YOMEDIA
NONE

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC vuông cân tại A, đường thẳng BC có phương trình y = 0

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC vuông cân tại A, đường thẳng BC có phương trình y = 0. M là trung điểm cạnh BC, điểm E thuộc đoạn MC. Gọi \(O_1(2;\frac{1}{2}); O_2(7;8)\) lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABE và ACE. Tìm tọa độ các điểm E và M, biết rằng hoành độ điểm E lớn hơn hoành độ điểm M.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Hai tam giác MAB, MAC cân tại M. Gọi I, N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Ta có MI và O1 I cùng vuông góc với AB nên ba điểm I, O1, M thẳng hàng. Tương tự, ta cũng có ba điểm M, N, O2 thẳng hàng.
    Khi đó IN cắt AE tại trung điểm K của AE.
    Hai đường tròn (O1) và (O2) có dây cung chung AE nên O1O2 là trung trực của AE.
    Suy ra \(\widehat{AKO_2}=\widehat{ANO_2}=90^0\). Từ đó suy ra tứ giác AKNO2 nội tiếp \(\Rightarrow \widehat{AO_2K}=\widehat{ANK} \ \ \ (1)\)
    Tứ giác AIMN là hình chữ nhật nên \(\widehat{AMO_1}=\widehat{ANK}\)    (2)
    Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{AO_2O_1}=\widehat{AMO_1}\), lại có \(AMO_1=90^0\) nên tứ giác \(AO_1MO_2\)  nội tiếp trong đường tròn đường kính \(O_1O_2\). Vậy M và E là giao điểm của đường tròn đường kính \(O_1O_2\) với trục Ox.
    + Đường tròn đường kính \(O_1O_2\) có phương trình: \((x-\frac{9}{2})^2+(y-\frac{17}{4})^2=\frac{325}{16}\)
    Khi đó tọa độ các điểm M và E là nghiệm của hệ phương trình: \(\left\{\begin{matrix} y=0\\ (x-\frac{9}{2})^2+(y-\frac{17}{4})^2=\frac{325}{16} \end{matrix}\right.\)
    Giải hệ phương trình và lưu ý hoành độ của điểm E lớn hơn hoành độ điểm M, ta được E(6;0) và M(3;0).

      bởi Lê Viết Khánh 09/02/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF