YOMEDIA
NONE

Tập viết đoạn văn triển khai các luận điểm tục ngữ ta có nhiều câu thể hiện kinh nghiệm trong lao động sản xuất

1, tục ngữ ta có nhiều câu thể hiện kinh nghiệm trong lao động sản xuất

2 , Tục ngữ VN là kho tàng quý báu , chứa đựng nhiều bài học và lời khuyên sâu về con người và XH

Mn giúp e với ạ :((

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • 1.Dàn ý(Mình xin phép được bỏ qua phần này vì mình chưa chuẩn bị kịp):

    2.Phần làm văn(Mình xin phép được qua phần bài làm ạ):

                                                          Bài làm

    Trong kho tàng văn học dân gian, ông cha ta đã đúc rút từ quy luật của tự nhiên, xã hội thành những kinh nghiệm, kiến thức hết sức quý giá được thể hiện bằng những câu ca dao, tục ngữ; trong đó có ca dao, tục ngữ nói về giáo dục. Trải qua thời gian, những kinh nghiệm, kiến thức đó ngày càng được bồi đắp, gìn giữ và được ông cha ta truyền lại cho các thế hệ sau học tập và noi theo. Tìm trong vốn cổ đó, chúng ta càng thấy việc học hành đã được bao đời nay tôn vinh. Nhân trước thềm năm học mới, xin giới thiệu cùng bạn đọc một số câu ca dao, tục ngữ hay nói về giáo dục.

    Từ xưa, ông cha ta đã quan niệm mục đích của việc học trước hết là để làm người, rồi sau đó là tham gia việc làng, việc nước: “Học là học để làm người/ Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi”. Câu ca dao này có ngụ ý là muốn khuyên chúng ta phải học tập để trở thành người có ích và nên học những gì tốt chứ không nên học tập những cái xấu. Cho nên, dù khó khăn, gian khổ đến mấy, cha mẹ vẫn cố gắng cho con em mình đi học. Với lối so sánh, ví von mộc mạc, ông cha ta đã khẳng định vai trò quan trọng của việc học tập: “Người mà không học, khác gì đi đêm/ Người không học như ngọc không mài”; “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài/ Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi” - ý nói nếu không học con người sẽ trở nên mù mờ, tăm tối, dẫu có là ngọc đi chăng nữa mà không được mài, được giũa thì ngọc ấy cũng chẳng có giá trị gì. Hay câu ca dao: “Học là học biết giữ giàng/ Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung” để khuyên mỗi người chúng ta cần phải học tập những đạo lý, lễ nghĩa làm người. Hoặc câu: “Người không học, không có sự hiểu biết/ Trẻ mà không học, lớn không làm được việc gì”; “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, đã cho thấy việc học không có bất cứ giới hạn nào, mà học tập vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi, nó luôn đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của mỗi con người. Câu tục ngữ: “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”, ý muốn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí , nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.

    Giá trị của việc học tập và sự hiểu biết luôn được coi trọng, đề cao. Những phẩm chất tốt đẹp của con người, những giá trị đích thực của đời người chỉ có thể được tạo nên bởi học tập: “Làm người mà được khôn ngoan, cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay”; hoặc: “Ngồi dưng ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn”. Thậm chí, sự hiểu biết (tri thức) còn được đem so sánh với những vật chất vẫn được xem là thứ quý hiếm như vàng, bạc: “Dẫu có bạc vài trăm vạn lạng, chẳng bằng kinh sử một vài pho” - sự so sánh tương phản có tính chất định lượng giữa số nhiều “trăm vạn lạng” với số ít “một vài pho” đủ để nói lên giá trị của việc học tập bồi đắp nên tri thức được coi trọng, đề cao đến nhường nào. Học ở đây còn là học những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người cần phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho tế nhị, văn minh: “Học ăn học nói, học gói, học mở”; “Học hay cày biết”; “Học một biết mười”; “Ăn vóc học hay”; “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”... Ngụ ý ông cha ta muốn khuyên bảo rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời thì phải sâu sát, lăn lộn với thực tế cuộc sống để học hỏi những tri thức của cuộc sống, để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Và, sự cố gắng, chăm chỉ học hành đó sẽ mang lại những kết quả đáng trân quý: “Học hành vất vả kết quả ngọt bùi”; “Làm người mà được khôn ngoan/ Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay; “Nghề gì đã có trong tay/ Mai sau rồi cũng có ngày ích to”; “Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời/ Tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ”; “Siêng làm thì có, siêng học thì hay”; “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”; “Hay học thì sang, hay làm thì có”; “Cần cù bù thông minh”... - ý nói việc học tập siêng năng đó sẽ giúp chúng ta có được kiến thức, và sử dụng kiến thức đó để mưu sinh trong cuộc sống.

    Sự thành đạt trong đời của mỗi con người đều được bắt nguồn từ sự học tập không ngừng. Tuy nhiên, để học tập tốt ngoài sự kiên trì, nỗ lực không ngừng của bản thân mỗi người còn đòi hỏi cần phải có sự dạy bảo của thầy, cô giáo; và cũng không có người nào “làm nên” sự nghiệp mà không có sự dạy dỗ, bảo ban của thầy, cô giáo: “Mấy ai là kẻ không thầy/ Thế gian thường nói “đố mày làm nên”; “Ở đây gần bạn, gần thầy/ Có công mài sắt có ngày nên kim”; “Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu”; “Học thầy chẳng tầy học bạn”. Vai trò của người thầy quan trọng là vậy, vì thế phải tôn trọng, yêu kính thầy, đó là đạo lý ở đời: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Ngoài ra, những câu này còn có ý nghĩa là cần học những điều hay lẽ phải do thầy cô hướng dẫn là quan trọng, nhưng cũng cần học ở bạn bè vì bạn sẽ giúp ta biết được những điều bổ ích đôi khi không có trong bài học ở trường. Cho nên, sự học là suốt đời: “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”; “Bảy mươi còn học bảy mươi mốt”; “Học khôn đến chết, học nết đến già”; “Học trò học hiếu học trung/ Học cho đến mực anh hùng mới thôi”...

     Cách giáo dục chân thực, hóm hỉnh bằng ca dao, tục ngữ của ông cha ta đã tạo nên đời sống vật chất và tinh thần phong phú. Với truyền thống "Tiên học lễ, hậu học văn", qua ca dao, tục ngữ ông cha ta đã khuyên bảo con cháu rằng, trước khi học chữ, học kiến thức thì người học phải học phép tắc, lễ nghĩa, nhân cách làm người, bởi nếu không, việc học sẽ trở nên vô dụng.  Vì thế, ca dao, tục ngữ đã trở thành loại hình văn hóa truyền miệng, như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau.   

    *Mình có lẽ chưa hiểu được câu hỏi của bạn lắm nhưng mình sẽ cố giúp hết sức có thế.

                                 ~Mình xin hết ạ Xin lỗi vì đã để bạn chờ lâu!~

      bởi Shiota Nagisa 19/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Bài 1:

    • Mở bài:

    Tục ngữ là những câu nói dân gian, ngắn gọn, dẽ hiểu, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của cuộc sống, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đặc biệt, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, số lượng bài viết về thiên nhiên và đời sống lao động sản xuất là rất dồi dào.  Tám câu tục ngữ trong bài tập trung vào hai chủ đề: Câu 1, 2, 3, 4: Những câu tục ngữ về thiên nhiên. Câu 5, 6, 7, 8: Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.

    • Thân bài:

    Câu 1:

    Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
    Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

    Câu tục ngữ muốn nói tới dặc điểm của ngày ngắn và đêm dài của hai tháng: tháng năm và tháng muòi. Biết được đặc điểm này, chúng ta sẽ sắp xếp lịch làm việc hợp lý.

    Câu 2:

    – Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

    Câu tục ngữ nêu lên kinh nghiêm dự báo thời tiết dựa vào việc xem sao trên trời. Theo như câu tục ngữ, những đẽm nào ười nhiều sao, hôm sau trời sẽ nắng, đêm nào ười vắng sao báo hiệu hôm sau trời sẽ mưa. Biết trước thời tiết, ta có thể chủ động bố trí công việc ngày hôm sau.

     

    Câu 3, 4:

    – Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

    – Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

    Câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm dự báo bão. Biết trước điều nay ta phải có kế hoạch để phòng tránh, tránh những thiệt hại không đáng cố do bão gây nên. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất nêu lên kinh nghiệm của nhân dân về vị trí của các yếu tố trong quá trình lao động sản xuất.

    Câu 5:

    – Tấc đất tấc vàng.

    Nêu lên giá trị của đất đai trong đời sống lao động sản xuất của con người. Vì thế cần sử dụng đất hợp lí tránh lãng phí đất đai.

    Câu 6:

    –  Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

    Nêu lên thứ tự các nghề đem lại lợi ích kinh tế lớn cho người sản xuất. Từ đó, có thể kết hợp khép kín các mô hình kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao.

    Câu 7, 8:

    – Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

    – Nhất thì, nhì thục.  

    Nêu lên vị trí của các yếu tố trong nghề trổng lúa nước. Trong đó đặc biệt chú ý tới yếu tố nước và thời vụ thích hợp để đảm bảo có một vụ mùa bội thu.

    Qua những câu tục ngữ này chúng ta thấy được những kinh nghiêm của nhãn dân trong quan sát tự nhiên, lao động sản xuất; thấy được thái độ quan tâm đến công việc làm ăn, đến lao đông sản xuất của cha ông ta.

    Với hình thức ngắn gọn, có vần, có nhịp, giàu hình ảnh, tám câu tục ngữ là kinh nghiệm của nhân dân về sự biến đổi của các hiện tượng tự nhiên, là những kinh nghiêm sản xuất được ông cha ta đúc kết và truyền lại. Qua đó giúp con người biết cách sắp xếp thời gian, bố trí công việc hợp lý theo thời tiết và nhất là có thể tránh được những thiệt hại do sự biến đổi thất thường của thời tiết gây ra cũng nhu có thêm nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất.

    Các câu tục ngữ thường có các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ngoài ra, tục ngữ thưcmg sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật trong diễn đạt vì vậy các hình ảnh sử dụng trong tục ngữ luôn là những hình ảnh cụ thể, sinh động.

    • Kết bài:

    Thông qua nhũng câu nói ngắn gọn, dễ hiểu, người nông dân xưa thể hiện nhận thức của bản thân đới với thiên nhiên và lao động sản xuất. Tuy những kinh nghiệm ấy chưa mang tính khoa học cao nhưng nó được thực chứng trong đời sống, bởi thế rất có giá trị. Các câu tục ngữ cũng thể hiện đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta thuở trước, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên

      bởi Vũ Minh Khang 13/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON