YOMEDIA
NONE

Sưu tầm 1 số bài ca dao viết về tình cảm gia đình

Hãy sư tầm 1 số bài ca dao viết về tình cảm gia đìnhchọn 1 trong số đó viết thành 1 đoàn văn phân tích

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • 1.

    Anh em nào phải người xa
    Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
    Yêu nhau như thể tay chân
    Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy


    Bài ca dao như một lời khuyên, lời răn dạy của cha ông cho những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.


    2.

    Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ "Hiếu" mới là đạo con.


    Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ

    3.

    Chiều chiều ra đứng ngõ sau
    Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều


    Ca dao nói ít mà gợi nhiều. Chỉ hai từ quê mẹ mà gợi ra cho người đọc một trường liên tưởng vô cùng lớn. Người con xa quê trông về quê mẹ mà lòng day dứt khôn nguôi. Bốn chữ “ruột đau chín chiều” diễn tả nỗi nhớ da diết đó


    4.

    Công cha như núi ngất trời,
    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
    Núi cao biển rộng mênh mông
    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!


    Cái hay của bài ca dao này là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

    5.

    Đố ai đếm được vì sao
    Đố ai đếm được công lao mẹ già.
    Đói lòng ăn hột chà là
    Để cơm cho mẹ,mẹ già yếu răng.


    Bài thơ muốn nói lên công lao và tình yêu của bậc làm cha mẹ dành cho con cái là rất to lớn không gì có thể so sánh được, không thể nào liệt kê hết được.

    6.
     

    Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
    Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
    Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
    Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha
    Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
    Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
    Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
    Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.


    Đây là một bài thơ cực kỳ nổi tiếng, có ý nghĩa là cha mẹ cho chúng ta một cuộc đời, cho chúng ta những bệ phóng để vươn đến trời cao... Cha mẹ cũng luôn là bờ vai yên bình nhất để chúng ta dựa vào những khi thất bại, những khi mệt mỏi trong dòng đời đua chen. Do vậy mà chúng ta cần phải yêu hiếu thảo, yêu thương và kính trọng cha mẹ

    7.

    Đêm nay con ngủ giấc tròn
    Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.


    Hai câu thơ cho ta thấy mẹ còn đem đến ngọn gió mát trong đêm hè, giúp cho con ngủ say, có thể nói mẹ là người luôn đem đến cho con những điều tót đẹp trong suốt cuộc đời

    8.

    Vợ ta dù có quê mùa
    Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng.
    Đã rằng là nghĩa vợ chồng
    Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.


    Bài thơ ý muốn nhắn nhủ đến những cặp vợ chồng rằng hãy luôn thương yêu và vui vẻ với nhau mặc dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn gian khổ nào đi nữa.

    9.

    Dì ruột thương cháu như con
    Rủi mà không mẹ cháu còn cậy trông


    Có một câu tương tự với câu này đó là “sảy cha còn chú, sảy mẹ bú dì”. Ý muốn nói tình máu mủ ruột thịt luôn yêu thương lẫn nhau dù có phải là con ruột hay không thì chú và dì vẫn luôn quan tâm và lo lắng cho con cháu.

    10.

    Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
    Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh.


    Hai câu thơ này nằm trong một bài hát ru của người dân Nam bộ, ý nghĩa muốn nói người mẹ luôn biết hy sinh vì con cái và nhắn nhủ con cái phải luôn biết yêu thương mẹ

    11.

    Mẹ già đầu tóc bạc phơ
    Lưng đau con đỡ,mắt mờ con nuôi


    Hai câu thơ thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ khi về già, cha mẹ nuôi chúng ta khôn lớn ra sao thì sau này cha mẹ lớn tuổi chúng ta phải phụng dưỡng lại hơn vậy

    12.

    Một mẹ nuôi được mười con
    Nhưng mười con không nuôi được một mẹ.


    Đây là 2 câu thơ rất hay lột tả được hình ảnh người mẹ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể che chở cho con cái. Ngoài ra còn muốn nhắn nhủ con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ

    13.

    Má ơi! Đừng gả con xa,
    Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.


    Hai câu này có nghĩa đen là lời của một người con gái năn nỉ người mẹ của mình. Nhưng nếu phân tích theo nghĩa bóng thì dó là một lời than vãn người con gái nếu lấy chồng xa xứ thì khó có thể về thăm ba má của mình được vì một khi suất giá là phải tòng phu dây là nguyên tlấy chồng về nơi xứ lạ sẽ tạo nỗi nhớ thương da diết đối với người con khi nghĩ về quê nhà không biết cách nào về thăm gia đình.

    14.

    Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng
    Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày


    Câu này rất hay, và nó cũng giống như một câu đối có hai vế vậy. Câu này rất đúng nếu dành cho những người bất hiếu. Nhưng trong thực tế có rất nhiều người con hiếu thảo với cha mẹ ông bà đấy chứ.

    15.

    Đêm đêm con thắp đèn trời
    Cầu cho cha mẹ sống đời với con


    Câu ca dao vang vọng mãi trong lòng ta một tình cảm thân thương, đi vào lòng ta bằng một tình cảm chân thật, trìu mến và sẽ mãi sống trong trái tim ta. Thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ


    16.

    Cơm cha, áo mẹ, công thầy
    Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước ao.


    "Cơm, áo, chữ" là 3 hình ảnh cụ thể mang tính chất điển hình ca ngợi công ơn trời biển của cha mẹ và thầy cô giáo. Đây là một lối nói ít mà gợi nhiều.công ơn của cha mẹ, thầy

    17.

    Ơn cha nặng lắm ai ơi!
    Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang


    Bài ca dao thể hiện một cách cảm động về tình cảm gia đình. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Bài học, về đạo hiếu, đạo làm con được nêu lên sâu sắc. Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp nhất đối với mỗi chúng ta.


    18.

    Râu tôm nấu với ruột bầu
    Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.


    Hai câu ca dao trên nói về lòng chung thủy của những đôi vợ chồng lao động nghèo khó nhưng vẫn hạnh phúc, dù bữa ăn chỉ là với món Râu tôm ruột bầu. Râu tôm ruột bầu chỉ là những thứ bỏ đi, nhưng lại là một giá trị lớn cho những người lao động nghèo khó. Nghèo nhưng họ vẫn hạnh phúc với món cơm bình dân.

    19.

    Tưởng rằng chị ngã em nâng
    Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười.


    Câu thơ này đang phê phán những người chị em trong gia đình không hòa thuận với nhau.

    20.

    Trăm năm giữ vẹn chữ tòng
    Sông sao thác vậy một chồng mà thôi.


    Hai câu thơ này cho thấy được sự chung thủy của người phụ nữ Việt Nam, dù cho sao đi nữa thì vẫn “một chồng” mà thôi.


    Trên đây là bài viết về Những câu ca dao, tục ngữ hay về gia đình, tình cảm gia đình? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích các bạn hiểu biết nhiều hơn về những câu ca dao về tình cảm gia đình ở Việt Nam ta.

      bởi minh A 20/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

    • Ơn cha nặng lắm ai ơi!

    Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

    • Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

    Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

    • Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng

    Con nuôi cha mẹ không tính tháng kể ngày.

    • Mỗi đêm con thắp đèn trời

    Cầu cho cha mẹ ở đời với con

    - Công cha như núi Thái Sơn

    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con​. - Đi khắp thế gian, ko ai tốt bằng mẹ
    Gánh nặng cuộc đời, ko ai khổ bằng cha​ - Anh em nào phải người xa
    Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
    Yêu nhau như thể tay chân
    Anh em hoà thuận hai thân vui vầy. - Ngó lên nuộc lạt mái nhà
    Bao nhiêu nuộc lạt thương bà bấy nhiêu. -Công cha như núi ngất trời
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Núi cao biển rộng mênh mông
    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi -Anh em như chân với tay
    Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần -Anh em trên kính dưới nhường
    Là nhà có phúc mọi đường yên vui. -Anh em như thể chân tay
    Cùng cha cùng mẹ hăng say việc nhà. *Phân tích:

    Ca dao,dân ca là một cây đàn muôn điệu của người dân Việt Nam-những khúc hát tâm tình của quê hương đất nước,của tình cảm gia đình đã thấm sâu vào tâm hồn em qua lời ru ngọt ngào,êm ái của mẹ.Một trong những bài ca dao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong long em là bài:

    "Công cha như núi ngất trời
    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
    Núi cao biển rộng mênh mông
    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi."

    Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể không gì đếm được của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình, đồng thời nhắc nhở đạo làm con phải làm tròn chứ hiếu.Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

      bởi Nguyễn Thị Phương Anh 20/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON