YOMEDIA
NONE

Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 cặp từ đồng âm

Bài 1 : Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 cặp từ đồng âm (gạch chân)
Bài 2 : Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 thành ngữ (gạch chân)
Bài 3 : Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

    • Từ đồng âmtừ nhiều nghĩa là hai mảng kiến thức quan trọng trong phân môn Luyện từ và câu – chương trình Tiếng Việt lớp 5. Trong thực tế thì đa số học sinh(HS), kể cả HS giỏi và không ít GV nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
    • * Lý do thứ nhất: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về ý nghĩa.
    • * Lý do thứ hai: Trong chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng phân biệt.
    • * Lý do thứ ba: HS còn chưa phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
    • Vậy mời các bạn cùng trao đổi để học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?

    - VD: Xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong ví dụ sau:

    - Chúng ta cùng ngồi vào bàn1 để bàn 2 về cách dạy Tiếng Việt.

    - Bàn3 phím của chiếc đàn này thật xinh.

    • Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính hay nghĩa đen).
    • Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc.
    • Trở lại VD ở trên, trong VD1 “bàn” trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc”đều mang nghĩa gốc, VD2 “bàn” trong “cái bàn” mang nghĩa gốc còn “bàn” trong “bàn phím” mang nghĩa chuyển.
    • Vậy làm thế nào để HS phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ?
    • Các từ mang nghĩa gốc thì nêu được nghĩa khác nhau nhưng phải bằng cách diễn giải.
    • Còn phần nhiều các từ mang nghĩa chuyển thì nêu nghĩa bằng cách thay thế bằng một từ khác(mang nghĩa phụ).
    • VD: Mùa xuân(1) là tết trồng cây
    • Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).
    • Ta thấy rằng: “xuân”(2) được dùng theo nghĩa chuyển vì“xuân” có thể thay thế bằng “tươi đẹp”. Sau khi HS đã nắm bắt được bản chất của kiến thức, để cho học sinh có kỹ năng phân biệt, GV cần biên soạn thành những dạng bài tập hỗn hợp cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để HS luyện tập.

      bởi Hoàng Thị Mỹ Duyên 29/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF