YOMEDIA
NONE

Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ trứng

Tại sao nói hình thức đẻ con tiến hóa hơn đẻ trứng? Ý nghĩa của sự thích nghi đó?

Giúp mình với mai thi học kì rùi .....cảm ơn các bạn nhìukhocroi

 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Bài 5: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ trứng?

    Lời giải
    ưu điểm của đẻ trứng:
    + Động vật không phải mang thai nên không gặp khó khăn khi di chuyển như động vật đẻ con mang thai.
    + Trứng có vỏ bọc cứng chống lại tác nhân có hại cho phôi thai như mất nước, ánh sáng mặt trời mạnh, xâm nhập của vi trùng…
    Nhược điểm của đẻ trứng:
    + Phôi thai phát triển đòi hỏi nhiệt độ thích hợp và ổn định, nhưng nhiệt độ môi trường thường xuyên biến động, vì vậy tỉ lệ trứng nở thành con thấp. Các loài ấp trứng (các loài chim) tạo được nhiệt độ thuận lợi cho phôi thai phát triển nên thường có tỉ lệ trúng nở thành con cao hơn.
    + Trứng phát triển ở ngoài cơ thể nên dễ bị các loài động vật khác ăn.

    Bài 6: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ con?

    Lời giải
    ưu điểm của đẻ con:
    + ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai.
    + Phôi thia được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.
    + Nhờ 2 lý do trên nên tỉ lệ chết của phôi thai thấp.
    Nhược điểm của đẻ con:
    + Mang thai gây khó khăn cho động vật khi bắt mồi, chạy chốn kẻ thù. Thời kỳ kỳ mang thai động vật phải ăn nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, nếu không kiếm đủ thức ăn động vật sẽ suy dưỡng, phát sinh bệnh tật, con non sinh ra sẽ yếu và nhẹ cân.

    Bài 7: Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản hữu tính?

    Lời giải
    ưu điểm của sinh sản hữu tính:
    + Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền, vì vậy động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
    + Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
    Nhược điểm của sinh sản hữu tính:
    + Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

    Bài 8: Trong quá trình tiến hoá, động vật tiến từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?

    Lời giải
    Những trở ngại liên quan đến sinh sản:
    + Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước.
    + Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập…
    Khắc phục:
    + Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ.
    + Thụ tinh trong.

    Bài 9: Nêu chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật?

    Lời giải
    * Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật:
    – Về cơ quan sinh sản:
    + Từ chỗ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).
    + Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến chỗ có cơ quan sinh sản rõ ràng.
    + Từ chỗ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến chỗ các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt: cá thể đực và cá thể cái. (đơn tính).
    – Về phương thức sinh sản:
    + Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ quan sinh dục phụ, bảo đảm cho xác xuất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi trường.
    + Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phốig), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền.
    Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật lưỡng tính cũng xảy ra thụ tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc các cơ qaun sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên cơ thể.
    – Về bảo vệ phôi và chăm sóc con:
    Càng lên cao những bậc thang tiến hoá, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng tỏ ra hữu hiệu:
    + Từ chỗ trúng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh đến chỗ bớt lệ thuộc.
    + Từ chỗ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến chỗ được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng.
    Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm bảo cho tỉ lệ sống sót của cá thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến hoá trong sinh sản.

    Bài 10: Có thể điều hoà sinh sản ở động vật bằng những cơ chế nào?

    Lời giải
    Quá trình sinh sản ở động vật diễn ra bình thường nhờ động vật có cơ chế điều hoà sinh sản. Cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sản sinh tinh trùng và sản sinh trứng.
    Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng chịu sự chi phối của hệ nội tiết, hệ thần kinh và các yếu tố môi trường, trong đó hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng nhất. Tuyến nội tiết tăng hay giảm tiết hoocmon sinh dục đều tác động trực tiếp lên quá trình sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn và sản sinh trứng ở buồng trứng.
    Hệ thần kinh chi phối quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua hệ nội tiết, trong khi đó các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.

    Bài 11: Cho biết tên các hoomon ảnh hưởng lên quá trình phát triển, chín, rụng trứng và tác động của chúng đến quá trình trên.

    Lời giải
    Các hoocmon tham gia điều hoà sản sinh trứng là hoocmon FSH và LH của tuyến yên. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hoà tuyến yên tiết FSH và LH.
    FSH kích thích phát triển nang trứng (nang trứng bao gồm tế bào trứng và các tế bào hạt bao quanh tế bào trứngn, nang trứng sản xuất ra estrôgen).
    LH kích thích nang trúng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạy động của thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon prôgestêron và estrôgen. Hai hoocmon này kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH.

    Bài 12: Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêron hoặc prôgestêron  + estrôgen tổng hợp) có thể tránh thai. Tại sao?

    Lời giải
    Uống viên thuốc tránh thai hằng ngày làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu cao và do vậy gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được thai.

    Bài 13: Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như thế nào?

    Lời giải
    Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như:
    – Điều chỉnh số con ở động vật bằng cách sử dụng hoocmôn (tự nhiên hoặc tổng hợp), thay đổi các yếu tố môi trường, xử lí giao tử, thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi…
    – Điều khiển giới tính bằng cách sử dụng hoocmôn, tách tinh trùng,…
    – Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
    – Có nhiều biện pháp sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như dùng bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai, triệt sản nam và nữ, tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo…

    Bài 13: Giả sử 1 cơ thể amip hoàn tất quá trình phân đôi mất 3 ngày. Hãy xác định số cá thể tạo thành sau 18 ngày từ 103 cá thể ban đầu?

    Lời giải
    Từ một cơ thể sau 1 lần phân đôi (3 ngày3) tạo ra 2 cơ thể mới.
    => Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày (tương ứng với 18t/3=6 lần phân đôi) 26
    => Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày từ 103 ban đầu là 26×103

    Bài 14: Trong một lần thúc đẻ cho cá trắm cỏ có trọng lượng trung bình, người ta thu được 8000 hợp tử, về sau nở thành 8000 cá con. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 25%.
    Hãy tính số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng cần thiết để hàon tất quá trình thụ tinh?

    Lời giải
    – Số trứng đã thụ tinh = số tinh trùng đã thụ tinh = số hợp tử tạo thành = 8000.
    Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% nên => Số trứng cần thiết = (8000×100)/50= 16000 trứng.
    => Số tế bào sinh trứng cần thiết = số trứng cần thiết = 16000 tế bào.
    – Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25%=> Số tinh trùng cần thiết = (8000×100)/25= 32000 tinh trùng.
    Vì mỗi tế bào sinh tinh sinh ra 4 tinh trùng => Số tế bào sinh tinh trùng cần thiết = 32000/4=8000 tế bào

    II- bài tập tự  giải:
    Bài 2: Tầm quan trọng của khả năng sinh sản ở động vật.
    Bài 3 : So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật?
    Bài 4 : Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.
    Bài 5 : Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi, tái sinh được đuôi; tôm, cua chân và càng bị gãy tái sinh đựoc chân và càng có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao?
    Bài 6 : Vì sao trinh sinh là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô tính?
    Bài 7 : Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép khó thành công?
    Bài  8 : Nhân bản vô tính là gì? ý nghĩa của nhân bản vô tính.
    Bài 9 : Trong các hình thức sinh sản hữu tính, hình thức nào tiến hoá nhất?
    Bài 10 : Vì sao đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng?
    Bài 11 : So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?
    Bài 12 :Tại sao quá trình sinh trứng lại diễn ra theo chu kỳ?
    Bài 13: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật cơ sở sinh học của sinh sản vô tính?
    Bài 14 : Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng thuốc tránh thai có chứa nhiều hoocmôn sinh dục nữ hoặc biện pháp triệt sản mà nên chọn sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
    Bài 15 : Tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
    Bài 16 : Tại sao động vật bậc cao không có khả năng sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, nảy chồi và phân mảnh?

    Về quảng cáo
     

    Rate this:

     
     
     
     
     
     
     
    20 Phiếu

     

    Chia sẻ:

    • Facebook
    • Google
    • Twitter
    • Print
    • Thêm
    •  
     
     

    Related

    Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

    Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

    In "Sinh học 12"

    Câu hỏi ôn tập: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử

    Câu 1. Tại sao nói ADN là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? Tính đặc trung và đa dạng của ADN được thể hiện ở chỗ nào? Câu 2: Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc giữa ADN…

    In "Học sinh giỏi"

    Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

    Câu 1. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao? Câu 2. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ? Câu 3. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh…

    In "Sinh học 10"

    Sinh học 11 sinh 11
     
    ← Sinh sản ở thực vật (ôn tập)Bài 2: Phiên mã và dịch mã →
     

     

    1.  
       
       
       
       
       
     
     
     
     
     
     

     

     
      bởi Trương Hiểu Dĩnh 24/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF