YOMEDIA
NONE

từ ghép và từ láy

làm s để mik phân biệt dc từ nào là từ ghép từ nào là từ láy

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (5)

  • Phân biệt từ ghép và từ láy

    Phân biệt

    Từ ghép

    Từ láy

    Khái niệm

    Là từ mà các từ tố đều có nghĩa.

    Là từ có dạng thức láy và ít nhất có một từ tố không có nghĩa.

    Đặc điểm cấu tạo

    Được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng lại với nhau

    Được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần hay toàn bộ âm của tiếng ban đầu

    Ý nghĩa

    Các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa

    • Các tiếng được láy không có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa
    • Chỉ có quan hệ về mặt âm thanh

    Ví dụ

    • “Học hành”
      • Các tiếng đều có nghĩa
        • Học: Thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại
        • Hành: Thực hành

    → Học hành: Học tập và thực hành

    ⇒ Từ ghép => Ghép đẳng lập

    • “Học hiếc” 
      • Thằng bé chỉ ham chơi chứ có học hiếc gì !
        •  Trong đó “hiếc”: không có nghĩa.

    → Từ láy ⇒ Láy bộ phận

    Phân  loại

    • Ghép chính phụ và ghép đẳng lập
      • Ghép chính phụ
        • Tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ
        • Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
        • Ví dụ: Với tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
      • Ghép đẳng lập
        • Các tiếng ngang nhau về nghĩa
        • Ví dụ: Áo quần, thầy cô, anh em, ...
    • Láy hoàn toàn và láy bộ phận
      • Láy hoàn toàn
        • Lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc
        • Ví dụ: Đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ... Láy bộ phận
      • Láy bộ phận
        • Chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc
        • Ví dụ: Xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...
      bởi Quynh Nhu 22/07/2017
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên đó đều có nghĩa. Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc.

      bởi Nguyễn Lê Anh Kiệt 24/08/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • từ ghép là từ có nghĩa hợp nhau.

    VD:bánh chưng,máy tính,...

    từ láy là từ láy nhau về âm đầu hoặc âm cuối

    VD:Lung linh,thoăn thoắt,rào rào,...

      bởi Lê Thị Nguyệt Hà 24/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • u các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

    Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng, buôn bán nhỏ nhẹ, hốt hoảng,...

    2. Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

    Ví dụ: Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...

    3. Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.

    Ví dụ: chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà, cây cối, máy móc,...

    - Lưu ý: Những từ này nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại (tách riêng các hiện tượng ngôn ngữ, xét trong sự diễn biến, phát triển theo thời gian làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép (T.G hợp nghĩa). Nhưng xét dưới góc độ đồng đại (tách ra một trang thái, một giai đoạn trong sự phát triển của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh vào mối quan hệ ngữ âm giữa 2 tiếng, thì có thể coi đây là những từ láy có nghĩa khái quát (khi xếp cần có sự lí giải). Tuy nhiên, ở tiểu học, nên xếp vào từ láy để dễ phân biệt. Song nếu H.S xếp vào từ ghép cũng chấp nhận.

    4. Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.

    Ví dụ: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,...

    5. Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu).

    Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước ,yếu ớt,...

    6. Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q; ng/ngh; g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy.

    Ví dụ: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,...

    - Lưu ý: trong thực tế, có nhiều từ ghép (gốc Hán) có hình thức ngữ âm giống từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng HS rất khó phân biệt, ta nên liệt kê ra một số từ cho HS ghi nhớ.

    Ví dụ: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân chất, chân chính, hảo hạng, khắc khổ, thành thực,....

    7.Ngoài ra, những từ không có cả quan hệ về âm và về nghĩa (từ thuần Việt) như: tắc kè, bồ hóng, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương, mồ hôi,... hay các từ vay mượn như: mì chính, cà phê, xà phòng, mít tinh,... chúng ta không nên đưa vào chương trình tiểu học (H.S có hỏi thì giải thích đây là loại từ ghép đặc biệt, các em sẽ được học sau).

    8. Từ ghép Tổng hợp và từ ghép Phân loại

    Khi bạn gặp một từ ghép nào chỉ người (hoặc vật) nói chung, thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp.

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cách 1 : Láy âm là phương thức cấu tạo riêng của từ Tiếng Việt, Từ Hán Việt nói chung không có dạng láy âm( trừ trường hợp yếu tố gốc Hán đã được Việt hoá hoàn toàn ) . Cho nên, nếu biết chắc chắn một từ hai âm tiết là từ Hán Việt thì xác định nó là từ ghép nghĩa chứ không phải là từ láy âm, dù bề ngoài có dạng láy âm ngẫu nhiên.

       Ví dụ: cập kê, lãng đãng, tư lự, tử tế….. Dĩ nhiên muốn áp dụng cách này cần không ngừng bổ sung kiến thức về từ ngữ gốc Hán

    Cách 2: Ranh giới để phân biệt một từ thuần Việt và một từ láy đôi thuần Việt là : Ở từ ghép hai âm tiết, cả hai tiếng đều có nghĩa.

       Ví dụ: che chắn, trai trẻ, máu mủ…… Còn từ láy đôi thì chỉ một tiếng gốc là có nghĩa, còn tiếng kia là tiếng láy lại, không có nghĩa hoặc mất nghĩa, có trường hợp cả hai tiếng đều vô nghĩa.

      Có thể phân biệt bằng cách tách riêng từng tiếng, nếu mỗi tiếng khi đứng độc lập đều có nghĩa thì đó là từ ghép song song ( hoặc đẳng lập).

      Ví dụ: đau đớn, khao khát, lãi lời, đau đớn, ngây ngất……nếu chỉ một tiếng có nghĩa thì đó là láy âm. Ví dụ: lạnh lùng, làm lụng, phập phồng, lảm nhảm……chỉ có tiếng lạnh, làm, phồng, nhảm …là tiếng gốc có nghĩa .

    Cách 3: Đảo trật tự các tiếng trong từ hai âm tiết nghi vấn. Nếu đảo được thì đó là từ ghép nghiã ( Vì láy âm nói chung – không đảo được).

       Ví dụ : đoạ đày/ đày đoạ, gìn giữ/ giữ gìn, mờ mịt/ mịt mờ, ngơ ngẩn/ ngẩn ngơ, thẫn thờ/ thờ thẫn,….. đều có thể đảo trrật tự các tiếng trong từnên là các từ ghép nghĩa. Các từ : lạnh lùng, tần ngần, ngỡ ngàng, rõ ràng, thấm thoắt , thập thò….là các từ láy âm.

      Cách này có mặt hạn chế là do quy luật ngữ âm hoặc do người dùng muốn tạo sự mới mẻ nên một số từ láy âm đích thực cũng đảo được trật tự . Ví dụ : nhớ nhung/ nhung nhớ, da dết/ diết da, nhố nhăng/ nhăng nhố….nên có thể gây ra nhầm lẫn.

    Cách 4  : Gặp một số từ phức trong đó có một tiếng nào đó không rõ nghĩa , nếu thấy xuất hiện trong một số tù phức có tiếng gốc khác nhau thì thường từ phức đó là từ ghép nghĩa.

      Ví dụ : thành tố rỡ trong các từ: rạng rỡ, mừng rỡ, rực rỡ. ……

      bởi Đinh Trí Dũng 10/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON