{nước}}=\dfrac{d}{d_{nước}}\Rightarrow d=\dfrac{P_0-P_{\text{l}}}{P_0-P_{nước}}d_{nước}\)

      bởi Trần Ngọc Uyển Nhi 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • có 3 thìa nhôm, bạc và đồng có khối lượng như nhau được nhúng vào nước sôi . So sánh nhiệt lượng 3 thìa thu đc?vì sao?

      bởi Lê Tường Vy 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=m_2=m_3\)

    \(c_1=880J/kg.K\)

    \(c_2=234J/kg.K\)

    \(c_3=380J/kg.K\)

    So sánh : \(Q_1,Q_2,Q_3\) ?

    GIẢI :

    Nhiệt dung riêng của nhôm là :

    \(Q_1=m_1.c_1.\Delta t=m_1.880.\Delta t\)

    Nhiệt dung riêng của bạc là :

    \(Q_2=m_2.c_2.\Delta t=m_2.234.\Delta t\)

    Nhiệt dung riêng của đồng là :

    \(Q_3=m_3.c_3.\Delta t=m_3.380.\Delta t\)

    Ta có : \(m_1.880.\Delta t>m_3.380.\Delta t>m_2.234.\Delta t\)

    Vậy \(Q_1>Q_3>Q_2\)

      bởi Nguyễn Thị Mai Linh 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong các máy hát trc đây, để tái tạo âm thanh đã đc ghi trên đĩa hát, ngta cho 1 kim ép lên đĩa quay tròn. Đầu kim có đg kính 0.1mm tác dụng lên đĩa 1 lực = 0.2N . Xác định áp suất của kim lên đĩa hát.

      bởi thanh duy 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    ϕ = 0,1mm

    F = 0,2N

    p = ? Pa

    -------------------------------------------------

    Bài làm:

    Bán kính của đầu kim đó là:

    r = ϕ : 2 = \(\dfrac{0,1}{2}\) = 0,05(mm)

    Diện tích của đầu kim là:

    {\displaystyle S=\pi r^{2}} = 3,14.0,052 = 7,85.10-3(mm2) = 0.00000000785 m2

    Áp suất do đầu kim tác dụng lên đĩa hát là:

    p = \(\dfrac{F}{S}\) = \(\dfrac{0,2}{0,00000000785}\) = 25477707,01(Pa).

    Vậy áp suất do đầu kim tác dụng lên đĩa hát là 25477707,01 Pa.

      bởi Phạm Ngọc Phương Trâm 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 bình nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 0,2l nước ở nhiệt độ 50 . tính thời gian cần thiết để đun sôi . biết cứ 1s bếp đun đc 1000j

      bởi Thụy Mây 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đổi: 0,2 lít=0,2kg

    nhiệt lượng cần thiết để đun nóng bình nhôm là

    Q1=m1.C1.(t2-t1)=0,5.880.(100-50)=22000(J)

    nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong bình nhôm là

    Q2=m2.C2.(t2-t1)=0,2. 4200.(100-50)=42000(J)

    nhiệt lượng để đun sôi bình nước là

    Q=Q1+Q2=22000+42000=64000(J)

    thời gian cần thiết để đun sôi là

    t=Q:1000=64000:1000=64(s)

      bởi Nguyễn Dương 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một hs muốn làm cho nước nóng lên đã thả một miếng đồng có kl 800gr ở nhiệt độ 160°C vào 2 lít nước ở nhiệt độ t1 , sau khi cân bằng thì nhiệt độ của nước là 60°C

    a) Vật nào toả nhiệt , vật nào thu nhiệt . Nhiệt độ của miếng đồng khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu ?

    b) Nhiệt độ t1 lúc đầu của nước là bao nhiêu ?

      bởi Nguyễn Minh Minh 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=800g=0,8kg\)

    \(t_2=160^oC\)

    \(c_1=380J/kg.K\)

    \(v_2=2lít\Rightarrow m_2=2kg\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(t=60^oC\)

    b) \(t_1=?\)

    GIẢI :

    a) - Vật tỏa nhiệt là miếng đồng vì nhiệt độ ban đầu của miếng đồng cao hơn so với nhiệt độ cân bằng chứng tỏ miếng đồng đã tỏa ra một nhiệt lượng làm nó lạnh đi.

    - Vật thu nhiệt là nước vì nhiệt độ ban đầu của nước thấp hơn nhiệt độ khi cân bằng chứng tỏ nước đã thu vào một nhiệt lượng làm nó nóng lên.

    b) Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\Delta t_1=m_1.c_1.\left(t_2-t\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\Delta t_2=m_2.c_2.\left(t-t_1\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_2-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_1\right)\)

    \(\Leftrightarrow0,8.380.\left(160-60\right)=2.4200.\left(60-t_1\right)\)

    \(\Leftrightarrow30400=504000-8400t_1\)

    \(\Leftrightarrow473600=8400t_1\)

    \(\Leftrightarrow t_1\approx56,38^oC\)

      bởi Ngoc Huong Nguyen Tran 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF