YOMEDIA
NONE

Nhiệt độ lúc sau của đồng là bao nhiêu độ C ?

Người ta cung cấp cho 5kg đồng một nhiệt lượng là 57 kJ. Nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/Kg.K

a) Hỏi đồng nóng thêm mấy độ?

b) Nhiệt độ lúc sau của đồng là bao nhiêu độ C ? Biết nhiệt độ ban đầu là 25 độ C.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (35)

  • Tóm tắt :

    \(m=5kg\)

    \(Q=57kJ=57000J\)

    \(c=380J/kg.K\)

    \(t_1=25^oC\)

    \(\Delta t=?\)

    \(t_2=?\)

    GIẢI :

    a) Nhiệt độ nóng lên của đồng là :

    \(\Delta t=\dfrac{Q}{m.c}=\dfrac{57000}{5.380}=30^oC\)

    b) Nhiệt độ lúc sau của đồng là :

    \(\Delta t=t_2-t_1\)

    \(\Rightarrow t_2=\Delta t+t_1=30^oC+25^oC=55^oC\)

      bởi Huỳnh Nga 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • câu 1: một thỏi thép nặng 12 kg đang có nhiệt độ là 20 độ C .Bt nhiệt dung riêng của thép là 460 J/kg.K.Nếu khối thép này nhận thêm một nhiệt lượng là 44160 J thì nhiệt độ của nó tăng lên bao nhiêu?

    câu 2:một lượng nc dùng trg bình có nhiệt độ ban đầu là 25 độ C ,sau khi nhận nhiệt lượng 787,5 kJ thì nc sôi.Bt nhiệt dung riêng của nc là 4200 J/kg.K.Hãy tính thể tích nc trg bình?

    câu 3: một ấm nhôm có khối lượng 360g chứa 1,2 lít nc .Bt nhiệt độ ban đầu của âm và nc là 24 độ C.Bt nhiệt dung riêng của nc là 4200 J/kg.K,cua nhôm là 880 J/kg.K.Hãy tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nc ấm

      bởi Van Tho 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=360g=0,36kg\)

    \(m_2=1,2kg\)

    \(t_1=24^oC\)

    \(t_2=100^oC\)

    \(c_1=880J/kg.K\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(Q=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng ấm nhôm tỏa ra là :

    \(Q_1=m_1.c_1.\left(t_2-t_1\right)=0,36.880.\left(100-24\right)=24076,8\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào là :

    \(Q_2=m_2.c_2.\left(t_2-t_1\right)=1,2.4200.\left(100-24\right)=383040\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là :
    \(Q=Q_1+Q_2=24076,8+383040=407116,8\left(J\right)\)

    Vậy nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là 407116,8J.

      bởi Nguyễn Yên 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Anh chị tốt bụng bạn bè tốt bụng làm ơn giúp mình làm mấy bài này đi mình mang ơn nhìu ạ!!!

    Bài 1 : Một nồi đồng có khối lượng 500g chứa 1 lít nước ở nhiệt độ 200C . Để đun sối nồi nước này cần 1 nhiệt lượng bao nhiêu ?
    Bài 2 : Thả 300g chì ở 100oC vào 200g nước ở 58,5oC làm nước nóng lên tới 60oC
    a/ Hỏi nhiệt độ của chì sau khi cân bằng nhiệt ?
    b/ Tính nhiệt lượng nước thu vào ?
    c/ Tính nhiệt dung riêng của chì ?
    Bài 3 : Thả 600g đồng ở nhiệt độ 100oC vào 2,5kg nước , nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 30oC .
    Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ ? (bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài )

    AI GIÚP MÌNH GIẢI MẤY BÀI NÀY MANG ƠN NGƯỜI ĐÓ SUỐT ĐỜI!!!

      bởi Duy Quang 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 2 :

    Tóm tắt :

    \(m_1=300g=0,3kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(c_1=130J/kg.K\)

    \(m_2=200g=0,2kg\)

    \(t_2=58,5^oC\)

    \(t'_2=60^oC\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(t'_1=?\)

    \(Q_{thu}=?\)

    \(c_1=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng chì tỏa ra là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t'_1\right)=0,3.130.\left(100-t'_1\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t'_2-t_2\right)=0,2.4200.\left(60-58,5\right)=1260\left(J\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t'_1\right)=m_2.c_2.\left(t'_2-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow0,3.130.\left(100-t'_1\right)=0,2.4200.\left(60-58,5\right)\)

    \(\Rightarrow3900-39t'_1=1260\)

    \(\Rightarrow t'_1=\dfrac{3900-1260}{39}\approx67,69^oC\)

      bởi Đặng Dunh 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 400g được nung nóng tới 100 độ C vào bình nhiệt lượng kế bằng nhôm đựng 500g nước

    a) Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình nhiệt lượng kế, tính nhiệt độ ban đầu của nước. Biết nhiệt độ cân bằng là 60độ C

    b) Thực tế, bình nhiệt lượng kế cũng hấp thụ nhiệt khi đó nhiệt độ cân bằng là 58độ C. Tính khối lượng bình nhiệt lượng kế

      bởi hoàng duy 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=400g=0,4kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(c_1=380J/kg.K\)

    \(m_2=500g=0,5kg\)

    a) \(t=60^oC\)

    \(t_2=?\)

    b) \(t=58^oC\)

    \(m_2=?\)

    GIẢI :

    a) Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=0,4.380.\left(100-60\right)=6080\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=0,5.4200.\left(60-t_2\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow0,4.380.\left(100-60\right)=0,5.4200.\left(60-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow6080=126000-2100t_2\)

    \(\Rightarrow t_2=\dfrac{126000-6080}{2100}\approx57,1^oC\)

    b) Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=0,4.380.\left(100-58\right)=6384\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng bình nhiệt kế thu vào là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=m_2.880.\left(58-57,1\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow m_2=\dfrac{m_1.c_1.\left(t_1-t\right)}{c_2.\left(t-t_2\right)}=\dfrac{0,4.380.\left(100-58\right)}{880.\left(58-57,1\right)}\approx8,06kg\)

      bởi Nguyễn Minh Quang 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • viết công thức tính nhiệt lượng thu vào của một vật có khối lượng m. Nêu tên đại lượng và đơn vị

      bởi thanh hằng 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Công thức tính nhiệt lượng thu vào của một vật là :

    \(Q_{thu}=m.c.\left(t_2-t_1\right)\)

    Trong đó :

    m : khối lượng của vật (kg)

    c : nhiệt dung riêng của vật (J/kg.K)

    t2 : Nhiệt độ sau cùng của vật

    t1 : nhiệt độ ban đầu của vật thu nhiệt.

      bởi Hoa thị LÁ Lá 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 . 1 nồi đồng có khối lượng 500g chứa 1 lít nước ở 200oC . để đun sôi nồi nước này cần 1 nhiệt lhượng bao nhiêu ?

    2 . thả 1 phần chiếc thìa kim loại vào 1 cốc nước nóng sau 1 thời gian thì phần cán thìa trong không khí nóng lên tại sao ?

      bởi Trieu Tien 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2 )vì kim loại dẫn nhiệt tốt => thả thìa vào nước nóng , nhiệt truyền vào thìa rồi đến cán thìa => cán thìa nóng

      bởi Nguyễn Phương 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • A:Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nung nóng 1thoi chì có khối lượng 1kg từ nhiệt độ 20°C Lên đến 120°C.

    B:THẢ thỏi chì trên ở nhiệt độ 120°c vào 0,5 kg nước ở nhiêt độ20°c .tinh nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xquanh . Nhiệt dung riêng cyar chì và nước là 130J/kg.k và 4200J/kg .k

      bởi Tra xanh 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:

    Nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng thỏi chì là

    \(Q=m\cdot c\cdot\left(t_2-t_1\right)=1\cdot130\cdot\left(120-20\right)=13000\left(J\right)\)

    Câu 2:

    Nhiệt lượng nước thu vào là

    \(Q_1=m_1\cdot c_1\cdot\left(t_2-t_1\right)=0,5\cdot4200\cdot\left(t_2-20\right)=2100\cdot\left(t_2-20\right)\)

    Nhiệt lượng thỏi chì tỏa ra là

    \(Q_2=m_2\cdot c_2\cdot\left(t_1-t_2\right)=1\cdot130\cdot\left(120-t_2\right)=130\cdot\left(120-t_2\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có

    Qtỏa=Qthu

    \(\Leftrightarrow130\cdot\left(120-t_2\right)=2100\cdot\left(t_2-20\right)\)

    \(\Rightarrow t_2\approx25,83^oC\)

    Vậy nhiệt độ của nước sau khi cân bằng là 25,83

      bởi Trần Ái Như 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cần đun một nhiệt lượng là 630000J để đun nóng 2,5 lít nước ở nhiệt độ ban đầu là 30oC. Tính nhiệt độ lúc sau của nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.K

      bởi Phạm Phú Lộc Nữ 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho biết:

    Q = 630000J

    m = 2,5kg

    t = 30\(^oC\)

    C = 4200J/kg.K

    Tìm: t' = ?

    Giải:

    Nhiệt độ lức sau của nước là:

    Q = mC(t' - t)

    630000 = 2,5.4200.(t' - 30)

    \(\Rightarrow\) t' = 90\(^oC\)

    Đáp số: t' = \(90^oC\)

      bởi quan gia han 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một xong nước bằng đồng có khối lượng 1kg chứa 3 lít nước ở 200C. Muốn đun sôi xong nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?

      bởi Trần Phương Khanh 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=1kg\)

    \(c_1=380J/kg.K\)

    \(m_2=D.V=1000.0,003=3kg\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(\Delta t=100^oC-20^oC=80^oC\)

    \(Q=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng cung cấp cho xoong nước bằng đồng là :

    \(Q_1=m_1.c_2.\Delta t=1.380.80=30400\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cung cấp cho nước là :

    \(Q_2=m_2.c_2.\Delta t=3.4200.80=1008000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cần thiết để xoong nước sôi là :

    \(Q=Q_1+Q_2=30400+1008000=1038400\left(J\right)\)

    Vậy nhiệt lượng cần thiết để xoong nước sôi là 1038400J.

      bởi Krygama Hito 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) tính nhiệt lượng cần đun sôi 0,5kg nc từ 30*C

    b)nếu lượng nc trên đc chứa trog 1 ấm nhôm kl 0,4kg thì mún đun sôi ấm nc này cần nhiệt lượng bn

    c)thả vào ấm nc sôi trên 1 viên bi nhôm ở nhiệt độ 25*C khi cân bằng nhiệt.. nc có nhiệt độ 90*C xác định khối lượng viên bi bt Cnước =4200j/kgk,Cnhôm=380j/kgk

      bởi Cam Ngan 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Nhiệt lượng cần để đun sôi \(0,5\left(kg\right)\) nước ở \(30^0C\) là:

    \(Q_1=m_1\cdot c_1\cdot\Delta t_1^0=0,5\cdot4200\left(100-30\right)=147000\left(J\right)\)

    b) Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào để đun sôi \(0,5\left(kg\right)\) nước ở \(30^0C\) là:

    \(Q_2=m_2\cdot c_2\cdot\Delta t_2^0=0,4\cdot880\left(100-30\right)=24640\left(J\right)\)

    Tổng nhiệt lượng cần để đun sôi \(0,5\left(kg\right)\) nước ở \(30^0C\) là:

    \(Q=Q_1+Q_2=147000+24640=171640\left(J\right)\)

    c) Gọi \(m_3\) là khối lượng của quả cầu nhôm \(\left(kg\right)\)

    Nhiệt lượng nước đã tỏa ra để hạ từ \(100^0C-90^0C\) là:

    \(Q_3=m_1\cdot c_1\cdot\Delta t_3^0=0,5\cdot4200\left(100-90\right)=21000\left(J\right)\)

    Vì chỉ có 2 vật tham gia trao đổi nhiệt

    nên theo phương trình cân bằng nhiệt:

    Nhiệt lượng quả cầu nhôm thu vào để tăng từ \(25^0C-90^0C\) là: \(Q_4=Q_3\)

    \(\Rightarrow m_3\cdot c_2\cdot\Delta t_4=21000^0\\ \Rightarrow m_3\cdot880\cdot\left(90-25\right)=21000\\ \Rightarrow m_3=\dfrac{21000}{57200}=0,37\left(kg\right)\)

      bởi Phan thị thùy Dung 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 15oC. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cầu bằng đồng thau có khối lượng là 500g được đun tới 100oC. Lấy nhiệt dung riêng của đồng thau là 368J/kg.K, của nước là 4186J/kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng truyền cho nhiệt lượng kế và môi trường bên ngoài.

    2. Muốn có nước ở nhiệt độ to=50oC, người ta lấy m1=3kg nước ở nhiệt độ to1=100oC trộn với nước to2= 20oC. Hãy xác định lượng nước lạnh cần dùng (Bỏ qua sự mất mát nhiệt).

    3. Một con bò kéo một xe với lực kéo không đổi là 200N đi quãng đường 5km trong 4 phút. Tính công và công suất của con bò.

      bởi Nguyễn Ngọc Sơn 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:

    Cho biết:

    \(m_1=500g=0,5kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(m_2=2kg\)

    \(t_1'=15^oC\)

    \(C_1=368J\)/kg.K

    \(C_2=4186J\)/kg.K

    Tìm: \(t_2=?\)

    Giải:

    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_1=Q_2\)

    Hay: \(m_1C_1\left(t_1-t_2\right)=m_2C_2\left(t_2-t_1'\right)\)

    \(0,5.368\left(100-t_2\right)=2.4186\left(t_2-15\right)\)

    \(18400-184t_2=8372t_2-125580\)

    \(t_2\approx16,83\left(^oC\right)\)

    Đáp số: \(t_2=16,83^oC\)

      bởi Trần Uyên 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Xác định nhiệt độ của hỗn hợp nước 3 sôi, 2 lạnh sau khi có sự cân bằng nhiệt? Biết nhiệt độ ban đầu của nước sôi là 100°C và của nước lạnh là 20°C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và một.

      bởi Nguyễn Hoài Thương 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi khối lượng nước sôi là \(m_1\), khối lượng nước lạnh là \(m_2\) Ta có : \(\dfrac{m_1}{m_2}=\dfrac{3}{2}=>m_1=\dfrac{3}{2}m_2\)

    Nhiệt lượng tỏa ra của nước sôi là : \(Q_1=\dfrac{3}{2}m_2.\left(100-t\right)\)

    Nhiệt lượng thu vào của nước lạnh là : \(Q_2=C.m_2\left(t-20\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt \(Q_{\text{tỏa ra}}=Q_{\text{thu vào }}=>Q_1=Q_2\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{3}{2}\left(100-t\right)=t-20\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{300}{2}-\dfrac{3t}{2}=t-20\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{5t}{2}=170=>t=\dfrac{340}{5}=68^oC\)

      bởi Ngọc Hân 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0.5kg vào 1,5kg nước miếng dồng nguội đi từ 100 độ c xuống 20 độ c.Tính nhiệt độ ban đầu của nước(Biết C của nước =4200J/KG .K, C đồng =380J/KG.K

      bởi Sasu ka 27/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm tắt

    m1=0,5kg

    c1=380J/kg.K

    t1=100oC

    t=20oC

    m2=1,5kg

    c2=4200J/kg.K

    t2=?

    giải

    nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra:

    Q1=m1.c1.(t1-t)

    Q1=0,5 . 380 .(100-20)

    Q1=15200J

    nhiệt lượng do nước thu vào:

    Q2=m2.c2.(t-t2)

    Q2=1,5 . 4200.(20-t2)

    Q2=126000-6300t2

    khi cân bằng nhiệt thì :

    Q1 = Q2

    152000=126000-6300t2

    26000=-6300t2

    >> t2=-4,12oC

    vậy nhiệt độ của nước ban đầu là -4,12 đọ C

      bởi Lê Thị Kim Huyền 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng 0,1kg, chứa 1l nước ở 10°C. Người ta thả vào đó một hợp kim nhôm và đồng có khối lượng 0,5kg ở 150°C thì nhiệt độ cuối cùng là 19°C. Tính khối lượng nhôm và đồng trong hợp kim.

      bởi Tieu Dong 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bạn ơi thiếu nhiệt dung riêng bạn ơi ban ơi ban ơi

      bởi Trương Ngọc Lập 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0.5 kg chứa 2 lít nước ở 20C. Muốn đun sôi ấm nuwoscnayf cần một nhiệt lượng tối thiểu bàng bao nhiêu ?

    HELP ME !

      bởi Nguyễn Tiểu Ly 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khối lượng của nước là:

    \(m_n=V_n.D_n=2.10^{-3}.10^3=2\left(kg\right)\)

    Nhiệt lượng để ấm sôi là:
    \(Q_{ấm}=m_{ấm}.C_{ấm}\left(\Delta t\right)=0,5.880\left(t_2-t_1\right)=440.\left(100-20\right)=35200\left(J\right)=35,2\left(kJ\right)\)

    Nhiệt lượng để nước sôi là:

    \(Q_n=m_n.C_n\left(\Delta t\right)=2.4200.\left(t_2-t_1\right)=2100.80=168000\left(J\right)=168\left(kJ\right)\)

    Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi ấm nước là:
    \(Q=Q_{ấm}+Q_n=35,2+168=203,2\left(kJ\right)\)

    Vậy...

      bởi Nguyễn Công 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tha một quả cầu nhôm có khối lượng là 0,15 kg đc đun nóng tới 100 độ C vao 1 coc nc o 20 do C.Sau 1 thời gian,nhiệt độ của quả cầu và của nc đều =25 do C.Tính khối lượng nc

      bởi na na 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bạn chưa cho biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước á

    Cho biết:

    \(m_1=0,15kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(t_1'=20^oC\)

    \(t_2=25^oC\)

    \(C_1=880J\)/kg.K

    \(C_2=4200J\)/kg.K

    Tìm: \(m_2=?\)

    Giải:

    - Nhiệt lượng của quả cầu nhôm tỏa ra:

    \(Q_1=m_1C_1\left(t_1-t_2\right)\)

    \(Q_1=0,15.880\left(100-20\right)\)

    \(Q_1=\) 10560(J)

    - Nhiệt lượng của nước thu vào:

    \(Q_2=m_2C_2\left(t_2-t_1'\right)\)

    \(Q_2=m_2.4200\left(25-20\right)\)

    \(Q_2=21000m_2\)(J)

    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_1=Q_2\)

    Hay: 10560 = 21000\(m_2\)

    \(m_2\approx\) 0,5(kg)

    Đáp số: \(m_2=0,5\)kg

      bởi Nguyễn Phương 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đầu thép của một búa máy có khối lượng 12kg nóng lên thêm 20°c sau 1,5 phút hoạt động. Biết rằng chỉ có 40% cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa. Tính công và công suất của búa. Lấy nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K.
    (Tóm tắt và giải)

      bởi Lê Vinh 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m=12kg\)

    \(t'=20^oC\)

    \(t=1,5'=90s\)

    \(c=460J/kg.K\)

    \(A=?\)

    \(P=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng mà búa nhận được là :

    \(Q=m.c.\Delta t=m.c.\left(t_1-t_2\right)=12.460.20=110400\left(J\right)\)

    Công thực hiện của búa là :

    \(A=Q.\dfrac{100}{40}=\dfrac{110400.100}{40}=276000\left(J\right)\)

    Công suất của búa là :

    \(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{276000}{90}\approx3067\left(W\right)\)

      bởi Nguyen Hien 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 ấm nước bằng nhôm có khối lượng 400g chứa 2.5l nước 18°c.

    A. Tính nhiệt lượng cần thiết để ấm nc sôi. Nhiệt dung riêng của nc và nhôm là 4200 và 880

    B. Với cùng nhiệt lượng trên thì có thể làm nóng miếng sắt có khối lg 3.4kg ở nhiêtn độ ban đầu 30°C lên đến nhiệt độ bao nhiêu. Nhiệt dung riêng của sắt là 460

      bởi Van Tho 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(m_1=400g=0,4kg\)

    \(m_2=2,5kg\)

    \(m_3=3,4kg\)

    \(t_1=18^oC\)

    \(t_2=100^oC\)

    \(t_3=30^oC\)

    \(c_1=880J/kg.K\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(c_3=460J/kg.K\)

    a/ Q =?

    b/ \(t_4=?\)

    Giải:

    a/Nhiệt lượng cần thiết để ấm sôi là :

    \(Q=\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\left(t_2-t_1\right)=\left(0,4.880+2,5.4200\right)\left(100-18\right)=889864\left(J\right)\)

    b/Áp dụng công thức tính nhiệt lượng :

    \(Q=m_3.c_3.\Delta t=3,4.460.\Delta t\)

    \(\Rightarrow\Delta t=\dfrac{Q}{m_3.c_3}=\dfrac{889864}{3,4.460}=569^oC\)

    \(\Delta t=t_4-t_3=>t_4=569+30=599^oC\)

    mik ko chắc đúng nữa bạn haha

      bởi Đinh Hương Ly 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF