YOMEDIA
NONE

Cả ba vòi cùng chảy vào một cái bể cạn. Nếu hai vòi I và II cùng chảy thì bể đầy sau 60 phút. Nếu hai vòi II và III cùng chảy thì bể đầy sau 75 phút. Nếu hai vòi III và I cùng chảy thì bể đầy sau 50 phút.

a) Nếu cả ba vòi cùng chảy thì bể đầy sau bao lâu?

b) Nếu riêng mỗi vòi chảy một mình thì bể đầy sau bao lâu?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Trong 1 phút:

    a) Vòi I và vòi II chảy được: \(\frac{1}{{60}}\) bể

    Vòi II và III chảy được: \(\frac{1}{{75}}\) bể

    Vòi III và I chảy được: \(\frac{1}{{50}}\) bể

    Do đó, trong 1 phút, 2 lần vòi I+ 2 lần vòi II + 2 lần vòi III chảy được: \(\frac{1}{{60}} + \frac{1}{{75}} + \frac{1}{{50}} = \frac{1}{{20}}\)bể

    Trong 1 phút, cả 3 vòi cùng chảy thì được: \(\frac{1}{{20}}:2 = \frac{1}{{40}}\) bể

    Vậy nếu cả 3 vòi cùng chảy thì 40 phút đầy bể

    b) Trong 1 phút, vòi I+ II chảy được \(\frac{1}{{60}}\)bể, cả 3 vòi chảy được \(\frac{1}{{40}}\)bể nên trong 1 phút, vòi III chảy được: \(\frac{1}{{40}} - \frac{1}{{60}} = \frac{1}{{120}}\) bể. Do đó, vòi III chảy một mình thì 120 phút đầy bể

    Tương tự, trong 1 phút, vòi I chảy được: \(\frac{1}{{40}} - \frac{1}{{75}} = \frac{7}{{600}}\) bể. Do đó, vòi I chảy một mình thì \(1:\frac{7}{{600}} = \frac{{600}}{7}\) phút thì đầy bể

    Trong 1 phút, vòi II chảy được: \(\frac{1}{{40}} - \frac{1}{{50}} = \frac{1}{{200}}\) bể. Do đó, vòi II chảy một mình thì 200 phút thì đầy bể.

      bởi Lê Chí Thiện 19/02/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF