YOMEDIA
NONE

Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động?

Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (34)

  • Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động?

    - Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nhanh, chậm của chuyển động.

    - Công thức tính vận tốc là v = s/t.

    - Đơn vị vận tốc là m/s, km/h, cm/s


      bởi Nguyễn Thị Thanh Thúy 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • 1 cần chục nâng 1 vật có trọng lượng 25000 N lên cao 4m trong thời gian 5 giây . tính công và công suất của cần chục

      bởi thu thủy 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(P=25000N\)

    \(h=4m\)

    \(t=5s\)

    _______________

    \(A=?\)

    \(P_{cs}=?\)

    Giải:

    Công mà cần trục thực hiện được là:

    \(A=P.h=25000.4=100000\left(J\right)\)

    Công suất của cần trục là:

    \(P_{cs}=\dfrac{A}{t}=\dfrac{100000}{5}=20000\left(W\right)\)

    Vậy ...

      bởi Trần Phương 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.Biểu diễn trọng lực 50kg đặt trên mặt đất (tỉ xích 1cm=200N)

    2.An đi bộ tùe nhà đến trường dài 3,6km trong 40 phút.Tính vận tốc của An

    3.Hai bên sông A và B cách nhau 24km dòng nước chảy đều theo hướng A đến B mất 1 giờ cũng với canô đó đi ngưỡ dong mất bao lâu.Biết công sức máy của canô là không đổi.

    4.Một xe máy đi từ A đến B.Vận tốc trong 1/2 thời gian đầu là 20km/h và trong 1/2 thời gian sau là 15m/s.Tính vận tốc trung bình của xe máy trên cả đoạn đường

    5.Hai xe ôtô khởi hành cùng 1 lúc từ 2 điểm M và N cùng đi về O.Biết vận tốc xe 1 đi từ M là 54km/h hỏi sau 40 phút hai xe cách nhau bao xe biết hai xe đến O cùng lúc

      bởi Tuấn Huy 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. trọng lượng cảu vật là :

    P = 10.m = 10 . 50 = 500 N

    biểu diễn : tự vẽ

    2. 40ph = \(\dfrac{2}{3}\)h

    Vận tốc của An là :

    v = \(\dfrac{s}{t}\)= \(\dfrac{3,6}{\dfrac{2}{3}}\) = 5,4 km/h

    4. 15m/s = 54km/h

    Gọi t là thời gian đi hết quãng đường AB

    Quãng đường AB là :

    s = vtb . t (1)

    ta có : s = s1 + s2

    = v1 . t1 + v2 . t2

    = 20. \(\dfrac{t}{2}\) + 54.\(\dfrac{t}{2}\) = 10t +27t = 37t (2)

    Từ (1) và (20 => vtb . t = 37t

    => vtb = 37 km/h

    Vậy ...

    3, 5. thiếu đề ko?

      bởi Tuấn Lê 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người đi mô tô từ A đến B có chiều dài 48 km. Theo dự định nếu đi liên tục không nghỉ thì sau 2 giờ người đó sẽ đến B. Nhưng đi được 30 phút, thì xe bị hỏng người đó dừng lại sửa xe mất 15 phút rồi đi tiếp. Hỏi
    a) Ở quãng đường còn lại người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến B kịp theo thời gian dự định
    b) Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường

      bởi Lê Bảo An 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • â)Gọi v' là vận tốc can tìm

    Vận tốc theo dự định của người đó :

    v = \(\dfrac{S}{t}=\dfrac{48}{2}=24\) (km/h)

    Qung đường đi được trong \(\dfrac{1}{2}\) h đầu :

    S1 = v . \(\dfrac{1}{2}\) =\(24.\dfrac{1}{2}=12\)

    Quãng đường còn lại người đó phải đi :

    S2 = S - S1 = 48-12=36

    Thời gian đi quãng đường S2 :

    t2 = \(\dfrac{S_2}{v'}=\dfrac{36}{v'}\)

    Ta có pt : \(\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{4}+\dfrac{36}{v'}=2\)

    Giải pt , ta dược : v' = 28,8 (km/h)

    b) Thời gian chuyển động thực tế của người đó :

    t ' =\(t-\dfrac{1}{4}=2-\dfrac{1}{4}=1,75\)

    Vận tốc trung bình của người đó :

    vtb = \(\dfrac{S}{t'}=\dfrac{48}{1,75}=27,4\) (km/h)

    Vậy vận tốc ........................

      bởi Đôrê Trâm 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nêu 1 ví dụ 1 vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác

      bởi Spider man 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người lái xe tải đang lái xe đi trên đường
    +) Đối với cây bên đường thì người lái xe đang chuyển động.
    +) Dối với chiếc xe thì người lái xe đang đứng yên.

      bởi Khánh's Ly's 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hãy mô tả cấu tạo vá nêu nguyên tắc hoạt động của một máy nén thủy lực

      bởi Truc Ly 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cấu tạo : Bộ phận chính của máy nén thủy lực gồm hai ống hình trụ tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có một pít tông.

    Nguyên tắc hoạt động: Khi ta tác dụng một lực f lên pít tông A. lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng p = f/s áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pít tông B và gây ra lực F = pS nâng pít tông B lên. Ta có F = p.S = f.S/s. Suy ra F/ f = S / s

      bởi Trịnh Trung 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một chiếc thuyền máy chạy xuôi dòng nước từ A đến bến B. Biết AB = 18 km.

    a) Hỏi sau bao lâu thuyền đến B nếu

    -Nước sông không chảy?

    -Nước sông chảy từ A đến B với vận tốc 4km/h

    b) Nếu thuyền chảy ngược dòng thì sau bao lâu thuyền đến A?

      bởi thùy trang 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) gọi V là vận tốc của ca nô khi nước đứng yên

    gọi vo là vận tốc của dòng nước

    thời gian thuyền đến B là :

    t1 = \(\dfrac{s}{v}=\dfrac{18}{v}\)

    nếu nước sông chảy từ A đến B thì thời gian thuyền đi từ A đến B là :

    t2 = \(\dfrac{s}{v+v_o}=\dfrac{18}{v+4}\)

    b)thời gian thuyền đi hết quãng đường nếu nước sông chảy từ B đến A là :

    t3 = \(\dfrac{s}{v-v_o}=\dfrac{18}{v-4}\)

    Đ/S :

      bởi Đình Tuấn 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trên quãng đường AB dài 21 km. Một người xuất phát từ A đi về B với vận tốc 8km/h.CÙng lúc đó ở tại B,người thứ hai cùng với 1 con chó cùng xuất phát và đi về A với vận tốc lần lượt là 6km/h và 10km/h. Khi gặp người thứ nhất thì con chó quay lại, gặ người thứ hai thì qua lại. Cứ như thế cho đến khi cả ba người cùng gặp nhau tại 1 địa điểm nào đó. Tính tổng quãng đường con chó đã chạy.

      bởi Thùy Nguyễn 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi S1 là quãng đường đi được của người thứ nhất.

    S2 là quãng đường đi được của người thứ hai.

    v1 là vận tốc của người thứ nhất.

    v2 là vận tốc của người thứ hai.

    v3 là vận tốc của con chó.

    Vì cả ba cùng xuất phát, cùng đi nên thời gian đi như nhau.

    \(\Rightarrow t=\dfrac{S_1+S_2}{v_1+v_2}=\dfrac{21}{8+6}=\dfrac{21}{14}=1,5\left(h\right)\)

    Tổng quãng đường con chó đã chạy là:

    \(S=v_3.t=10.1,5=15\left(km\right)\)

      bởi Nguyễn Kim Thoa 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một cốc hình trụ có khối lượng 180g bên trong có vạch chia thể tích, một vạch tương ứng với 20\(cm^3\) . khi cốc không chứa gì thì trọng tâm của cốc nằm ở vạch chia thứ tám kể từ đáy cốc. Tìm khối lượng nước cần đổ vào để trọng tâm của cốc ở vị trí thấp nhất, xác định vị trí ấy. Cho khối lượng riêng của nước là \(D=\dfrac{1g}{cm^3}\) .

      bởi Aser Aser 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • (Em đi tham khảo nhưng không rõ lắm nên em không tiện chụp lại)

    Gọi O là trọng tâm chung của cốc và nước ở vị trí y vạch.

    Giả sử độ cao nước đổ vào là x vạch, thì trọng tâm \(O_2\) của nước ở vị trí \(\dfrac{x}{2}\) vạch.

    Gọi \(O_1\) là trọng tâm của cốc khi không chứa gì, ở vị trí vạch thử 8.

    \(P_1;P_2\) lần lượt là trọng lượng của cốc và nước.

    Áp dụng quy tắc hợp lực song song ta có:

    \(P_1.OO_1=P_2.OO_2\)

    \(\Rightarrow180\left(8-y\right)=20.x\left(y-\dfrac{x}{2}\right)\\ \Rightarrow144-18y=2xy-x^2\\ \Rightarrow2y\left(x+9\right)=x^2+144\\ \Rightarrow y=\dfrac{x^2+144}{2\left(x+9\right)}\)

    \(\Rightarrow y=\dfrac{x^2-81}{2\left(x+9\right)}+\dfrac{225}{2\left(x+9\right)}=\dfrac{x-9}{2}+\dfrac{225}{2\left(x+9\right)}\\ \Rightarrow y=\dfrac{x+9}{2}+\dfrac{225}{2\left(x+9\right)}-9\\ \Rightarrow y+9=\dfrac{x+9}{2}+\dfrac{225}{2\left(x+9\right)}\left(\text{*}\right)\)

    Từ (*)ta nhận thấy để trọng tâm O ở vị trí thấp nhất nghĩa là \(y_{min}\) hay \(\left(y+9\right)_{min}\). Theo bất đẳng thức Cô - si ta có:

    \(y+9=\dfrac{x+9}{2}+\dfrac{225}{2\left(x+9\right)}\ge2\sqrt{\dfrac{\left(x+9\right).225}{2.2\left(x+9\right)}}=15\\ \Rightarrow y_{min}=15-9=6\\ \Leftrightarrow\dfrac{x+9}{2}=\dfrac{225}{2\left(x+9\right)}\\ \Leftrightarrow x^2+18x-144=0\)

    Giải pt trên tìm được \(x=6\left(cm\right)\)

    Vậy lượng nước cần đổ vào ở vạch chia thứ 6, hay khối lượng nước cần đổ vào là \(m_2=6.20.1=120\left(g\right)\)

      bởi nguyễn phi long 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: Trên sân ga, một người đi bộ theo dọc đường sắt bên một đoàn tàu. Nếu đi cùng chiều với tàu thì đoàn tàu vượt qua người đó trong thời gian t1=150s, nếu người đó đi ngược chiều với tàu thì thời gian lúc gặp đầu tàu đến lúc gặp đuôi là t2=90s. Hãy tính thời gian từ lúc gặp đầu tàu đến lúc gặp đuôi tàu của người đó nếu:

    a) Người đó đứng yên nhìn tàu đi qua

    b) Tàu đứng yên người đo đi dọc thao tàu

    Bài 2:Một thuyền đánh cá chuyển động ngược so với dòng nước làm rớt phao. Do không phát hiện kịp, thuyền chuyển động thêm 30 phút thì mới quay lại và quay lại gặp phao tại nơi cách nơi làm rớt 5km. Tìm vận tốc của dòng nước , biết vận tốc của thuyền đối với dòng nước không đổi

    Bài 3:Một chiếc bè gỗ trôi trên sông. Khi cach bến phà 15km thì bị ca nô chạy cùng chiều vượt qua. SAu khi vượt qua bè được 45 phút thì ca nô quay lại và gặp bè tại một nơi cach bến phà 6km. Tính vận tốc của dòng chảy

      bởi Lê Tường Vy 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 3 :

    Gọi \(v_1\) là vận tốc thực của ca nô

    \(v_2\) là vận tốc của dòng nước

    quãng đường ca nô đi trong 45' là S'

    quãng đường bè trôi từ khi gặp ca nô lần thứ nhất đến khi gặp ca nô lần thứ hai là S'1

    quãng đường ca nô đi từ điểm ca nô quay lại D dến khi bè gặp ca nô lần thứ hai là C là S'2

    A C D

    Thời gian ca nô đi trong 45 phút là :

    \(t'=\dfrac{s'}{v_t+v_d}=>\dfrac{3}{4}=\dfrac{s'}{v_T+v_d}=>s'=\dfrac{\left(v_t+v_d\right).3}{4}\)

    Ta có : \(s'=s'_1+s'_2\)

    \(\Rightarrow s'_2=s-s'=\dfrac{\left(v_t+v_d\right).3}{4}-9\)

    Thời gian ca nô đi từ khi gặp bè lần thứ nhất đến khi gặp bè lần thứ hai bằng thời gian bè trôi , nên :

    \(v_t=v_b\)

    \(=>\dfrac{3}{4}+\dfrac{\dfrac{3}{4}\left(v_t+v_d\right)-9}{v_t-v_d}=\dfrac{9}{v_d}\)

    \(\Rightarrow v_d=6\left(\dfrac{km}{h}\right)\)

    Vậy vận tốc dòng nước là 6 km/h

      bởi Phạm Y Nữ 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2 xe cùng khởi hành lúc 6 giờ sáng từ 2 địa điểm A và B cách nhau 360km. Xe thứ nhất đi từ A về B với vận tốc 48km/h, xe thứ 2 đi từ B ngược với xe thứ nhất với vận tốc 36km/h. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và ở đâu?

      bởi A La 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có S1 + S2 = S

    v1t + v2t = S

    48t + 36t = 360

    84t = 360

    \(\Rightarrow\) t = \(\dfrac{360}{84}\) \(\approx\) 4,3h

    Hai xe gặp nhau lúc:

    t' = t + t0 = 4,3 + 6 = 10,3 = 10h18'

    Địa điểm 2 xe gặp nhau cách A:

    S1 = v1t = 48.4,3 = 206, 4 km

      bởi Phan Đặng Nguyên 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 ô tô đi trên quãng đường AB. Trên nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc v1 = 40 km/h. Trong nữa đoạn đường còn lại, ô tô đi trong khoảng thời gian t', trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v2 = 60 km/h và trong nửa thời gian còn lại đi với vận tốc v3 = 20 km/h. Tính vtb của ô tô trên cả đoạn đường.

      bởi Naru to 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thời gian ô tô đó đi trên nửa đoạn đường đầu là:

    \(t_1=\dfrac{S_1}{v_1}=\dfrac{\dfrac{S}{2}}{40}=\dfrac{S}{80}\left(\dfrac{km}{h}\right)\)

    Trên nửa đoạn đường còn lại, quãng đường ô tô đi được trong nửa thời gian đầu là:

    \(S_2=v_2.t_2=60.\dfrac{t'}{2}=30t'\left(km\right)\)

    Thời gian ô tô đi trên quãng đường dài 30t' km là:

    \(t_2=\dfrac{S_2}{v_2}=\dfrac{30t'}{60}=\dfrac{t'}{2}\left(h\right)\)

    Trên nửa đoạn đường còn lại, quãng đường ô tô đi được trong nửa thời gian còn lại là:

    \(S_3=v_3.t_3=20.\dfrac{t'}{2}=10t'\left(km\right)\)

    Thời gian ô tô đi trên quãng đường dài 10t' km là:

    \(t_3=\dfrac{S_3}{v_3}=\dfrac{10t'}{20}=\dfrac{t'}{2}\left(h\right)\)

    Vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường là:

    \(v_{tb}=\dfrac{S_1+S_2+S_3}{t_1+t_2+t_3}=\dfrac{\dfrac{S}{2}+30t'+10t'}{\dfrac{S}{80}+\dfrac{t'}{2}+\dfrac{t'}{2}}=\dfrac{40+60+20}{3}=40\left(\dfrac{km}{h}\right)\)

    Vậy:...

      bởi Nguyễn Mi 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta biết rằng một vật có khối lượng càng lớn thì quán tính của nó càng lớn. Mặc khác, vì vậy có quán tính nên khi tác dụng một lực vào vật thì vận tốc của nó không thay đổi ngay một cách đáng kể mà phải sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu vật có quán tính lớn (nghĩa là có khốI lượng lớn) thì khoảng thời gian này càng lớn.Bây giờ, nếu ta dùng dao chặt thanh tre không kê lên cái gì hoặc kê không chắc chắn, thì vì quán tình của thành tre nhỏ nên lực tác dụng của dao vào thanh tre sẽ làm cho thanh tre chuyển động theo dao. Do đó dao khó ăn sâu vào tre.Nếu ta kê thanh tre đó lên một khúc gỗ lớn, thì khi dao chặt khối gỗ chưa kịp chuyển động (vì khốI lượng khúc gỗ lớn và khúc gỗ lạI tỳ vào đất), thanh tre đã bị đứt rồi. Ta cũng thấy rõ rằng người cấp dưỡng không bao giờ bổ củi trên đống cát mà thường bổ củi trên tảng đá lớn. Cái đe của ngườI thợ rèn cũng có khối lượng khá lớn để nhờ “chắc kê” khi đánh búa miếng thép rèn biến dạng dễ dàng. Tuy nhiên cũng có trường hợp ta không thể kê được, chẳng hạn ta muốn phát một bụi cây thì ta làm thế nào ? Ta sẽ dùng dao thật sắc và phát thật nhanh. Như thế do quán tính bụi cây chưa kịp chuyển động thì đã đứt rồi.Nhưng cũng có trường hợp ta không thể kê được mà cũng không thể dùng dao sắc để phát nhanh được, chẳng hạn như cắt tóc. Lúc đó ta phải dùng kéo hoặc tông đơ (cũng là một hình thức của kéo)


      bởi Lục Thị Ngọc Nữ 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Một vật hình hộp chữ nhật có khối lượng m=2kg đặt trên mặt sàn nằm ngang . Tác dụng vào vật một lực kéo theo phương ngang có cường độ F1=15N để vật chuyển động thẳng đều

    a) Tihs độ lớn áp lực mà vật tác dụng lên mặt sàn

    b) Diện tích tiếp xúc của vật với mặt sàn là 200 cm2. Tính áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn

    c) Biểu diễn các véc tơ lực tác dụng lên thùng hàng chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang với lực kéo trên (chọn tỉ xích 1 cm ứng với 5N)

      bởi Mai Trang 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu1:

    Tóm tắt :

    \(m=2kg\)

    \(F_1=15N\)

    a) \(F_{td}=?\)

    b) \(S=200cm^2\)

    \(p=?\)

    c) Biểu diễn véctơ...

    GIẢI:

    a) Trọng lượng của vật :

    \(P=m.10=2.10=20\left(N\right)\)

    Mà : Trọng lượng của vật thì bằng áp lực mà vật tác dụng lên bề mặt

    => \(F_{td}=P=20N\)

    b) Ta có : \(S=200cm^2=0,02m^2\)

    Áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn là :

    \(p=\dfrac{F}{S}=\dfrac{20}{0,02}=1000\left(Pa\right)\)

    Vậy áp suất tác dụng lên mặt sàn là 1000Pa

    c) 5N F=15 N F >

      bởi Linh Hoàng Nguyễn 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phú có việc cần đi ra vội ra ga xe lửa. Phú có thể đi bộ với vận tốc 6km/h hoặc cũng có thể chờ 24 phút nữa thì sẽ có xe buýt đến ngay trước cửa nhà mình đi đến ga với vận tốc 30km/h. Hỏi Phú nên chọn cách nào để đi đến ga sớm hơn?

      bởi Bánh Mì 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi S là quãng đường đi từ nhà đến ga

    t1 là thời gian đi bộ từ nhà đến ga

    t2 là thời gian đi xe buýt từ nhà đến ga.

    Thời gian đi bộ từ nhà đến ga: t1 = \(\dfrac{S}{v}=\dfrac{S}{^{ }6}\left(h\right)\)

    Thời gian đi xe buýt từ nhà đến ga: t2 = 0,4 . \(\dfrac{S}{30}=\dfrac{12+S}{30}\left(h\right)\)

    Xét hiệu: t1 - t2 = \(\dfrac{S}{^{ }6}-\dfrac{12+S}{30}=\dfrac{5S-S}{30}=\dfrac{4S-12}{30}\)

    Nếu t1 - t2 > 0 \(\Rightarrow\) \(\dfrac{4S-12}{30}\) > 0 \(\Leftrightarrow\) 4S - 12 > 0 \(\Rightarrow\) S > 3 (km)

    Nếu t1 - t2 = 0 \(\Rightarrow\) \(\dfrac{4S-12}{20}\) = 0 \(\Rightarrow\) S = 3 (km)

    Nếu t1 - t2 < 0 \(\Rightarrow\) \(\dfrac{4S-12}{30}\) < 0 \(\Rightarrow\) S < 3 (km)

    Vậy nếu S > 3 km thì ta chọn đi xe buýt.

    Vậy nếu S = 3 km thì ta chọn đi bộ.

    Vậy nếu S < 3 km thì ta chọn đi xe buýt hoặc đi bộ đều được.

      bởi dương thị thanh thuong 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1/ Khi nào vật chuyển động? Đứng yên? Vật chuyển động đứng yên phụ thuộc vào yếu tố nào?

    2/ Công thức tính vật tốc và vận tốc trung bình? Nêu tên và đơn vị các đại lượn trong công thức?

    3/ Cách biểu diễn lực? Hai lực cân bằng? quán tính giải thích các hiện tượng? Nêu tên các loại lực ma sát? Ma sát có ích hay có hại? Lấy VD

      bởi Xuan Xuan 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1, vật chuyển động khi vị trí của nó thay đổi theo thời gian so với vật mốc

    vật đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi theo thời gian so với vật mốc

    vật chuyển động đứng yên phụ thuộc vào vật mốc

    2, công thức tính vận tốc : \(V=\dfrac{S}{t}\) trong đó V là vận tốc

    S là quãng đường đi được

    t là thời gian để đi hết quãng đường đó

    công thức tính vận tốc trung bình : \(V_{tb}=\dfrac{S_1+S_2+...+S_n}{t_1+t_2+...+t_n}\)

    trong đó Vtb là vận tốc trung bình

    S1+S2+...+Sn là tổng quãng đường đi được

    t1+t2+...+t3 laftoongr thời gian đi hết các quãng đường

    3, lực được biểu diễn bằng 1 mũi tên có

    + gốc là điểm đặt của lực

    + phương , chiều trùng với phương , chiều của lực

    + độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước

    2 lực cân bằng là 2 lực cùng đặt lên 1 vật , có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng 1 đường thẳng , chiều ngược nhau

    dưới tác dụng của 2 lực cân bằng , 1 vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, 1 vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. chuyển động này được gọi là chuyể động theo quán tính

    có 3 loại lực ma sát:

    - ma sát trượt

    -ma sát lăn

    -ma sát nghỉ

    VD: có ích

    - ma sát lăn giúp ta di chuyển vật dễ dàng hơn

    có hại

    - ma sát trượt làm ta di chuyển vật khó khăn

      bởi Buttner Alexander 24/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho hệ cơ học như hình vẽ :

    Cho biết AB =40 cm, AC= 30cm ,

    m2=3kg.Tính m1, biết hệ cân bằng ,ma sát và khối lượng đây không đáng kể. A B C m1

      bởi Lê Nhật Minh 31/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cái này mk ko chắc nhưng vận dụng kiến thức lớp 6.

      bởi Thăng Long long 01/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Biết ô tô du lịch nặng 20000N ,có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mật đường là 250 cm2 .Tính áp suất của ô tô tác dụng lên mật đường

      bởi Suong dem 09/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(P=20000N\\ S=250cm^2=0,025m^2\\ \overline{p=?}\)

    Giải:

    Áp suất của xe tác dụng lên mặt đường là:

    \(p=\dfrac{P}{S}=\dfrac{20000}{0,025}=8.10^5\left(Pa\right)\)

    Vậy áp suất mà xe tác dụng lên mặt đường là: 8.105 Pa

      bởi Nguyen Huy Anh 09/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON