YOMEDIA
NONE

Tính nhiệt độ ban đầu của nước ?

Ng ta thả một miếng đồng có khối lượng là 300g ở nhiệt độ 100C vào 200g nước nhiệt độ khi có sự cân bằng 30C 

a) nc đã nhận đc một nhiệt lượng là bn 

b) tính t• ban đầu của nước

c) biết ∆t của đồng là 3800j/kg.k và của nc là 4200j/kg.k

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (38)

  • a) Nhiệt lượng của đồng tỏa ra là: \(Q_1=m_1.c_1.(t_1-t)=0,3.380.(100-30)=7980(J)\)

    Nhiệt lượng mà nước nhận là: \(Q_2=Q_1=7980(J)\)

    b) Ta có: \(Q_2=m_2.c_2.(t-t_2)=0,2.4200.(30-t_2)=840.(30-t_2)=7980\)

    \(\Rightarrow t_2=20,5^0C\)

      bởi Trần Tuấn 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Các công thức và kí hiệu trong vật lí 8 ạk

      bởi Nguyễn Vân 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu này bỏ qua có rùi ak cảm ơn mọi ng 

      bởi nguyễn hoàng nhật Quang 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k . Hãy nêu ý nghĩa của con số này

      bởi Lê Thánh Tông 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Điều đó có nghĩa là: Muốn làm cho 1kg nước nóng thêm 1 độ C thì cần truyền cho nước một nhiệt lượng bằng 4200J

    Chúc bạn học tốt!hihi

      bởi Hồ Nhật Linh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • dùng bếp dầu để đun sôi 1 lít nước ở 20 độ C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5 kg.Tính nhiệt lượng cần để đun sôi nước ,biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k của nhôm là 880J/kg.k

      bởi Nguyễn Minh Hải 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lượng cần để đun sôi nước là: 

    \(Q=Q_1+Q_2=1.4200.(100-20)+0,5.880.(100-20)=...\)

    Bạn tự bấm máy tính nhé hehe

      bởi phượng Xèo 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • muốn có nước ở nhiệt độ 30 độ C ,người ta lâý 5 kg nước ở nhiệt độ 100 độ C trộn với nước ở 20 độ C.Hãy xác định lượng nước lạnh cần dùng

      bởi Nguyễn Bảo Trâm 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(t=30^0C\\ m_1=5\left(kg\right)\\ t_1=100^0C\\ t_2=20^0C\\ m_2=?\)

    giải

    theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

    \(Q_1=Q_2\Leftrightarrow m_1\cdot c\cdot\Delta t_1=m_2\cdot c\cdot\Delta t_2\\ \Leftrightarrow m_1\cdot\left(t_1-t\right)=m_2\left(t-t_2\right)\\ \Leftrightarrow5\left(100-30\right)=m_2\left(30-20\right)\\ \Leftrightarrow350=10m_2\Leftrightarrow m_2=\dfrac{350}{10}=35\left(kg\right)\)

    Vậy lượng nước lạnh cần dùng là 35(kg)

      bởi quỳnh diệp trần thị 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì sao khi đun nước, ngọn lửa (hoặc nguồn nhiệt) trường ở đáy ấm ? giải thích?

      bởi Nguyễn Hạ Lan 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khi đun nước ngọn lửa(nguồn nhiệt) thường tập trung ở đáy của ấm. để hiện tượng đối lưu diễn ra nhanh hơn. do nước nóng lên từ bên dưới và nở dần ra nên trọng lượng riêng của nước càng giảm xuống. còn lớp nước ở phía trên còn lạnh nên trong lượng riêng còn lớn hơn và sẽ chìm xuống bên dưới, nước bên dưới đi lên trên. nếu làm ngược lại ấm nước nước sẽ lâu nóng hơn lúc trước vì nước nóng ở phía trên lại chuyển đông về phía dưới đáy bình .

      bởi Lê Thị Mỹ Lợi 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh . hỏi nhiệt năng của một miêng đồng và của nuớc lạnh thay đôi như thếnào?

     

      bởi Lê Thánh Tông 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nhiệt năng của miếng đồng giàm và nhiệt năng của nước tăng

      bởi Hoàng Lê 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nung nóng 1 khối kim loại bằng đồng có khối lượng 600g đến 90 độ C rồi thả vào 1 chậu nước ở nhiệt độ 20 độ C, sau đó 1 thời gian nhiệt của chúng cân bằng nhau là 30 độ C. Bỏ qua sự mất nhiệt hãy tính 
    a) Nhiệt lượng do khối đồng tỏa ra 
    b) Thể tích nước có trong chậu
    c) Sau bao lâu thì nhiệt độ của chúng được cân bằng, biết dau mỗi giây nhiệt lượng của đồng tỏa ra 250J
    p/s: thầy cô và các bạn giúp em vớiiiii......giải mãi không được ạkhocroi

      bởi hồng trang 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đề bài cần phải có nhiệt dung riêng của đồng là: c1380J/kg K

    Nhiệt dung riêng của nước là: c2 = 4200 J/kgK

    a) Nhiệt lượng do khối đồng toả ra: \(Q_1=m_1.c_1(t_1-t)=0,6.380.(90-30)=13680(J)\)

    b) Gọi khối lượng của nước là m2 

    Nhiệt lượng do nước thu vào: \(Q_2=m_2.c_2.(t-t_2)=m_2.4200.(30-20)=42000.m_2\)

    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có: \(Q_2=Q_1\)

    \(\Rightarrow 42000.m_2=13680\Rightarrow m_2=0,33kg\)

    Vậy thể tích của nước trong chậu là: \(V_2=0,33(\text{lít})\)

    c) Thời gian để nhiệt độ cân bằng là: \(t=\dfrac{13680}{250}=55(s)\)

      bởi Trần Tiến Dũng 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tính nhiệt độ ở trạng thái cân bằng khi pha 2 lít nước ở 80 độ c vào 3 lít nước ở 20 độ c ,bỏ qua sự hao phí nhiệt trong quá trình truyền nhiệt

      bởi Thiên Mai 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi c là nhiệt dung riêng của nước, t là nhiệt độ khi cân bằng, D là khối lượng riêng của nước

    PTCBN: Q tỏa= Q thu

    <=> 2*D*c*(80-t) = 3*D*c*(t-20)

    => 2*(80-t) = 3(t-20)

    => t=44

      bởi Trương Ngọc 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • để tăng nhanh quá trình làm lạnh một vật, ta phải giảm nhiệt độ bên ngoài. Tại sao?

    ( giải thích càng nhiều càng tốt)yeu

      bởi bach dang 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • để tăng nhanh quá trình làm lạnh đị1 vật;tạ phải giảm nhiệt độ bện ngoài tại vì nếu ko giảm nhiệt độ bên ngoài thì vật đó sẽ ko lạnh đc

      bởi Nguyễn Ambrose 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tại sao con người cảm thấy nóng nực vào mùa hè?

    ( giải thích càng nhiều càng tốt)yeu

      bởi cuc trang 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Con người cảm thấy nóng nực vào mùa hè là do vào mùa hè, nhiệt độ lên cao

      bởi Tưởng Trịnh Văn 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gải thích tại sao một số động cơ hoạt động tốt hơn khi nhiệt độ môi trường ngoài hạ xuống? 

    ( giải thích càng nhiều càng tốt)thanghoa

      bởi Nguyễn Xuân Ngạn 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hehe

      bởi Ám Hương Ảnh 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải thích tại sao vào mùa đông, căn phòng mất nhiệt nhanh hơn vào mùa hè?

    ( giải thích càng nhiều càng tốt)

      bởi ngọc trang 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp nên nhiệt độ của căn phòng cũng xuống thấp theo

    ==> Căn phòng mất nhiệt nhanh hơn vào mùa hè

      bởi Nguyễn Dương 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một học sinh quả quyết với bạn mình rằng:"Áo bông chẳng sưởi ấm người ta một chút nào cả". Theo các bạn như thế là đúng hay sai? Vì sao?

      bởi Co Nan 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ý kiến của bạn ấy là chính xác. Trên thực tế, ý nghĩa của việc sưởi ấm là cơ thể nhận nhiệt lượng từ một nguồn khác nào đó, chẳng hạn mùa đông khi ngồi quanh bếp lửa, nhiệt lượng truyền từ bếp lửa đến cơ thể ta làm ta nóng lên. Chiếc áo bông bản thân nó không thể thực hiện được việc truyền nhiệt lượng sang cơ thể ta nên ta không thể nói áo bông đã sưởi ấm cho ta được. Thực chất tác dụng của áo bông là ngăn cản sự truyền nhiệt từ cơ thể ta ra môi trường ngoài, tức là chỉ giữ cho ta được ấm mà thôi

      bởi nguyễn quốc pháp 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả 500g chì ở 80 độ C vào 350g nước ở 65 độ C làm cho nước nóng thêm 70 độ C.

    a) Hỏi nhiệt độ của đồng khi cân bằng nhiệt.

    b) Tính nhiệt lượng của nước thu vào

    c) Tính nhiệt dung riêng của chì?

    ( CHO BIẾT NHIỆT DUNG RIÊNG CỦA NƯỚC LÀ 4190J/KG.K)

     

      bởi Huong Duong 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đề bài phải là làm nước nóng lên 7 độ C thì mới hợp lí em nhé.

    a) Nhiệt độ của chì khi cân bằng nhiệt:

    t = 65 + 7 = 720C (Hơi vô lí)

    b) Nhiệt lượng mà nước thu vào: 

    Qthu = 0,35 . 4190 . 70 = 102 655 (J)

    c) Nhiệt lượng do chì tỏa ra: 

    Qtỏa = 0,5. c. (80 - 72) = 4.c (J)

    Phương trình cân bằng nhiệt ta có: Qtỏa = Qthu

    Suy ra: 4.c = 102 655 

    -> c = 25664 (J/Kg.K)

    (Đáp án này có vẻ không hợp lí, nhưng theo giả thiết thì làm như vậy là hợp lí rồi)

      bởi Phạm Ly 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dùng một bếp than đun sôi 3 lít nước từ 300C đựng trong ấm nhôm có khối lượng 0,5 kg.
    a) Tính nhiệt lượng thu vào của ấm nhôm.
    b) Tính nhiệt lượng tỏa ra của bếp. Biết hiệu suất của bếp là 40%.
    Cho Cnước=4200J/kg.K : Cnhôm=880J/kg.k

      bởi Nguyễn Thanh Hà 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hướng dẫn:

    a) Nhiệt lượng thu vào của ấm nhôm: 

    \(Q_1=0,5.880.(100-30)=...\)

    b) Nhiệt lượng thu vào của nước

    \(Q_2=3.4200.(100-30)-...\)

    Nhiệt lượng của ấm và nước thu vào: 

    \(Q=Q_1+Q_2=...\)

    Nhiệt lượng tỏa ra của bếp:

    \(Q_b=Q.\dfrac{100}{40}=...\)

      bởi Silver Neko 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • trộn nước đang ở nhiệt độ 24 độ C với nước đang ở nhiệt độ 56 độ C.Biết khối lương của 2 lương nước bằng nhau.tính nhiệt độ của nước khi đã ổn định?

    giúp mình nha....

      bởi Nguyễn Trọng Nhân 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cái này hơi khó đấy bạn ak nhưng mình làm được yeu

     

      bởi Phác Trịnh Mỹ 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • xét nước đávà hơi nước thì khoảng cách giữa các phân tử ở trạng thái nào lớn hơn ?

      bởi Thanh Truc 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • B : Nước đá

      bởi Hiền Ruby 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Pha 275 gam nước ở 40 độ C vào 950 gam nước ở 10 độ C. Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp( biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K)

      bởi Trần Hoàng Mai 17/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:                                                      Giải

    m1=275g=0,275kg                       Dựa vào phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    m2=950g=0,95kg                          m1.c.\(\Delta t_1\)=m2.c.\(\Delta t_2\)

    t1=40oC                                         <=>0,275.4200.(40-t)=0,95.4200.(t-10)

    t2=10oC                                         <=>0,275(40-t)=0,95(t-10)

    c=4200 J/kg.K                              <=>11-0,275t=0,95t-9,5

    Tính t=?(oC)                                   <=>11+9,5=0,95t+0,275t

                                                            <=>20,5=1,225t

                                                            <=>16,7=t      

    Mình là thành viên mới ủng hộ mình nha!

      bởi Nguyên Khoa 17/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một qua cầu nhôm có khó lượng 4,3kg ở nhiệt độ ban đầu 27°C vào nước có khó lượng 1,5kg .Sau một thời gian nhiệt độ cân bằng là 32°C.Biết nhét dung riêng của nhôm 8800J/kg.K và nước 4200J/kg.K( chỉ có quá cầu và nước truyền nhiệt cho nhau).

    Tính nhiệt lượng thứ vào của quả cầu.

    Tính nhiệt độ ban đầu của nước.

    .

      bởi Nguyễn Lan 12/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF