YOMEDIA
NONE

Nêu biện pháp phòng chống bệnh giun

Nêu biện pháp phòng chống bệnh giun.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (7)

  • Biện pháp phòng chống

    - Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

    - Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ phân nước rác. Mỗi gia đình cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

    - Không ăn uống chưa nấu chín, ôi thiu, cần rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch.

    - Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

    Khoảng 20-50% người Việt có thể bị nhiễm giun, đa phần là trẻ em, học sinh. Với tỷ lệ này, Việt Nam hiện là nước có số người nhiễm giun đường ruột cao ở châu Á, theo Tổ chức Y tế thế giới. Ước tính hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun. Tình trạng môi trường sống ô nhiễm cùng với kiến thức vệ sinh hạn chế nên người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em dễ trở thành đối tượng của các bệnh lý nguy hiểm do nhiễm giun lâu dài. 

     
      bởi Hiền Kool Kim 13/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Uống thuốc tẩy giun 

    Rửa tay thật sạch trước khi ăn 

     

      bởi Nguyễn Đỗ Thái Nam 14/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Biện pháp phòng chống bệnh giun :

    - Đối với cá nhân:

      + Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

      + Ăn chín uống sôi.

     + Thức ăn đậy kín để tránh ruồi nhặng.

     + Tẩy giun định kỳ.

    - Đối với cộng đồng:

     + Mỗi người phải biết giữ vệ sinh môi trường.

     + Không tưới rau, hoa màu bằng phân tươi.

     + Tiêu diệt ruồi nhặng.

      bởi Huỳnh Anh Kha 14/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua sát trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sẽ (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hố xí(Nhà vệ sinh) phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (tự hoại hoặc 2 ngăn,..). Phòng chống giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phải quan tâm thực hiện.

      bởi Nguyễn Trần Bảo Khôi 15/10/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  •  

    Điều trị bệnh giun sán

    Vì một người (nhất là trẻ em) có thể bị mắc nhiều loại giun, sán; chẳng hạn, vừa nhiễm giun đũa lẫn giun kim, hoặc giun móc lẫn giun kim, hoặc nhiễm giun tóc và sán lá gan v.v... Vì vậy phải xét nghiệm phân để chọn thuốc có tác dụng đồng thời trên nhiều loại giun, sán. 

    Tốt nhất cứ 6 tháng (chậm nhất là 12 tháng) chúng ta nên tẩy giun một lần. Đối với trẻ em đã tẩy giun rồi, mà vẫn còn xanh xao, yếu, kém ăn, cần phải kiểm tra xem có loại giun sán nào khác nữa không, hoặc có thể bị bệnh khác như còi xương, suy dinh dưỡng, sơ nhiễm lao v.v... để chữa trị cho đúng hướng.

    Phòng bệnh

    Để đề phòng bệnh giun sán, điều quan trọng là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước sạch, nhất là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn, sau khi vệ sinh cho trẻ…

    Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không đi chân đất, vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột và sinh sống tại đó và gây bệnh. Quần áo của người mắc giun nên thay giặt thường xuyên, ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun. 

    Phân của trẻ có giun cũng cần phải được xử lý, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Đối với trẻ nhỏ, không để trẻ lê la dưới đất, nhất là không mặc quần thủng đít; Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em trên 2 tuổi và người lớn.

      bởi Đinh Trí Dũng 08/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON