YOMEDIA
NONE

Phân tích khổ thơ đầu của bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Năm 1969 Hồ chủ tịch, vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc ta đã ra đi mãi mãi, nhân dân ta đau xót khóc thương người, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

    “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

    Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”

    Nỗi đau ấy sau 7 năm sau vẫn còn nguyên còn nguyên vẹn trong những vần thơ của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ là tiếng khóc than đau xót, tiếc nuối của người con miền Nam sau một lần ra thăm lăng Bác năm 1976 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ giành được thắng lợi, lăng Bác vừa hoàn thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc và vào viếng lăng Bác, nhà thơ xúc động bồi hồi, từ những tình cảm đó đã sáng tác nên bài thơ này, tất cả cảm xúc có được chất chứa và tuôn trào.

    Bài thơ được phát triển theo trình tự thời gian từ khi tác giả đến cho tới khi tác giả phải xa Bác. Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả vừa ngỡ ngàng vừa xúc động trước cảnh vật bên ngoài lăng:

    “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”

    Câu thơ mở đầu như một lời thông báo. Ở câu thơ này tác giả đã tự xưng hô mình là “con” và “Bác”, đây là cách xưng hô thân thiết, gần gũi. Trên thực tế thì kiểu xưng hô của Viễn Phương không hề mới, trước ông thì đã có nhiều nhà thơ viết về Bác cũng có cách xưng hô như vậy, nhưng có lẽ chính khác biệt ở đây là con ở miền Nam, hai chữ “miền Nam” nó gợi ra khoảng cách rất xa xôi giữa miền Nam và miền Bắc, đồng thời cũng gợi lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa Bác Hồ và nhân dân miền Nam. Bởi thế mà nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

    “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

    Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”

    Với quan hệ thân thiết như thế, với cảm xúc mãnh liệt vì xa cách như vậy thì nhà thơ đã tới viếng lăng Bác. Nhà thơ đã sử dụng phép nói giảm, nói tránh đến viếng lăng nhưng ông lại dùng là “thăm”để cố kìm nén nỗi đau trong lòng.

    Câu thơ giản dị đã bộc lộ được cảm xúc mãnh liệt của người con miền Nam xa sau bao nhiêu năm mong mỏi mà bây giờ mới được ra thăm lăng Bác. Với nỗi xúc động ấy thì hình ảnh đầu tiên mà tác giả nhìn thấy đó là hàng tre:

    “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”

    Hình ảnh “hàng tre” vô cùng thân thuộc, bình dị ở mọi làng quê Việt Nam làm cho lăng Bác tự nhiên mà thật gần gũi, người ta không thấy ở đây những lăng tẩm xa hoa, tráng lệ như của vua chúa xưa mà lại giống như một ngôi nhà mà biết bao nhiêu ngôi nhà khác trên mọi miền quê của đất nước Việt Nam. Đó là hình tượng, biểu tượng của dân tộc, của sức sống bền bỉ và kiên cường, hàng tre hiên ngang trong bão táp mưa sa, tượng trưng cho sức sống và sức mạnh chiến đấu kiên cường, không khuất phục khó khăn của dân tộc ta. “Hàng tre” được miêu tả bằng các từ láy “bát ngát, xanh xanh”, hàng tre được trồng lớn lên một cách đầy đặn và tươi tốt, xanh tươi và thẳng tắp bên lăng Bác làm cho chúng ta tưởng tượng rằng như cả dân tộc Việt Nam đang sát cánh bên người cả những lúc người còn sống và ngay cả lúc người đã ra đi.

    Nhìn thấy hàng tre thân thiết, tác giả đã không thể giấu được nỗi xúc động của mình, nó thể hiện rõ qua thán từ “ôi” bộc lộ được tình cảm và cảm xúc của tác giả trước cảnh vật nơi đây, nó là niềm thổn thức của nhà thơ bỗng được trào dâng một cách mãnh liệt.

      bởi hà trang 11/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF