YOMEDIA
NONE

Tính công do đầu máy xe hỏa thực hiện khi đoàn tàu chuyển động thẳng đều ?

Tính công do đầu máy xe hỏa thực hiện khi đoàn tàu chuyển động thẳng đều có trọng lượng 100kiloN đi được đoạn đường là 1km nếu hệ số ma sát giữa bánh xe và đường ray là k=0,007

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (27)

  • bạn viết lại đề đc ko

    100kiloN là gì ko hiểu

      bởi Nguyen Hien 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • 1. Cho 2 vật chuyển động đều: Vật thứ nhất đi được quãng đường 27km trong 3 phút; vật thứ 2 đi được quãng đường 48m trong 3 giây. Hỏi vật nào chuyển động nhanh hơn?

    2. Một vật chuyển động trên quãng đường AB dài 180m. Trong nửa đoạn đường đầu nó đi với vận tốc v1= 3m/s; trong nửa đoạn đường sau nó đi với vận tốc v2= 4m/s. Hãy tính thời gian chuyển động hết quãng đường AB.

    Giúp mik vs, minh đang cần gấp!

      bởi Mai Vàng 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 2:

    Thời gian vật đó đi trên nửa đoạn đường đầu là:

    \(t_1=\dfrac{S_1}{v_1}=\dfrac{\dfrac{S_{AB}}{2}}{3}=\dfrac{90}{3}=30\left(s\right)\)

    Thời gian vật đó đi trên nửa đoạn đường còn lại là:

    \(t_2=\dfrac{S_2}{v_2}=\dfrac{S_1}{4}=\dfrac{90}{4}=22,5\left(s\right)\)

    Thời gian vật đó đi trên cả quãng đường AB là:

    \(t=t_1+t_2=30+22,5=52,5\left(s\right)\)

    Vậy: ...

      bởi Sứ Giả Tuyệt Mệnh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • mn ơi giúp mik vs nhé!

    1 vật có khối lượng 1kg đọc thả vào trong nước và nhúng vào trong nước thì thấy vật chìm một nửa trong nước , cho trọng lượng riêng của nước d =10 000N/m^3

    a) tính lức đấy ac si met tác dụng lên vật và biểu diễn các lức tác tác dụng vào vật ( tỉ xích 1cm ững với 5N)

    b) tính thể tích của vật

      bởi Thiên Mai 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m=1kg\)

    \(d_n=10000N\)/m3

    a) \(F_A=?\)

    b) \(V=?\)

    GIẢI :

    a) Trọng lượng của vật là:

    \(P=10.m=10.1=10\left(N\right)\)

    Mặt khác: Khi vật lơ lửng trong nước thì :

    <=> \(P=F_A\)

    Nên : Lực đẩy Ác-si-mét tá dụng lên vật là :

    \(F_A=10N\)

    Biểu diễn lực tác dụng :

    P F > > P=FA=10N 5N

    b) Thể tích của vật là :

    \(V=\dfrac{F_A}{d_n}=\dfrac{10}{10000}=0,001\left(m^3\right)\)

      bởi Nguyễn Ambrose 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • trên AB có 2 xe đạp xp cùng lúc 7h với vt lần lượt là v1=15km/h và v2=20km/h sau đó 1h 1xe máy xp, sau khi đuổi kịp xe đạp 1 thì sau dó 1h đuổi kịp xe đạp 2. đuổi kịp xe đạp 2 thì xe máy nghỉ 10ph rồi quay về A hỏi trên đường quay về xe máy gặp xe đạp 1 lúc mấy giờ biết cả 3 xe đều xp từ A

      bởi thùy trang 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong thời gian t1 = 1h, xe 1 và xe 2 đi được quãng đường lần lượt là:

    s1 = v1.t1 = 15 (km)

    s2 = v2.t1 = 20 (km)

    Thời gian xe 3 đuổi kịp xe 1 là:

    t2 = s1 / (v3 - v1) = 15 / (v3 - 15) (h) (*)

    Trong thời gian t2, xe 2 và xe 3 đi được quãng đường lần lượt là:

    s3 = v2 . t2 = (20.15) / (v3 - 15) = 300 / (v3 - 15) (km)

    s4 = v3.t2 = (15v3) / (v3 - 15) (km)

    Khi xe 3 gặp xe 1 thì khoảng cách giữa xe 3 và xe 2 là:

    s5 = s3 + s2 - s4 = [300 / (v3-15)] + 20 - [15v3 / (v3-15)] = [15(20 - v3)] / (v3 - 15) + 20 (km)

    Theo đề bài, ta có:

    t3 = s4 / (v3 - v2) = 1 (h)

    Hay {[15(20 - v3)] : (v3 - 15)} / (v3 - 20) = 1

    => v3 = 30km/h

    Thời gian kể từ lúc xe 3 gặp xe 1 cho đến khi xe 3 bắt đầu quay lại đuổi theo xe 1 là:

    t4 = t3 (h) +10' = 1h + 1/6 h = 7/6 h

    Trong thời gian t4, xe 1 đi được:

    s6 = v1 . t4 = 15 . 7/6 = 17,5 (km)

    Quãng đường xe 3 đi đuoc kể từ lúc gặp xe 1 cho đến khi gặp xe 2 là:

    s7 = v3 . 1h = 30 (km)

    Khoảng các giữa xe 3 và 1 khi xe 3 bắt đầu quay lại là:

    s8 = s7 - s6 = 30 - 17,5 = 12,5 (km)

    Thơif gian xe 3 đuổi kịp xe 1 là:

    t = s8 / (v1 + v3) = 12,5 / (15 + 30) = 5/18 (h)

    Thay v3 = 30 vào (*) ta tìm được t2 = 1h

    Lúc này đang là: 7h + t1 + t2 + t4 + t = 7 + 1 + 1 + 7/6 + 5/18 = 94/9h = 10h26'40s

      bởi nguyễn bích ngọc 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Một máy kéo có P= 40000W. Con số đó cho biết điều gì ? Tính công của máy kéo thực hiện trong 1 giờ. Tính lực máy kéo biết trong thời gian trên máy kéo đi được quảng đường là 2km

    2) 1 tòa nhà cao 10 tầng mỗi tầng cao 3,6m có 1 thang máy chở tối đa 20 người. Mỗi người có khối lượng trung bình là 60kg. Mỗi chuyến lên tầng 10 nếu không dừng lại ở các tầng khác thì mất 1 phút. Tính công suất tối thiểu của động cơ thang máy

      bởi Anh Trần 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2)

    BL :

    10 tầng nhà cao :

    \(h=10.3,6=36\left(m\right)\)

    20 người có cân nặng là :

    \(m=20.60=1200\left(kg\right)\)

    Công A thực hiện là :

    \(A=P.h=10m.h=10.1200.36=432000\left(J\right)\)

    Công suất tối thiểu của động cơ thang máy là :

    \(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{432000}{60}=7200\left(W\right)\)

    Vậy...........

      bởi Đinh Hương Ly 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một khối gỗ hình trụ nặng 3kg có diện tích đáy là 200cm^2 được thả nổi thẳng đứng trong nước biết khối lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là 1000kg/m^3 và 600kg/m^3

    tính chiều cao phần khối gỗ chìm trong nước

    tính chiều cao phần gỗ nổ trong nước

    muốn giư khối gỗ chìm hoàn toàn và đứng yên trong nước thì cần tác dụng một lực có cường độ bao nhiêu

      bởi Lê Tấn Vũ 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài làm :

    * Vì vật nổi và đứng cân bằng trên bề mặt chất lỏng nên :

    \(F_A=P\)

    \(\Rightarrow d_n.V_c=10m\)

    \(\Rightarrow10.D_n.S.h_c=10.m\)

    \(\Rightarrow h_c=\dfrac{m}{D_n.S}=\dfrac{3}{1000.0,02}=\dfrac{3}{20}\left(m\right)\)

    Chiều cao của phần gỗ chìm trong nước là 3/20 (m)

    * Thể tích của vật là :

    \(V=\dfrac{m}{D}=\dfrac{3}{600}=\dfrac{1}{200}\left(m^3\right)\)

    Chiều cao toàn bộ vật là :

    \(h=\dfrac{V}{S}=\dfrac{1}{\dfrac{200}{0,02}}=\dfrac{1}{4}\left(m\right)\)

    Chiểu cao phần nổi là :

    \(h_n=h-h_c=\dfrac{1}{4}-\dfrac{3}{20}=\dfrac{1}{10}\left(m\right)\)

    * Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật chìm hoàn toàn và đứng cân bằng trên mặt chất lỏng :

    \(F_{A'}=d_n.V=10D_n.V=10.1000.\dfrac{1}{200}=50\left(N\right)\)

    Lực tác dụng vào miếng gỗ để giữ cho nó chìm hoàn toàn và đúng yên trong nước là :

    \(F=F_{A'}-P=50-30=20\left(N\right)\)

    Vậy...........

      bởi Nguyễn Nguyên 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một khối sắt đặc hình hộp chữ nhật có các kích thước là 45cm , 20cm,10cm.Hỏi người ta phaỉ đặt khối sắt đó trêrn mặt đát như thế nào để khỏi bị lúm biết mặt đất có thể chịu 1 áp suất lớn nhất là 16000 Pa.Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3

      bởi Bin Nguyễn 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thể tích của khối sắt là:
    \(V=45.20.10=9.10^{-3}\left(m^3\right)\)

    Trọng lượng của khối sắt là:

    \(P=V.d_{sắt}=9.10^{-3}.7800=70,2\left(N\right)\)

    Diện tích mặt đáy tối thiểu để khối sắt không lún là:
    \(S_1=\dfrac{F}{p}=\dfrac{P}{p}=\dfrac{70,2}{16000}=4,3875.10^{-3}\left(m^2\right)=43,875\left(cm^2\right)\)

    Mà 43,875<10.20<45.10<45.20

    \(\Rightarrow\)Khối sắt đó sẽ không thể bị lún dù đặt ở bất cứ mặt nào

    Vậy...

      bởi Kim Ngân Tống 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một quả cầu kim loại có trọng lượng trong không khí bằng 20N.Nhúng nó vào cốc nước,trọng lượng của nó là 15N.Xá định trọng lượng riêng của quả cầu.Cho trọng lượng riêng của nước 10^4N/m^3

      bởi Ngoc Nga 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gọi V là thể tích của quả cầu, ta có:

    Độ lớn lực đẩy ác-si-met tác dụng lên quả cầu là:

    \(F_A=P-F=20-15=5\left(N\right)\)

    Mà: \(F_A=d_n.V\Leftrightarrow5=10^4.V\Leftrightarrow V=0,0005\left(m^3\right)\)

    Trọng lượng riêng của quả cầu là:

    \(d=\dfrac{P}{V}=\dfrac{20}{0,0005}=40000\left(N|m^3\right)=4.10^4\left(N|m^3\right)\)

    Vậy trọng lượng riêng của quả cầu là: 4.104N/m3

      bởi Võ Thị Thu Phương 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 12: Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian t1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian t2 = 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là:

    A. 18km/h

    B. 20km/h

    C. 21km/h

    D. 22km/h

    Câu 13: Một ô tô lên dốc với vận tốc 16km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là

    A. 24km/h

    B. 32km/h

    C. 21,33km/h

    D. 16km/h

    Câu 18: Hai bến sông A và B cách nhau 24 km, dòng nước chảy đều theo hướng A đến B với vận tốc 6km/h. Một canô đi từ A đến B mất 1h. Cũng với canô đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của canô là không đổi.

    A. 1h30phút

    B. 1h15 phút

    C. 2h

    D. 2,5h

      bởi Phạm Khánh Ngọc 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 12: Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian t1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian t2 = 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là:

    A. 18km/h

    B. 20km/h

    C. 21km/h

    D. 22km/h

    Câu 13: Một ô tô lên dốc với vận tốc 16km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là

    A. 24km/h

    B. 32km/h

    C. 21,33km/h

    D. 16km/h

    Câu 18: Hai bến sông A và B cách nhau 24 km, dòng nước chảy đều theo hướng A đến B với vận tốc 6km/h. Một canô đi từ A đến B mất 1h. Cũng với canô đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của canô là không đổi.

    A. 1h30phút

    B. 1h15 phút

    C. 2h

    D. 2,5h

      bởi Hồng Nhân 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cùng 1 lúc có 2 xe xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 60km, chúng chuyển động cùng chiều từ A đến B, xe 1khởi hành từ A vói vận tốc 30km/h, xe thứ 2 khởi hành từ B ví vận tôc 40 km/h.

    Sau khi xuát phát được 1 giờ 30 phút, xe thứ nhất đột ngột tăng tốc đến 50km/h. Hãy xác định thời điểm 2 xe gặp nhau.

      bởi Thùy Trang 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đổi 1h 30 phút=1.5h

    sau 1.5h xe thứ nhất đi được số km là

    S1=v.t=1.5.30=45km

    sau 1.5h xe thứ 2 đi số km là

    S2=v.t=40.1.5=60

    nếu sau 1.5h xe thứ 2 vẫn đứng tại chỗ thì xe thứ nhất cách xe thứ 2 số km là S3=S-S1=60-45=15km

    thực tế hai xe cách nhau số km là

    S=S3+S2=60+15=75km

    hai xe gặp nhau sau số h là

    t=s:v=75:(50-40)=7.5h

    hai xe gặp nhau cách b số km là(lấy b vì xe thứ 2 đi từ b có vận tốc không đổi)

    s=v.t=30.(7.5+1.5)=270km

    (CỘNG 1.5 VÌ THỜI GIAN ĐẦU NỮA NHA BẠN)

    vậy .....

      bởi Hồng Đức 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • chuyển động cơ học là:

    A.sự thay đổi khoảng cách của vật so với vat khac

    B. sự thay đổi phương chiều của vat

    C. su thay đổi vị trí của vật này so với vật khác

    D.su thay doi hinh dang cua vat so voi vat khac

      bởi Lê Vinh 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • chuyển động cơ học là:

    A.sự thay đổi khoảng cách của vật so với vat khac

    B. sự thay đổi phương chiều của vat

    C. su thay đổi vị trí của vật này so với vật khác

    D.su thay doi hinh dang cua vat so voi vat khac

      bởi Vũ Thành Trung 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 Thế nào là hai lực cân bằng ?

    Câu Hai khi vấp Nghĩa đen nghĩa về phía nào Giải thích tại sao ?

    Câu 3 Trình bày cách biểu diễn vectơ lực ?

    Câu 4 để hai hòn bi sắt giống hệt nhau 1 vào nước một và 1 vào thủy ngân. Hỏi hòn bi nào chìm. ?Tại sao ?

    Câu 5 Một người đi bộ đều với vận tốc 2/m trên đoạn đường dài 3 km sau đó đi tiếp 3,9 km trong một giờ hỏi vận tốc trung bình của người đó trong mỗi đoạn đường phải suốt cả đoạn đường câu 6 Một vật có khối lượng riêng D = 680 kilôgam trên mét khối thì ở trong một chậu đựng chất lỏng có khối lượng riêng 1360 kilôgam trên mét khối .hỏi vật bị chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích của nó trong chất lỏng đó

      bởi Mai Rừng 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 4 :

    Ta gọi thể tích của 2 viên bi là V

    Ta có: \(d_n=10000N\)/m3

    \(d_{Hg}=136000N\)/m3

    Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên viên bi nhúng trong nước là:

    \(F_{A1}=d_n.V=10000.V\) (1)

    Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên viên bi nhúng trong thủy ngân là:

    \(F_{A2}=d_{Hg}.V=136000.V\) (2)

    Từ (1) và (2) => \(F_{A1}< F_{A2}\)

    Vậy hòn bi nhúng trong thủy ngân chìm

      bởi Nguyễn Thị Thuý Quyên 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:

    a) Thế nào là chuyển động cơ học? Lấy 1 vd và chỉ rõ vật mốc.

    b) Thế nào là 2 lực cân bằng? Nếu có 2 lực cân bằng cùng tác dụng vào 1 vật đang chuyển động thì vật đó sẽ như thế nào?

    c) Tại sao nói chuyển động có tính tương đối? Lấy vd

    Câu 2: Thế nào là chuyển động đều và chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc? Đơn vị của vận tốc?

    Câu 3: Nêu cách biểu diễn 1 lực( trong đó có lực kéo theo phương ngang, trọng lực của vật)

    Câu 4: Giải thích hiện về quán tính?

      bởi minh thuận 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 4 : Giải thích về quán tính.

    Lực quán tính
    Trong cơ học cổ điển, lực quán tính là lực tác động lên vật thể phụ thuộc hoàn toàn vào trạng thái chuyển động của hệ quy chiếu. Hơn nữa, luôn có thể tìm thấy phép biến đổi hệ quy chiếu để trong hệ quy chiếu mới, lực này biến mất.

    Như vậy, lực quán tính không thể quy về lực cơ bản, vốn là các lực không bao giờ biến mất dưới phép biến đổi hệ quy chiếu. Theo định nghĩa, các hệ quy chiếu mà lực quán tính biến mất là hệ quy chiếu quán tính; còn hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu có xuất hiện lực quán tính. Các hệ quy chiếu chuyển động thẳng đều (không có gia tốc) so với một hệ quy chiếu quán tính đều là quán tính. Các hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc so với một hệ quy chiếu quán tính đều là phi quán tính. Lực quán tính tỷ lệ với khối lượng vật thể và với gia tốc của hệ quy chiếu phi quán tính so với hệ quy chiếu quán tính. Lực này có hướng ngược lại hướng của gia tốc.

    Lực quán tính được đưa ra, trong cơ học cổ điển, để giải thích hiện tượng cơ học trong những hệ quy chiếu phi quán tính, nơi các định luật cơ học, như định luật Newton, không được thỏa mãn khi chỉ tính đến các lực cơ bản. Nếu coi lực quán tính như một thành phần nằm trong các lực tổng cộng, thì các định luật cơ học sẽ được thỏa mãn

    Công thức
    Xét một vật khối lượng m nằm trong một hệ quy chiếu phi quán tính. Tại một thời điểm nhất định, hệ quy chiếu này chuyển động với gia tốc a so với một hệ quy chiếu quán tính; vật m sẽ chịu lực quán tính:

    Fqt = - m a

      bởi Jung Joon Hyung Hyung 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một ống hình trụ có thể tích 168 cm3, diện tích 24 cm2 và chiều cao là 2 cm(chiều cao cột nước chứa trong ống)
    a) tính áp suất không khí lên đáy ống, biết trọng lượng riêng của không khí là d=1.29 N/m3
    b) tính áp suất nước lên đáy ống, biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3
    c) đậy một nắp kín lên miệng ống. Ống có trọng lượng là 3N. tính áp suất lên đáy ống

      bởi con cai 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài ra :

    \(V_{ống}=168cm^3=0,000168\left(m^3\right)\)

    \(S=24cm^2=0,0024m^2\)

    \(h=2cm=0,02m\)

    Chiều cao của ống :

    \(V=h.S\Leftrightarrow h=\dfrac{V}{S}=\dfrac{0,000168}{0,0024}=0,07\left(m\right)\)

    a) Áp suất không khí lên đáy ống là:

    \(p_1=d_1.h_1=1,29.0,07=0,0903\left(Pa\right)\)

    Vậy áp suất không khí tác dụng lên đáy ống là 0,0903Pa

    b) Áp suất nước lên đáy ống là :

    \(p_2=d_2.h_2=10000.0,02=200\left(Pa\right)\)

    c) Áp suất tác dụng lên đáy ống là:

    \(p=\dfrac{F}{S}=\dfrac{3}{0,0024}=1250\left(Pa\right)\)

    Vậy áp suất lên đáy ống là 125oN

      bởi Dung Thứ Kẻ Bất 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF