YOMEDIA
NONE

Tính nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt ?

thả một miếng nhôm có khối lượng 500g ở 100 độ C vào 800g nước ở 20 độ C .Tính nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (37)

  • Tóm tắt

    \(m_1=500\left(g\right)=0,5\left(kg\right)\)

    \(t_1=100^0C\)

    \(c_1=880\left(J/kg.K\right)\)

    \(m_2=800\left(g\right)=0,8\left(kg\right)\)

    \(t_2=20^0C\)

    \(c_2=4200\left(J/kg.K\right)\)

    _________________________

    \(t=?^0C\)

    Giải

    Nhiệt lượng của nhôm tỏa ra là :

    \(Q_1=m_1.c_1.\Delta t_1=0,5.880.\left(100-t\right)=440\left(100-t\right)\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào là :

    \(Q_2=m_2.c_2.\Delta t_2=0,8.4200\left(t-20\right)=3360\left(t-20\right)\left(J\right)\)

    Vì Nhiệt lượng của nhôm tỏa ra bằng Nhiệt lượng nước thu vào

    nên : \(440\left(100-t\right)=3360\left(t-20\right)\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{100-t}{t-20}=\dfrac{84}{11}\)

    \(\Leftrightarrow1100-11t=84t-1680\)

    \(\Leftrightarrow-95t=-2780\)

    \(\Leftrightarrow t\sim29,3^0C\)

    Vậy............................

      bởi Trần Thị Thanh Xuân 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • giúp mình với

    thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,5kg đã được nung nóng tới 90 độ C vào cốc nước ở 25 độ C sau một thời gian nhiệt độ của nước và quả cầu là 35 độ C coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Tính khối lượng nước trong cốc

      bởi Tay Thu 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Theo PT cân bằng nhiệt có :

    Qtỏa = Qthu

    <=> Q1 = Q2

    <=> m1.c1.(t1 - t) = m2.c2.(t - t2)

    => m2 = \(\dfrac{m_2.c_2.\left(t_1-t\right)}{c_1.\left(t-t_1\right)}\) = \(\dfrac{0,5.880.\left(90-35\right)}{4200.\left(35-25\right)}\) \(\approx\) 0,58 (g)

    Vậy khối lượng nước trong cốc khoảng 0,58g

      bởi Hai Anh Vu 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • thả một quả cầu nnhiệt với có khối lượng 0,5kg đã được nung nóng tới 90 độ C vào 1 cốc nước ở 25 độ C sau một thời gian nhiệt độ của nước và quả cầu là 35 độ C coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau . Tính khối lượng nước trong cốc

      bởi Hoa Lan 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • quả cầu bằng j bn ơi , để còn biết nhiệt dung riêng chứ

      bởi Lê Lâm Ngọc Lan 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khoanh vào câu trả lời đúng:

    1) Trong sự dẫn nhiệt liên quan đến 2 vật, nhiệt năng được truyền từ vật có:

    A. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ

    B. Thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ

    C. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ

    D. Nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp

    2) Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt

    A. Đun nước trong ấm

    B. Truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò

    C. Truyền nhiệt từ nước sàn chiếc thìa nhôm trong cốc nước nóng

    D. Truyền nhiệt đầu kim thanh loại đến đầu kia

      bởi Nguyễn Thị Lưu 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. D. Nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp

    2. B. Truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò

      bởi Trần Dương 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bạn Hà nói rằng " Nếu dùng que khuấy, khuấy mãi nước trong một chiếc cốc thì nước đó có thể đat tới nhiệt độ sôi" Theo em điều đó có thể xảy ra không? Vì sao?

      bởi thanh hằng 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nếu dùng que khuấy , khuấy mãi nước trong nột chiếc cốc thì nước đó có thể tăng nhiệt độ lên một chút nhưng không thể đạt tới nhiệt độ sôi .

      bởi Thái Bá Quân 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một động cơ máy kéo có công suất là 15kW

    a/ Tính công do máy kéo thục hiện trong nửa giờ

    b/ Biết máy kéo chuyển động đều với vận tốc 10m/s. Hay tính độ lớn của lực kéo của động cơ máy kéo

      bởi Bo Bo 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(P=15kW=15000W\)

    \(t=\dfrac{1}{2}h=1800s\)

    \(v=10m/s\)

    ________________________________________

    \(A=?\)

    \(F_k=?\)

    BL :

    a) Công do máy kéo thực hiện là :

    \(A=P.t=15000.1800=27000000\left(J\right)=27000kJ\)

    b) Độ lớn của lực kéo của động cơ máy kéo là :

    \(P=F_k.v\Rightarrow F_k=\dfrac{P}{v}=\dfrac{15000}{10}=1500\left(W\right)\)

    Vậy.............

      bởi Dương Thùy 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tính nhiệt lượng cần truyền cho 2kg nước để tăng nhiệt độ từ 30 độ C đến 100 độ C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K

      bởi Nguyễn Thị Lưu 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m = 2kg

    t1 = 30o

    t2 = 100o

    c = 4200J/kg.K

    Q = ?

    Giải:

    Nhiệt độ tăng thêm là:

    \(\Delta t=t_2-t_1=100^o-30^o=70^o\)

    Nhiệt lượng cần truyền là:

    \(Q=m\cdot c\cdot\Delta t=2\cdot4200\cdot70=588000\left(J\right)\)

      bởi Le Cam Ly 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hãy nêu tính dẫn nhiệt của các chất lỏng, khí, rắn và cho VD minh họa

      bởi Nguyễn Lê Tín 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Chất rắn dẫn nhiệt tốt, trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất: Đồng > nhôm> thủy tinh

    - Chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt kém

    + Chất rắn dẫn nhiệt tốt nhất, chất khí dẫn nhiệt kém nhất: rắn> lỏng > khí

      bởi Tâm Anh Trần 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả một thỏi nhôm có khối lượng 105g được đun nóng ở nhiệt độ 142 độ C vào một bình nhiệt lượng kế đựng nước ở 20 độ C. Sau một thời gian nhiệt độ của thỏi nhôm và nước trong bình đều bằng 42 độ C. Tính khối lượng nước có trong bình nhiệt lượng kế. Coi như chỉ có thỏi nhôm và nhiowcs truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung dung riêng cuat nhôm là c1=880J/kg.K , của nước là c2=4200J/kg.K

      bởi Mai Rừng 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1=105g=0,105Kg

    t1=1420C

    t2=200C

    t=420C

    c1=880J/KgK

    c2=4200J/KgK

    m2=?Kg

    Giải:

    Theo PTCBN:

    =>Qtỏa=Qthu

    =>m1c1(t1-t)=m2c2(t-t2)

    =>0,105x880(142-42)=m2x4200(42-20)

    =>9240=92400m2

    =>m2=0,1(kg).

      bởi Nguyễn Thị Kim Phượng 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tại sao khi đun nóng chất khí đựng trong bình kín thì thể tích của chất khí coi như không đổi còn áp suất chất khí tác dụng lên thành bình lại tăng

      bởi Truc Ly 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi bị đun nóng các phân tử khí chuyển động nhanh lên, va chạm vào thành bình nhiều hơn và mạnh hơn, nên áp suất chất khí tác dụng lên thành bình tăng.

      bởi Tiênn Thùy 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một học sinh thả 300g chì ở 100 độ C vào 250g nước ở 58,5 độ C làm nước nóng tới 60 độ C

    a/ Nhiệt độ cuả chì ngay khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?

    b/ Tính nhiệt lượng nước thu vao

    c/ Tính nhiệt dung riêng của chì

    d/ So sánh nhiệt dung riêng cuả chì tính được với nhiệt dung riêng của chì ghi trong bảng nhiệt dung riêng và giải thích tại sao lại có sự chện lệch đó?

    Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K

    Nhiệt dung riêng của chifghi trong bảng nhiệt dung riêng là 130J/kg.K

      bởi Lê Tấn Thanh 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1=300g=0,3kg

    m2=250g=0,25kg

    t1=1000C

    t2=58,50C

    t=600C

    c2=4200J/kgK

    c1=?J/kgK

    c1'=130J/kgK

    a)Khi thả quả cầu vào nước làm nước từ 58,80C nóng đến 600C

    => Chì cũng tỏa nhiệt để giảm nhiệt độ từ 1000C xuống 600C.

    b)Nhiệt lượng mà nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 58,50C-> 600C là:

    Qthu=m2c(t-t2)=0,25x4200x(60-58,5)=1575(J)

    c)Theo PTCBN

    =>Qtỏa=Qthu

    =>m1c1(t1-t)=1575

    =>0,3c1(100-60)=1575

    =>c1=131,25J/KgK

    d)Có sự khác nhau trong bảng và chỉ ta tính được ở đây là do:

    -Chì trong bài toán trên đã có thể bị lẫn tạp chất.

    -Hơn nữa ta đã bỏ qua Nhiệt lượng hao phí là nhiệt lượng bị tổn thất ra môi trường bên ngoài hoặc có thể là bình chứa nước(nếu có) nên nhiệt dung riêng của chì phải lớn hơn để cho nhiệt lượng chì tỏa ra bằng với nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ lên đến 600C.

      bởi Phạm Tuyền 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có một miếng đồng đang ở nhiệt độ bình thường rồi thả vào một cốc nước nóng. Nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Miếng đồng nóng lên do quá trình thục hiện công hay truyền nhiệt?

    Vẫn miếng đồng đó nhưng cọ xát nó vào mặt bàn , một lúc sau miếng đồng nóng lên. Có thể nói miếng đồng nóng lên là do nó đã nhận dược nhiệt lượng không? Taj sao?

      bởi Ha Ku 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi bỏ miếng đồng vào trong nước:

    -miếng đồng thì thu nhiệt để tăng nhiệt độ tức là nhận nhiệt năng.

    -nước thì tỏa nhiệt để giảm nhiệt độ tức là tỏa nhiệt năng.

    => Quá trình trên là do quá trình truyền nhiệt.

    Lấy miếng đồng đó và cọ xát:

    -Nhiệt tăng lên là do thực hiện công chứ không phải là nhận được nhiệt lượng.Vì:

    Trong quá trình này ta tác dụng lên miếng đồng một lực làm việc di chuyển cọ xát với mặt bàn sinh ra nhiệt và miếng đồng không hề nhận được một lượng nhiệt nào từ môi trường bên ngoài!

      bởi NguyenMinh Đạt 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong một bình đồng khối lượng m1 = 400g có chứa m2 = 500g nước cùng ở nhiệt độ t1 = 400C. Thả vào đó một mẩu nước đá ở t3 = -100C. Khi có cân bằng nhiệt ta thấy còn sót lại m' = 75g nước đá chưa tan. Xác định khối lượng ban đầu m3 của nước đá. Cho nhiệt dung riêng của đồng là C1 = 400 J/Kg.K, nhiệt dung riêng của nước là C2 = 4200 J/Kg.K, nhiệt dung riêng của nước đá là C3 = 2100 J/Kg.K, nhiệt độ nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.105 J/Kg.K

      bởi thu hằng 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gọi m'' là khối lượng nước đá đã tan.

    => m3 = m' + m'' = 0,075 +m''

    vì nước đá chưa tan hết nên nhiệt độ cân bằng là 0 độ.

    ta có PTCBN:

    (m1.c1 + m2.c2)(t1 - 0) = (0,075 + m'').c3.(0 - (-100)) + m''.λ

    <=> (0,4.400 + 0,5.4200)(400 - 0) = (0,075 + m'').2100.100 + m''.3,4.105

    <=>15750 + 210000m'' + 340000m'' = 904000

    <=> 550000m'' = 888250

    <=> m'' = \(\dfrac{323}{200}\)= 1.615

    vậy khối lượng nước đá m3 = m' + m'' = 0.075 + 1,615 = 1,69 (kg)

      bởi Phạm Văn Hưng 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • C1 : Viết công thức tính nhiệt lượng của vật thu vào và vật tỏa ra. Phương trình cân bằng nhiệt
    C2 : Khi chỉ có 2 vật trao đổi nhiệt cho nhau thì nhiệt năng của 2 vật như thế nào ?
    C3 : Nhiệt dung riêng của 1 chất là gì ? Nói nhiệt dung riêng của nước là 420J/kg.K nghĩa là gì ???

      bởi Nguyễn Anh Hưng 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1/ Công thức tính nhiệt lượng của vật tỏa ra:

    \(Q_1=m_1C_1\left(t_1-t_2\right)\)

    Công thức tính nhiệt lương của vật thu vào:

    \(Q_2=m_2C_2\left(t_2-t_1'\right)\)

    Trong đó: - \(Q_1:\) nhiệt lượng của vật tỏa ra

    - \(Q_2:\) nhiệt lượng của vật thu vào

    - \(m_1:\) khối lượng của vật tỏa ra

    - \(m_2:\) khối lượng của vật thu vào

    - \(C_1:\) nhiệt dung riêng của vật tỏa ra

    - \(C_2:\) nhiệt dung riêng của vật thu vào

    - \(t_1:\) nhiệt độ ban đầu của vật tỏa ra

    - \(t_1':\) nhiệt độ ban đầu của vật thu vào

    - \(t_2:\) hệ của phương trình

    2/ Khi chỉ có hai vật trao đổi nhiệt cho nhau thì nhiệt năng bằng nhau

    3/ Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần phải cung cấp cho một đơn vị đo lường chất đó để nhiệt độ của nó tăng lên một độ trong quá trình đo

    Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/k.K có nghĩa là muốn 1kg nước nóng lên thêm \(1^oC\) thì cần cung cấp cho nước một nhiệt lượng là 4200J

    Xong rồi đó bạn

    Chúc bạn may mắnthanghoa

      bởi Lại Thị Thùy Hương 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hãy giải thích sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sau a,khi đun nước,nước nóng lên b.khi cưa cả lưỡi cưa và gỗ đều nóng
      bởi Co Nan 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sua là :

    a) Khi đu nước nước nóng lên là do nhiệt năng của ngọn lửa biến thành động năng của các phân tử khí và làm nhiệt độ của nước tăng.

    b) Khi cưa, cả lưỡi của và gồ đều nóng lên là do động năng của lưỡi cưa và gỗ biến thành nhiệt năng ở bề mặt tiếp xúc của lưỡi cưa và gỗ làm cho chúng bị nóng lên.

      bởi Hoàng Hào 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả một miếng nhôm khối lượng 600g ở nhiệt độ 100 đọ C vào 2kg nước làm nước nóng lên tới 30 độ C

    a/ Nhiệt độ của miếng đồng ngay khí có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?

    b/ Tính nhiệt lượng mà miếng nhôm tỏa ra

    c/ Nước nóng thêm bao nhiêu độ C?

    Bỏ qua mọi sự mất nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K

      bởi Nguyễn Thị Lưu 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m_{nh}=600g\)=0,6kg

    \(m_{nc}=2kg\)

    \(t_1=100^0C\)

    \(t_2=30^0C\)

    \(c_đ=380\)J/kg.K

    \(c_{nc}=4200J\)/kg.K

    __________________________________

    Giải:

    a, Nhiệt lượng của miếng đồng tỏa ra là:

    \(Q_đ=m_đ.c_đ.\left(t_1-t\right)\)= 0,6. 380. \(\left(100-t\right)\) (1)

    Nhiệt lượng của nước thu vào là:

    \(Q_{nc}=m_{nc}.c_{nc}.\left(t_{ }-t_2\right)\)= 2. 4200. \(\left(t-30\right)\) (2)

    \(Q_đ=Q_{nc}\)

    Từ (1) Và (2) Suy ra:

    \(0,6.380.\left(100-t\right)=2.4200.\left(t-30\right)\)

    => \(228.\left(100-t\right)=8400.\left(t-30\right)\)

    => \(22800-228.t=8400.t-252000\)

    => \(22800+252000=228.t+8400.t\)

    => \(274800=t.8688\)

    => \(t=\dfrac{274800}{8688}\approx32^0C\)

    b, Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra

    \(Q_đ=m_đ.c_đ.\left(t_1-t\right)=\)0,6. 880.68= 35904 J/kg.K

    c, Nước nóng thêm số độ C là:

    \(t_0=t-t_2=68-30=38^0C\)

    Vậy;.................................................................

      bởi Trần Nhật Trường 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ôt chuyển động trên đoạn đường 81 km trong 45 phút. Công suất của ô tô là 7 kw. Tính lực kéo của động cơ ?

      bởi Dương Minh Tuấn 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi: S = 81 km = 81000 m;

    t = 45 phút = 2700 giây

    P = 7 kw = 7000 w

    Ta có A = P.t = 7000. 2700 = 18900000 (J).

    A= F.s ⇒ F = \(\dfrac{A}{s}\) =\(\dfrac{18900000}{81000}\) ≈ 233,3 (N).

      bởi nguyễn quốc pháp 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bỏ 400g nước đá ở 0oC vào 500g nước ở 40oC, nước đá có tan hết không? Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước là 3,4.105J/kg.

      bởi Mai Rừng 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi nhiệt lượng của nước là Qt từ 40 độ về 0 độ và của nước đá tan hết là Q thu .

    \(Q_t=m_2.c_2.\left(40-0\right)=0,5.4200.40=84000\left(J\right)\)

    \(Q_{thu}=m_1.\lambda=0,4.3,4.10^5=136000J\)

    Ta thấy Qthu > Q toả nên nước đá không tan hết .

    Học tốt !

      bởi Hoa thị LÁ Lá 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chứng minh giữa phân tử và nguyên tử có khoảng cách

      bởi Nguyễn Thị Thanh 12/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chuẩn bị một quả bóng bay, bơm tương đối căng và buột thật chặt, khoản một thời gian sau bóng dần dần xẹp (xì hơi)
    Do giữa những phân tử cấu tạo nên quả bóng vẫn còn những khoảng cách đủ cho những phân tử khí thoát ra nên hơi trong bóng dần thoát ra ngoài

    Vậy ta kết luận giữa những phân tử và nguyên tử có khoảng cách

      bởi Châu Minh Tú 12/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF