YOMEDIA
NONE

Viết báo cáo sau khi xem Nhã nhạc cung đình Huế

Viết bản báo cáo sau khi xem video '' Nhã nhạc cung đình Hue ''

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

    • Nhạc cung đình Việt Nam – Nhã nhạc triều Nguyễn được chính thức ghi tên vào danh mục *Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại* vào 15h30 ngày 7/11/2003; và chính thức được UNESCO vinh danh vào tối 31/1/2004. Nhã nhạc được xem là một loại hình âm nhạc chính thống, mang tính bác học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ qua và góp phần làm phong phú cho sinh hoạt văn hóa và tinh thần của dân tộc. Những tinh hoa của loại hình nghệ thuật này được kết tụ rõ nét nhất vào triều đại nhà Nguyễn. Do đó, vấn đề bảo tồn nhã nhạc cung đình Việt Nam – Nhã nhạc triều Nguyễn trong giai đoạn hiện đại này được nhiều tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm… Gốc tích… Sách sử ghi rằng Nhã nhạc ra đời vào triều Lý (1010-1225) và hoạt động một cách quy củ vào thời Lê (1427-1788), là loại hình nhạc mang tính chính thống, với quy mô tổ chức chặt chẽ. Các tổ chức âm nhạc được thành lập, đặt dưới sự cai quản của các nhạc quan. Triều Lê đã định ra các loại nhạc như sau: Giao nhạc, Miếu nhạc, Nhũ tự nhạc, Cứu nhật nguyệt lai trùng nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, đại yến nhạc, Cung trung nhạc. Tuy nhiên, chính vào cuối triều Lê, âm nhạc cung đình dần dần đi vào thời kỳ suy thoái. Cho đến thời đại triều Nguyễn (1802- 1945), hệ thống âm nhạc cung đình mới có điều kiện để phát triển trở lại. Triều đình Nguyễn quy định 7 thể loại âm nhạc, gần giống với các thể loại của triều Lê, bao gồm: Giao nhạc: Miếu nhạc: Ngũ tự nhạc: Đại triều nhạc: Thường triều nhạc: Yến nhạc: Cung trung nhạc. Ngoài ra, trên cơ sở kế thừa các triều đại trước, triều Nguyễn đã cho bổ sung thêm nhiều loại thể nhạc như Huyền nhạc, Ty trúc tế nhạc, Ty chung, Ty khánh, Ty cổ. Dưới thời Nguyễn, Nhã nhạc được dùng trong các lễ tế đại triều 2 lần/tháng, thường triều 4 lần/tháng: Nam Giao, Tịch điền, sinh nhật vua và hoàng hậu. Tế bất thường: Đăng quang, lễ tang của vua và hoàng hậu, đón tiếp sứ thần. Tùy theo từng cuộc tế lễ mà Bộ Lễ biên soạn nhạc chương khác nhau (nhạc chương bằng chữ Hán). Cụ thể như: Tế Giao có 10 nhạc chương mang chữ Thành (thành công); Tế Xã tắc có 7 nhạc chương mang chữ Phong (được mùa); Tế Miếu có 9 nhạc chương mang chữ Hòa (hòa hợp), Tế Lịch Đại Đế vương có 6 nhạc chương mang chữ Văn (trí tuệ); Lễ Đại triều dùng 5 bài mang chữ Bình (hòa bình); Lễ Vạn thọ dùng 7 bài mang chữ Thọ (trường tồn); lễ Đại yến dùng 5 bài mang chữ Phúc (phúc lành)... Theo GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, chức năng khởi nguyên và quan trọng nhất của Nhã nhạc là nhạc lễ và nhạc nghi thức thể hiện mối quan hệ rường mối giữa vương quyền của nhà vua với trời đất, thể hiện nhận thức của con người về vũ trụ và thế giới. Nó cũng là loại “ngôn ngữ” con người dùng để thông quan, để đối thoại, để thương lượng với các lực lượng vô hình, siêu nhiên tác động lên mọi mặt của đời sống con người. Vào cuối thế kỷ XIX, khi đất nước lâm vào nạn ngoại xâm, vai trò của triều đình mờ nhạt, thì âm nhạc cung đình cùng các lễ nghi cũng giảm. Vào cuối thời
    • Nguyễn, chỉ còn duy trì 2 loại dàn nhạc là Đại nhạc (gồm trống, kèn, mõ, bồng, xập xõa) và tiểu nhạc (trống bản, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam, địch, tam âm, phách tiền). Sau năm 1945, Nhã nhạc đã mất không gian vốn có của nó và có nguy cơ mai một. Hiện nay, Nhã nhạc không còn giữ được diện mạo như xưa, nhưng nó vẫn có thể là một minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thông tin và lãnh đạo của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều chủ trương, quyết định để bảo tồn loại hình văn hóa độc đáo này. Từ năm 1992, nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế ra đời, tiếp theo đó là Nhà hát truyền thống Cung đình Huế ra đời. Dự án Nhã nhạc và những thành công bước đầu Vào giữa tháng 8/2002, bộ hồ sơ Nhã nhạc đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (BTDTCĐ Huế) thực hiện và Chính phủ đã ký quyết định gửi đến UNESCO để đăng ký ứng cử vào danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Hồ sơ Nhã nhạc bao gồm: trên 100 trang (hồ sơ viết), gần 100 trang phụ lục, trên 50 ảnh tư liệu và hiện trạng, phim slide, băng hình thuyết minh (10 phút), băng hình minh họa (70 phút), cùng nhiều tài liệu liên quan. Cho đến ngày 7/11/2003, Nhã nhạc Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Ngày 28/2/2005, bản thoả thuận cam kết triển khai Dự án thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam - Kiệt tác Di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại của UNESCO (gọi tắt là Dự án Nhã nhạc) giai đoạn 2005-2008 đã được đại diện phía Việt Nam và đại diện phía UNESCO - ông Shiu-Kee, Trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam ký kết, với sự tài trợ của Quỹ Uỷ thác Nhật Bản. Bà Francoise Riviere - Phó tổng giám đốc phụ trách Văn hóa của UNESCO đã nhận định: Dự án Nhã nhạc rất quan trọng đối với UNESCO vì nó kết hợp được cả di sản vật thể và phi vật thể, hai hoạt động trụ cột của chúng ta trong việc thúc đẩy sự đa dạng văn hóa trên toàn thế giới”. Nằm trong chương trình thực hiện dự án, Nhà hát Nghệ thuật cung đình Huế (trực thuộc Trung tâm BTDTCĐ Huế) bước đầu đã bảo tồn được một số bản nhạc như: 10 bản Ngự (Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền, Xung phong, Long hổ, Tẩu mã), Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc...; các bản nhạc thường dùng trong dàn Đại nhạc (Tam luân Cửu chuyển, Thái bình Cổ nhạc, Đăng đàn cung, Phú lục, Tẩu mã, Bông, Mã vũ, Mang, Đăng đàn đơn, Đăng đàn kép) cùng một số bài bản khác. Ngoài ra, ông Phùng Phu - Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế cho biết: “Đến tháng 8/2008, những tư liệu về nhã nhạc cung đình Huế cũng được tiến hành xử lý, sao chép, dịch thuật bao gồm 1.000 trang tài liệu, 100 đầu sách tham khảo, hơn 300 ảnh, hơn 200 tư liệu tiếng Anh và tiếng Trung, 100 băng đĩa ghi âm và 200 đầu băng đĩa các loại. Nhà thiết kế Trịnh Bách cũng đã phục chế thành công trang phục Nhã nhạc gồm 15 áo Đại nhạc và 15 áo Tiểu nhạc; 64 áo Giao lĩnh Bát dật Văn và 64 Trấn thủ Bát dật Võ. Ông Phan Thanh Hải - Phó giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế - khẳng định: Trung tâm
    • BTDTCĐ Huế đã đào tạo được 20 học viên đầu tiên về Nhã nhạc cung đình Huế và sẽ tiếp tục mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã gặp gỡ và ghi lại những kinh nghiệm biểu diễn về Nhã nhạc từ nhiều nghệ nhân còn sót lại của Đội nhạc cung đình ngày xưa, hoàn thành 12 bộ hồ sơ về để đề nghị công nhận và tiến cử các nghệ nhân tiêu biểu nhất vào Hệ thống báu vật Văn hóa Quốc gia. Nhà hát Truyền thống cung đình Huế cũng đã có những chuyến lưu diễn và quảng bá ở nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Pháp, Hà Lan… Phát huy hay phát triển? Đó là câu hỏi mà rất nhiều nhà khoa học, nghiên cứu về âm nhạc cung đình Việt Nam đang quan tâm. Họ tỏ ra lo ngại về vấn đề dễ chú trọng “phát triển” mà quên mất căn nguyên của Nhã nhạc. Cùng với nó là nhiều yếu tố về khung thời gian, con người… đã làm cho Dự án Nhã nhạc khi được triển khai gặp không ít khó khăn. Theo đánh giá Cục Di sản văn hóa thì 1/3 chặng đường còn lại của dự án sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ông Phùng Phu cho biết: “Hiện các nghệ nhân am hiểu về Nhã nhạc đều đã qua ngưỡng cửa tuổi bát thập nên vấn đề mời phỏng vấn và ghi lại những kinh nghiệm là rất khó. Các nghệ nhân này cũng không ai sống bằng nghề của chính họ, lại không được chế độ đãi ngộ nào cho thỏa đáng với nghệ danh của mình, con cháu đời sau cũng không mấy mặn mà với nghề mà họ truyền lại.... Vả lại, nhiều tư liệu về Nhã nhạc không chỉ phân bố ở Huế mà còn nằm rải rác ở Quảng Trị và Quảng Nam cho nên công tác thu thập cũng hạn chế”. Ông cũng cho rằng, UBND tỉnh cần có chính sách đãi ngộ hàng tháng đối với các nghệ nhân còn sót lại trong hệ thống Nhã nhạc cung đình này. Tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, hai bộ Biên chung và Biên khánh - là bộ phận quan trọng trong lễ Nhã nhạc cũng không được bảo tồn toàn vẹn. Vấn đề bảo tồn đã khiến nhiều nhà khoa học phải đau đầu, PGS.TS Vũ Nhật Thăng - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam từng đặt ra cầu hỏi: “Có nên sáng chế ra bộ biên chung, biên khánh?”. Vì hai bộ này còn lại không đủ nên được “chắp vá” rất nhiều khiến cho âm thanh có sự thay đổi. Cộng với việc tìm kiếm các loại vải nguyên bản như cung đình ngày xưa để may trang phục và nhạc phục cung đình cũng hết sức khó khăn. Nhà thiết kế Việt kiều Trịnh Bách cho rằng: “Cách dệt các loại vải này rất khó và hiếm, nếu có thì giá cả lại cao và mất thời gian khá lâu”. Điều đau lòng là hiện rất nhiều khách tham quan, thính giả và ngay chính những người con của Huế chỉ nghe Nhã nhạc theo kiểu “cho có” chứ không am hiểu về ý nghĩa và giá trị của nó. Việc biểu diễn và quảng bá Nhã nhạc gặp không ít khó khăn về kinh phí, mức thu phí cũng khiến cho nhiều người dân muốn xem cũng khó xem. PGS. TS Oshio Satomi (Trường Đại học Giáo dục Miyagi - Nhật Bản) cho rằng: “Nên mở các buổi biểu diễn miễn phí cho dân chúng địa phương, cho những người yêu thích Nhã nhạc để giới thiệu về lịch sử hình thành và giá trị của loại hình nghệ thuật này”
      bởi Dương Ánh 24/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF