YOMEDIA
NONE

So sánh 2 bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh

so sánh 2 bài thơ sông núi nước nam và phò giá về kinh

giúp mik vs,mik cần rất gấpkhocroi

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Gợi ý:

    Trước hết, hai bài thơ đều được làm ở thể tứ tuyệt và có cấu trúc khá giống nhau, cùng thiên về biểu ý. Phần thứ nhất của bãi thơ nêu vắn tắt tình hình thời cuộc. Phần thứ hai thể hiện tinh thần ý chí của quân và dân trong cả nước. Trong bài thơ “Sông núi nước Nam”, tình hình thời cuộc đó là:

    "Sông núi nước Nam vua Nam ở
    Rành rành định phận ở sách trời
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?"

    Bài thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống xâm lược nhà Tống. Phần dầu của bài thơ khẳng định chủ quyền của đất nước thông qua một lí do vô cùng giản dị: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả đã mạnh dạn dùng chữ “đế” để chỉ nhà vua nước Nam ta “Nam đế” Điều đó khẳng định sự bình quyền giữa hai dân tộc, hai vị hoàng đó. Chủ quyền đất nước đã được lịch sử và trời thần khẳng định từ lâu: “Rành rành đinh phận ở sách trời”. Vua Tống vẫn tự xưng là “thiên tử” nên trong câu thơ của Lí Thường Kiệt, ông đã mượn đến cái uy nghiêm của "thiên thư" - “sách trời” để bảo vệ vững chắc cơ sở pháp lí cho sự tồn tại của biên giới lãnh thổ. Khẳng định chủ quyền của dân tộc, bài thơ còn phản ánh một thực tế khác: quân Tống đang âm mưu xâm lược nước ta, đang lăm le giẫm đạp lên uy nghiêm của trời đất: “lũ giặc sang xâm phạm”. Trong bai thơ “Phò giá về kinh”, tính chất biểu ý lại nằm ở hai câu thơ đầu:

    "Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương
    Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử".

    Bài thơ ra đời sau chiến thắng cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Mông - Nguyên. Hai câu thơ đầu phản ánh chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc đại chiến khốc liệt này. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả dùng hai từ vô cùng mạnh mẽ, đầy tự hào là “đoạt”, “cầm”. Hai động từ ấy được đặt lên đầu câu khẳng định sức mạnh của quân dân ta đồng thời tô đậm sư thảm bại của quân thù.

    Phần thứ hai của mỗi bài tiếp theo mạch cảm hứng của phần trước, thể hiện ý chí, tinh thần của quân dân trong tình hình mới. Trong “Sông núi nước Nam” đó là tinh thần, ý chí đánh giặc quật cường:

    “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

    Câu hỏi “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?” thể hiện sự coi thường, coi khinh hành động trái lòng người, nghịch ý trời của kẻ xâm lược. Đặc biệt, câu thơ cuối cùng đã khẳng định quyết tâm và sức mạnh quật cường của dân tộc ta trước cường bạo: “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Có điều đó bởi chúng sẽ bị chặn đánh bằng sức mạnh của cả người và trời cộng gộp.

    Ra đời sau những thắng lợi huy hoàng của đất nước, phần thứ hai của bài thơ “Phò giá về kinh” là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước:

    “Thái bình nên gắng sức
    Non nước ấy ngàn thu”.

    Sau chiến tranh, nhiệm vụ hàng đầu của một quốc gia là khỏi phục lại kinh tế, ổn định lại chính trị, chấn hưng lại văn hóa. Lời thơ chính là lời tự nhủ, tự động viên “Thái bình nên gắng sức”. Làm được như vậy thì đất nước sẽ được trường tồn phát triển: “Non nước ấy ngàn thu”.

    Như vậy, xét về khía cạnh nội dung, cả hai bài thơ đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc. về hình thức, cá hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm; cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

    Không hẹn mà gặp, hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tấm lòng đối với giang sơn nên cùng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình xây dựng đất nước thanh bình no ấm. Sông núi nước Nam (“Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt) và Phò giá về kinh (“Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải) và nhiều bài thơ cùng thi đề đất nước sau này đã tạo nên một mạch tư tưởng chủ đạo xuyên suốt thơ ca Việt Nam mấy mươi thế kỉ sau này: mạch cảm hứng yêu nước.

      bởi Nguyễn Thái 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Tham khảo nhé :

    Sông núi nước Nam được coi như  bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền của dân tộc ta.

    “ Sông núi nước Nam vua Nam ở

    Vằng vặc  sách trời chia xứ sở”

    Lời thơ đanh thép, lần đầu tiên trong lịch sử nêu lên chủ quyền của dân tộc . Sông núi nước Nam là của vua Nam ở, của người dân nước Nam. Những điều ấy đã được ghi rõ trong “sách trời”, là sự thật đã được thừa nhận . Khẳng định chủ quyền ấy cũng đồng nghĩa nêu lên tinh thần quyết tâm cao độ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ ấy. Ranh giới đã phân chia rõ ràng là thế nếu giặc dữ vẫn mang trong mình âm mưu xâm chiếm phạm vào lãnh thổ nước Nam thì nhất định sẽ  bại vong,tan vỡ.

    “Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

    Chúng mày nhất định phải tan vỡ.”

    Nếu Sông núi nước Nam là một bản tuyên ngôn độc lập sơ khai đầu tiên thì Phò giá về kinh lại là một “Khúc ca khải hoàn” khúc ca của niềm vui với chiến thắng vang dội Chương Dương- Hàm Tử.Những câu thơ vang lên đầy khí thế mạnh mẽ của chiến thắng,của một quân đội hưng thịnh mang trong mình thế chủ động.

    “Chương Dương cướp giáo giặc

    Hàm Tử bắt quân thù.”

    “Cướp” rồi “ Bắt” những động từ mạnh được sử dụng thể hiện sức mạnh, thể hiện lòng yêu dân tộc mà ở đây biểu hiện qua việc quyết tâm chống giặc dữ bảo vệ giang san bờ cõi vẹn toàn. Tuy nhiên,tác giả của bài thơ – Thượng tướng Trần Quang Khải không hề vì niềm vui chiến thắng mà quên đi rằng nhiệm vụ bảo vệ đất nước vẫn chưa thực sự hoàn thành khi giặc dữ vẫn lăm le ngoài bờ cõi. Dân tộc vẫn cần gắng sức rất nhiều. Hiện tại đã thái bình rồi thì nên gắng sức,dốc hết sức lực vào việc xây dựng non sông đất nước,củng cố rèn luyện binh quyền. Cả dân tộc gắng sức như vậy thì “ non nước “ sẽ tồn tại mãi mãi với thời gian.Lời nhắc nhở ấy hay cũng là niềm tin,khát khao về một dân tộc trường tồn thái bình mãi mãi.Cả dân tộc cùng đoàn kết thì không sợ không bảo vệ,xây dựng được Tổ quốc.Sức mạnh của toàn dân tộc luôn luôn lớn và đánh tan được.mọi khó khăn của dân tộc ấy.Bài thơ vang lên một lần nữa nhắc nhở dân tộc ta về điều này…

    Hai bài thơ viết ở hai thời điểm khác nhau,với hai thể thơ khác nhau,Sông núi nước Nam là thể  thất ngôn tứ tuyệt còn Phò giá về kinh là ngũ ngôn tứ tuyệt nhưng vẫn cùng chung trong những năm tháng trường kì dấu tranh bảo vệ Tổ quốc nên vẫn mang nhiều những nét tương đồng.Hai thể thơ khác nhau nhưng đều thuộc thể loại Đường luật với niêm luật chặt chẽ ý thơ rõ ràng,cách nói chắc chắn phù hợp với nội dung thể hiện trong hai bài. Về nội dung, cả hai đều thể hiện khí phách bản lĩnh của một dân tộc anh hùng dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ bờ cõi. Nêu cao những chân lí ngàn đời,những chiến thắng hào hùng muôn đời nhớ mãi: Nước Nam là của người Nam,ai xâm phạm nhất định sẽ bị đánh bại. Khí thế Đông A ngút trời của thời Trần đem lại chiến thắng vang dội càng củng cố mạnh mẽ hơn việc phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin đất nước sẽ trường tồn mãi mãi. Hai bài nội dung cảm tưởng như bổ sung cho nhau, sông Núi nước Nam khẳng định chủ quyền với quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc, từ quyết tâm ấy đem đến chiến thắng hào hùng viết nên “ khúc ca khải hoàn” vang vọng và rồi từ chiến thắng ấy ý thức xây dựng nên thái bình lâu dài và phát triển đất nước ngàn thu được đặt ra.

    Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh được viết nên từ hai vị anh hùng lịch sử: Lý Thường Kiệt và Trần Quang Khải. Hai vị anh hùng đứng đầu dân tộc có công lao to lớn ở những chiến thắng quan trọng bảo vệ và xây dựng đất nước. Là người đứng đầu nên xuyên suốt hai bài thơ ý chí kiên cường bảo vệ độc lập được đặc biệt nhấn mạnh- Đây cũng là nội dung chính ở thơ ca thời đại này, chủ yếu nói về lòng yêu nước cùng với đó là khát vọng xây dựng non nước ngàn thu thái bình thịnh vượng.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 31/01/2019
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

    Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:

    “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
    Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”

    Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

    Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:

    “Chương Dương cướp giáo giặc,
    Hàm Tử bắt quân thù. ”

    Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.

    Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:

    “Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
    Rành rành định phận tại sách trời. ”

    Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.

    Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:

    “Thái bình nên gắng sức,
    Non nước ấy nghìn thu”

    Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.

     

      bởi Lê Việt Cường 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF