YOMEDIA
NONE

Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt ?

Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10 000N, nhưng khi đã chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5000N.

a) Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt. Biết đầu tàu có khối lượng 10 tấn. Hỏi lực ma sát này có độ lớn bằng bao nhiêu phần của trọng lượng đầu tàu ?

b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của những lực gì ? Tính độ lớn của hợp lực làm cho đầu tàu chạy nhanh dần lên khi khởi hành .

Tks trước nghe !!!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (37)

  • a) Vì tàu chuyển động đều nên các lực tác dụng vào tàu cân bằng nhau nên lực ma sát bằng lực kéo:
    Fms=Fk=5000N
    - Trọng lượng của tàu là:
    P = 10m =100000N
    - Ta có:
    Fms/P=5000/10000=1/20
    b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của:
    - Trọng Lực P
    - Phản lực của đường ray N
    - Lực kéo FkFk
    - Lực ma sát FmsFms
    * Hợp lực tác dụng lên tàu là:
    Fhl=Fk−Fms=10000−5000=5000N

      bởi Trần Ngạc Khoi Khoi 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Một vật có khối lượng 50kg được đưa lên sàn xe tải là 1,5m. Người ta dùng một tấm ván có chiều dài L bắt từ mặt đất lên sàn với một lực kéo là 250N. Bỏ qua ma sát của tấm ván. Tính chiều dài của tấm ván là bao nhiêu?

      bởi Nguyễn Thị Trang 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Công thực hiện để nâng vật lên cao: A=p.h=500.1.5=750(J)
    chiều dài của tấm ván:l=A/f=750/250=3(m)

      bởi Đường Lạc 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một người đi từ a đến b , biết rằng 1/3 đoạn đường đầu người đó đi với vận tốc v, 1/3 đoạn đường tiếp theo người đó đi với vận tốc 2v, 1/3 đoạn đường còn lại người đó đi với vận tốc 3v. tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường ab

      bởi Hong Van 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi s là chiều dài đoạn thẳng AB.

    Thời gian để đi 1/3 đoạn đường đầu là: \(t_1=\dfrac{s}{v}\)

    Thời gian để đi 1/3 đoạn đường đầu là: \(t_2=\dfrac{s}{2v}\)

    Thời gian để đi 1/3 đoạn đường đầu là: \(t_3=\dfrac{s}{3v}\)

    Thời gian tổng cộng để đi hết quãng đường AB là:

    \(t=t_1+t_2+t_3=\dfrac{s}{v}+\dfrac{s}{2v}+\dfrac{s}{3v}=s.\left(\dfrac{1}{v}+\dfrac{1}{2v}+\dfrac{1}{3v}\right)\)

    Vận tốc trung bình là:

    Vtb=\(\dfrac{s}{t}=\dfrac{s}{s.\left(\dfrac{1}{v}+\dfrac{1}{2v}+\dfrac{1}{3v}\right)}=\dfrac{1}{v}+\dfrac{1}{2v}+\dfrac{1}{3v}=\dfrac{11}{6v}\)

    Hình như em làm sai rồi xl nhé tại em mới học nên kiến thức chưa đủ.

      bởi Lê Phước Minh Hằng 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ai thi Vật Lí chưa gíup mìhn với mai mình thi rồi . Ai có thì cho mình cảm ơn !

      bởi khanh nguyen 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • C2: a) Lực đẩy Acsimet tác dụng vào các vật nhúng trong chất lỏng có phương và chiều ntn?

    b) Viết công thức xác đinh độ lớn của lực đẩy Acsimet, giải thích và nêu đơn vị đo của các đại lượng (.) CT

      bởi Trần Phương 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một xuồng máy đang đi ngược dòng sông, khi xuồng đến điểm A thì làm rơi một chiếc phao. Xuồng máy đi tiếp trong 40 phút thì bị hỏng máy và phải dừng lại sửa trong 10 phút. Sau khi sửa xong máy thì xuồng máy quay lại đuổi theo phao và gặp phao tại điểm B cách A 4,5km, coi vận tốc dòng nước và xuồng máy không đổi trong suốt quá trình chuyển động. Tính vận tốc dòng nước.

      bởi Nguyễn Lê Tín 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hỏi đáp Vật lý

    Gọi vận tốc của xuồng máy là vx, vận tốc dòng nước cũng là vận tốc của phao là vn

    Sau khi làm rơi phao, xuồng đi được quãng đường s1 trong khoảng thời gian t1 = 40ph = 2/3h đến điểm C, phao trôi được quãng đường s2 trong khoảng thời đó đến điểm D.

    \(s_1=\dfrac{2}{3}\left(v_x-v_n\right);s_2=\dfrac{2}{3}v_n\)

    Sau đó xuồng bị hỏng máy phải sửa trong thời gian t2 = 10ph = 1/6h do vậy trong khoảng thời gian này xuồng bị trôi một đoạn s1' đến điểm E, phao trôi được quãng đường s2' đến điểm F.

    \(s_1'=s_2'=\dfrac{1}{6}v_n\)

    Sau đó xuồng quay lại đuổi theo bè và gặp bè sau thời gian t3 và quãng đường s1'', trong khoảng thời gian này bè trôi được quãng đường s2'' và gặp xuồng tại B.

    \(s_1''=t_3\left(v_x+v_n\right);s_2''=v_n.t_3\)

    Theo hình vẽ ta thấy:

    \(+)AD+DF+FB=4,5\\ \Rightarrow s_2+s_2'+s_2''=4,5\\ \Rightarrow\dfrac{2}{3}v_n+\dfrac{1}{6}v_n+v_n.t_3=4,5\\ \Leftrightarrow\dfrac{5}{6}v_n+v_n.t_3=4,5\left(1\right)\\ +)EB+AC-EC=4,5\\ \Rightarrow s_1''+s_1'-s_1=4,5\\ \Rightarrow t_3\left(v_x+v_n\right)+\dfrac{1}{6}v_n-\dfrac{2}{3}\left(v_x-v_n\right)=4,5\\ \Leftrightarrow v_x.t_3+v_n.t_3+\dfrac{5}{6}v_n-\dfrac{2}{3}v_x=4,5\left(2\right)\)

    Từ (1) và (2)

    \(\Rightarrow\dfrac{5}{6}v_n+v_n.t_3=v_x.t_3+v_n.t_3+\dfrac{5}{6}v_n-\dfrac{2}{3}v_x\\ \Leftrightarrow t_3\left(v_n-v_x-v_n\right)=-\dfrac{2}{3}v_x\\ \Leftrightarrow-t_3.v_x=-\dfrac{2}{3}.v_x\Leftrightarrow t_3=\dfrac{2}{3}\left(h\right)\)

    Vận tốc dòng nước là:

    \(v_n=\dfrac{s_2+s_2'+s_2''}{t_1+t_2+t_3}=\dfrac{4,5}{\dfrac{2}{3}+\dfrac{1}{6}+\dfrac{2}{3}}=3\left(\text{km/h}\right)\)

      bởi Huỳnh Ngọc 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • I. Trắc nghiệm.(4,0 đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

    Câu 1. Biểu thức định luật về công là:

    A. m1 = m2 B. P1 = P2 C. A1 = A2 D. F1 = F2

    Câu 2. Một viên đạn đang bay lên cao có các dạng năng lượng:

    A. Động năng, thế năng B. Động năng, thế năng, nhiệt năng

    C. Động năng, nhiệt năng D. Thế năng , nhiệt năng

    Câu 3. Trong chân không

    A. luôn xảy ra hiện tượng dẫn nhiệt.

    B. hiện tượng dẫn nhiệt xảy ra nhanh hơn trong không khí.

    C. không xảy ra hiện tượng dẫn nhiệt .

    D. hiện tượng dẫn nhiệt xảy ra chậm hơn trong không khí.

    Câu 4. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra khi:

    A. các chất khác nhau về khối lượng

    B. các chất tồn tại cùng một thể.

    C. các phân tử chuyển động không ngừng

    D. các phân tử tự hòa lẫn vào nhau.

    Câu 5. Đổ 50 cm rượu vào 50 cm nước, hỗn hợp rượu và nước thu được kết quả nào ?

    A. Lớn hơn 100 cm B. Nhỏ hơn 100 cm

    C. 100 cm D. 50 cm

    Câu 6. Nhiệt năng của một vật

    A. luôn tăng B. luôn giảm

    C. luôn không đổi D. có thể tăng, có thể giảm

    Câu 7. Trong chất lỏng hay chất khí sự truyền nhiệt sẽ đi từ:

    A. dưới lên trên B. trên xuống dưới

    C. trái sang phải D. phải sang trái

    Câu 8. Chọn câu sai trong cách sắp xếp thứ tự dẫn nhiệt từ tốt tới kém

    A. không khí, gỗ, len. B. sắt, nước, không khí

    C. đất, thủy tinh, gỗ. D. đồng, nhôm, sắt.

    II. Tự luận. (6,0 điểm)

    Câu 1. Để đun 5 lít nước từ 200C lên 400C, cần bao nhiêu nhiệt lượng? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. (1điểm)

    Câu 2. Tại sao vào mùa hè , không khí trong nhà mái tôn nóng hơn trong nhà mái tranh; còn về mùa đông , không khí trong nh

      bởi Van Tho 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 4

    Tóm tắt:

    m1= 400g= 0,4kg

    V2= 1 lít => m2= 1kg

    t1= 20°C

    t2= 100°C

    C1= 880 J/kg.K

    C2= 4200 J/kg.K

    --------------------------

    Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm nóng tới 100°C là:

    Q1= m1*C1*(t2-t1)= 0,4*880*(100-20)= 28160(J)

    Nhiệt lượng cần thiết để nước trong ấm nóng tới 100°C là:

    Q2= m2*C2*(t2-t1)= 1*4200*(100-20)= 336000

    Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi cả ấm nước là:

    Q= Q1+Q2= 28160+336000= 364160(J)

      bởi Hồ Kim Quý 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vật lý hai học sinh dùng một tấm ván dài 2.6m kê lên một đoạn sắt tròn để chơi trò bập bênh .học sinh A cân nặng 35kg. học sinh B cân nặng 30kg. hỏi nếu 2 học sinh muốn ngồi xa nhâu nhất để chơi một cách dễ dàng , thì đoạn sắt phải đặt học sinh A một khoảng bao nhiêu

      bởi khanh nguyen 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trọng lượng của 2 học sinh là:

    PA= 10.mA= 10.35=350N

    PB= 10.mB = 10.30=300N

    Gọi O là điểm tựa thì cánh tay đòn OA và OB của các trọng lực phải thõa mãn điều kiện cân bằng của đòn bẩy.

    \(\dfrac{OA}{OB}=\dfrac{P_A}{P_B}=\dfrac{300}{350}=\dfrac{6}{7}\)=> \(OA=\dfrac{6}{7}OB\left(1\right)\)

    Ngoài ra OA+OB=2,6 (2)

    Từ (1)(2) ta có :

    \(\dfrac{6}{7}OB+OB=2,6\) => OB=1,4m

    => OA=1,2m

      bởi Mạnh Long Lư 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình chứa nước cao 1,5m đựng đầy nước biển.Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3

    1. Tính áp suất của nước biển lên đáy bình và áp suất của nước lên 1 điểm cách đáy bình 5cm
    2. Nếu nghiêng bình thì áp suất của nước lên đáy bình tăng hay giảm?vì sao?
      bởi Cam Ngan 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Áp suất bình tác dụng lên một điểm cách đáy bình 5cm là:

    Đổi 5cm = 0,05 m -> h = 1,5 - 0,05 = 1,45 (m).

    p = d x h = 10300 x 1,45 = 14935 (N/m2).

    2) Nếu nghiêng bình thì áp suất của nước tác dụng giảm.

      bởi Huyền Ly Ngô 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lực đẩy Ac - si - mét tác dụng len quả cầu là_____

      bởi Bảo Lộc 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có V = 4 dm3 = 0,004 m3

    Dn = 1000 kg / m3 ==> dn = 10000 N / m3

    Ta có FA = d . V = 10000 . 0,004 = 40 N

    Dc thì ấn Đúng nhé bạn ^^

      bởi Nguyễn Quốc Uy 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • lúc 6 giờ một người dự định đi xe đạp tư A Đến B hết 2giờ.do 2/3 quãng đường còn lại tăng vận tốc lên 1km/h nên đến sớm 5 phút

    tính vận tốc dự định đi từ A đến B

    giúp vs khó wá

      bởi hi hi 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ta có

    quãng đường người đó đi là:

    S=vt=2v

    do người đó đi đến sớm hơn dự định 5' nên:

    t1+t2=t-\(\frac{1}{12}\)

    \(\Leftrightarrow\frac{S_1}{v_1}+\frac{S_2}{v_2}=2-\frac{1}{12}\)

    \(\Leftrightarrow\frac{2S}{3v}+\frac{S}{3\left(v+1\right)}=\frac{23}{12}\)

    \(\Leftrightarrow\frac{2.2v}{3v}+\frac{2v}{3v+1}=\frac{23}{12}\)

    \(\Leftrightarrow\frac{4v}{3v}+\frac{2v}{3v+1}=\frac{23}{12}\)

    \(\Leftrightarrow\frac{4}{3}+\frac{2v}{3v+1}=\frac{23}{12}\)

    \(\Leftrightarrow\frac{2v}{3v+1}=\frac{7}{12}\)

    \(\Leftrightarrow24v=21v+7\)

    \(\Rightarrow v=\frac{7}{3}\) km/h

      bởi Hoàng Công 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm, cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg . Áp suất khí quyển ở độ cao 800m là

      bởi Anh Nguyễn 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm đi 1mmHg

    =>Lên cao 800m thì áp suất khí quyển giảm đi là:66,66(mmHg)

      bởi nguyen van 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao khi có 1 hủ nước đầy ta đỏ 1 muỗng đường vào sao cho hết hủ đường mà tại sao nước ko chảy ra ngoài

      bởi Nguyen Ngoc 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • +Thứ nhất,đường là chất tan trong nước nên khi cho vào nước,đường sẽ hòa tan vào nước nên nước không chảy ra ngoài

    +Thứ hai,giữa các phân tử nước và phân tử đường đều có khoảng trống.Khi cho một muỗng đường vào nước, các phân tử đường sẽ len vào những khoảng trống của các phân tử nước,cho nên nước không chảy ra ngoài

      bởi Nguyễn Thanh Tùng 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao khúc gỗ nặng hơn hòn sỏi mà khi thả xuống sông , khúc gỗ nổi, mà sỏi lại chìm

    Tại sao khi hòa nước muối đặc thả quả trứng vào thì trứng nổi

      bởi Lan Ha 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •   bởi nguyen van nghia 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi cọ sát 1 miếng đồng trên mặt bàn thì miếng đồng sẽ nóng lên . có thể nói miếng đồng đã nhận nhiệt lượng không ? tại sao ?

      bởi An Nhiên 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta không thể nói miếng đồng nhận nhiệt lượng. Vì phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt mới gọi là nhiệt lượng.

    Ở trường hợp này. Ta đã tác dụng lực để cọ sát một miếng đồng trên mặt bàn. Vậy trong trường hợp này ta không thể nói miếng đồng nhận nhiệt lượng.

      bởi Tuấn Phan 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay được bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.

      bởi Choco Choco 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thành quả bóng cao su hay quả bóng bay đc cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa các phân tử này có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong quả bóng chui qua những khoảng cách này để ra ngoài làm quả bóng ngày một xẹp dần

      bởi Hoàng Hoàng 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong một nhà máy thủy điện nước được dẫn từ đập cao 30m theo hai đường ống đến để làm quay tuy bin của máy phát ddienj. Đướng ống có tiết diện bằng S=1m2 và vận tốc của luồng nước là v=5ms. Cho biết hiệu suất của nhà máy là 80% và trọng lượng riêng của nước là d= 10000 Nm3. Tính công suất của nhà mấy thủ điện.

      bởi Lê Viết Khánh 24/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    h=30m H=80%=0,8

    S=1m2 dnước=10000 N/m3

    vnước= 5m/s P=?

    Thể tích 1 ống:

    V=S*h= 1*30= 30(m3)

    Trọng lượng 1 ống:

    P=d*V= 10000*30= 300000(N)

    Công có ích của 1 ống:

    Ai= P*h= 300000*30= 9000000(J)

    => Công có ích ở 2 ống = 18000000(J)

    Công toàn phần của ống;

    ATP= Ai/H= 18000000/0,8= 22500000(J)

    Thời gian của nước chảy:

    t= S/v= 30/5= 6(m/s)

    Công suất của nhà máy thủy điện:

    P= A/t= 22500000/6=3750000(W)

      bởi Bui Thi Thu Uyen 24/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hoà và Trung cùng đạp xe đạp từ cầu phú bài lên trường ĐHSP dài 18 km. Hoà đạp liên tục không nghỉ với vận tốc 18 km/h . Trung đi sớm hơn Hoà 15 phút nhưng dọc đường nghỉ chân 30 phút. Hỏi Trung đạp xe với vận tốc bao nhiêu để tới trường cùng lúc với Hoà

      bởi Trịnh Lan Trinh 01/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Quan điểm mik nhé :3

    Giải

    Ta có tHòa đi dc = S / vHòa = 18 : 18 = 1h = 60 p

    Ta có tTrung đi dc = t1 + 15 - 30 = t1 - 15 = 60 - 15 = 45 p = 0,75 h

    ==> VTrung = S / t = 18 / 0,75 = 24 km / h

      bởi Mạnh Trần 01/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình thông nhau hình chữ U tiết diện đều S=6 cm2 chứa nước có trọng lượng riêng d0=10000 N/m3 đến nửa chiều cao của mỗi nhánh

    a, Người ta đổ vào nhánh trái một lượng dầu có trọng lượng riêng bằng 8000 N/m3 sao cho độ chênh lệch giữa mực chất lỏng trong hai nhánh là 10cm.Tìm khối lượng dầu đã rót vào

      bởi Lê Minh Hải 10/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • undefined

      bởi Phạm Bảo Nam 10/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.

    Lúc 7 giờ sáng có hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 60 km, chúng chuyển động đều và cùng chiều. Xe thứ nhất khởi hành từ A đến B với vận tốc 30km/h, xe thứ 2 khởi hành từ B với vận tốc 40km/h.

    a. Tính khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ kể từ lúc xuất phát.

    b. Sau khi xuất phát được 1 giờ, xe thứ nhất (từ A) tăng tốc và đạt đến vận tốc 50km/h. Hãy xác định thời điểm xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai, khi đó hai xe cách A bao nhiêu km.

    c. Xác định thời điểm hai xe cách nhau 10 km?

    2.

    Hai khối hộp đặc, không thấm nước có thể tích bằng nhau và bằng 1000cm3 được nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ không co dãn thả trong nước. Cho trọng lượng của khối hộp bên dưới gấp bốn lần trọng lượng của khối hộp bên trên. Khi cân bằng thì một nửa khối hộp bên trên bị ngập trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước D = 10 000 N/m3. Hãy tính:

    a. Trọng lượng riêng của các khối hộp.

    b. Lực căng của sợi dây.

    c. Cần phải đặt lên khối hộp bên trên một vật có trọng lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để cả hai khối hộp đều chìm trong nước. Biết các vật không trạm vào đáy và thành bình.

    3.

    Ống hình trụ A có tiết diện S1 = 6 cm2, chứa nước có chiều cao h1 = 20 cm và ống hình trụ B có tiết diện S2= 14 cm2, chứa nước có chiều cao h2 = 40 cm, hai ống được nối với nhau bằng một ống ngang nhỏ có khóa, mở khóa K để hai ống thông nhau.

    a. Tìm chiều cao mực nước mỗi ống.

    b. Đổ vào ống A lượng dầu m1 = 48g. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh. Cho biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là: dn = 10000N/m3, dd = 8000N/m3.

    c. Đặt vào ống B một pít tông có khối lượng m2 = 56g. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh.

      bởi Hoa Lan 19/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cơ học lớp 8

    Phân tích các lực tác dụng lên hệ thống:

    - Trọng lượng của hai khối hộp là P1 và P2 có chiều từ trên xuống.

    - Lực đẩy Ác-si-mét nước tác dụng lên hai khối hộp là FA1 và FA2 có chiều từ dưới lên.

    - Lực căng sợi dây tác dụng lên khối hộp thứ nhất có chiều từ trên xuống, tác dụng lên khối hộp thứ hai là từ dưới lên lực căng dây bằng nhau là T.

    a) Gọi trọng lượng riêng của hai khối hộp lần lượt là d1 và d2, thể tích của hai khối hộp là V. Hai khối hộp có cùng thể tích và trọng lượng của khối bên dưới gấp 4 lần khối bên trên nên trọng lượng riêng của khối bên dưới cũng gấp 4 lần khối bên trên d2 = 4d1.

    Khi hai khối hộp cân bằng ta có:

    \(P_1+P_2=F_{A1}+F_{A2}\\ \Rightarrow d_1.V+d_2.V=d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V\\ \Leftrightarrow d_1.V+4d_1.V=d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V\\ \Leftrightarrow d_1=\dfrac{d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V}{V+4V}\\ =\dfrac{10000\cdot\dfrac{0,001}{2}+10000.0,001}{0,001+4.0,001}=3000\left(\text{ }N\text{/}m^3\right)\\ \Rightarrow d_2=12000\left(\text{ }N\text{/}m^3\right)\)

    b) Sợi dây tác dụng một lực căng có chiều từ trên xuống lên khối hộp thứ nhất nên, khối hộp còn chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét nên.

    \(F_{A1}=P_1+T\left(1\right)\)

    Khối hộp thứ hai thì chịu tác dụng của lực căng dây có chiều từ dưới lên trên nên.

    \(P_2=F_{A2}+T\left(2\right)\)

    Từ (1) và (2)

    \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_1+T=F_{A1}\\F_{A2}+T=P_2\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}d_1.V+T=d\cdot\dfrac{V}{2}\\d.V+T=d_2.V\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}3000.0,001+T=10000\cdot\dfrac{0,001}{2}\\10000.0,001+T=12000.0,001\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow T=2\left(N\right)\)

    c) Gọi trọng lượng của vật nặng cần đặt lên để khối hộp thứ nhất vừa chìm dưới mặt nước là P3, FA1' là lực đẩy Ác-si-mét nước tác dụng lên khối hợp thứ nhất sau khi để vật nặng lên.

    Lúc này tác dụng lên khối hộp thứ nhất có trọng lượng của khối hộp, lực đẩy Ác-si-mét, lực căng dây và trọng lượng của vật nặng. Khối hộp chìm hoàn toàn trong nước, khi khối hộp cân bằng thì các lực tác dụng từ trên xuống cân bằng với các lực tác dụng từ dưới lên ta có:

    \(P_1+T+P_3=F_{A1}'\\ \Rightarrow d_1.V+T+P_3=d.V\\ \Leftrightarrow P_3=d.V-d_1.V-T\\ =10000.0,001-3000.0,001-2=5\left(N\right)\)

    Vật vật nặng cần đặt lên khối hộp thứ nhất để nó chìm hoàn toàn phải có trọng lượng là:

    \(P_3\ge5\left(N\right)\)

      bởi Trần Đạt 19/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF