YOMEDIA
NONE

Phân tích trích đoạn Nỗi oan hại chồng để làm nổi bật giá trị nhân đạo của vở chèo Quan Âm Thị Kính.

Phân tích trích đoạn Nỗi oan hại chồng để làm nổi bật giá trị nhân đạo của vở chèo Quan Âm Thị Kính.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Trích đoạn Nỗi oan hại chồng là phần đầu vở chèo Quan Âm Thị Kính. Màn chèo này có 3 cảnh.

    Cảnh 1: Thiện Sĩ đọc sách, Thị Kính ngồi khâu áo. Thiện Sĩ thiu thiu ngủ, Thị Kính quạt cho chồng. Thị Kính cầm dao cắt chiếc râu mọc ngược ở cằm chồng. Thiện Sĩ chợt tỉnh, túm lấy con dao rồi kêu to lên. Sùng ông và Sùng bà hốt hoảng chạy ra.

    Cảnh 2: Sùng bà và Sùng ông chửi mắng Thị Kính thậm tệ, vu cho Thị định giết chồng. Thị Kính khóc lóc và kêu oan.

    Cảnh 3: Sùng ông đi gọi Mãnh ông sang. Mãnh ông bị Sùng ông dúi ngã. Thị Kính bị đuổi về cha mẹ đẻ. Hai cha con ôm nhau than khóc. Thị Kính cất tiếng than và thổ lộ “quyết tâm trá hình nam tử bước đi tu hành”. Chân trời sớm rạng đông khi Thị Kính bước ra khỏi nhà họ Sùng.

    Nhân vật Sùng bà là một vai hề rất sống, rất ghê gớm. Tuy có đủ mặt năm nhân vật, nhưng xung đột chủ yếu thể hiện qua hai nhân vật: Sùng bà và Thị Kính. Trong chèo, Sùng bà thuộc loại nhân vật ác, từ ngôn ngữ đến cử chỉ, hành động của mụ rất tàn nhẫn, độc địa. Mụ mạt sát Thị Kính là “mặt sứa gan lim” định giết con bà. Mụ chửi Thị Kính là tuồng “mèo mả gà đồng” rất “lẳng lơ”. Thị Kính càng vật vã kêu khóc thì mụ càng lồng lên dữ dội, nanh ác. Mụ xỉa xói Thị Kính là “cả gan”, là kẻ hư hỏng “say hoa đắm nguyệt”, “trên dâu dưới Bộc”…, là “gái say trai lập chí giết chồng”. Mụ đòi “chém bổ băm vằm” Thị Kính. Mụ xỉ vả Thị Kính “mặt gái trơ như mặt thớt”, không biết “tam tòng tứ đức”, không sợ “gươm trời búa nguyệt”.

    Sùng bà rất tàn nhẫn và độc ác, mụ quyết tâm đuổi Thị Kính về nhà, như “ngựa bất kham thôi phó về Bồng Bảo”, như “Đồng nát thì về Cầu Nôm- Con gái nỏ mồm thì về ở với cha”. Mụ vênh váo tự hào gia thế bà là cao sang quyền quý, thuộc loại “cao môn lệnh tộc”, “trứng rồng lại nở ra rồng”. Mụ hạ nhục Thị Kính là “con nhà cua ốc”, “liu điu lại nở ra liu điu”.

    Sùng bà mắng Sùng ông, chồng bà là kẻ nát rượu, “lúc nào cũng rượu, lúc nào cũng say”, ăn nói thì “lèm bèm lèm bèm…”. Mụ nạt và ra lệnh cho Thiện Sĩ: “Đi! Đi vào!”. Mụ nhắc Thiện Sĩ “vào rửa mặt mà đọc sách” mụ hứa lấy cho con trai mụ “dăm vợ” (mụ có biết đâu cậu quý tử của mình, tuy theo đòi bút nghiên nhưng chỉ là một kẻ nhu nhược, hồ đồ và đần!).

    Sùng bà ra lệnh cho Sùng ông đi gọi Mãng ông đến để trả Thị Kính. Mụ tàn nhẫn dúi tay xô ngã Thị Kính khi Thị Kính chạy theo mụ van xin.

    Có thể nói, nhân vật Sùng bà được xây dựng rất sống. Ngôn ngữ của mụ độc địa, mụ cũng ví von, cũng sử dụng tục ngữ ca dao, mụ cũng nói chữ, cũng chửi mắng, mạt sát rất thô lỗ tục tằn. Mụ cùng con trai dựng chuyện không đâu vào đâu, rất vu vơ để vu oan cho Thị Kính âm mưu hại chồng, đang tâm và tàn nhẫn đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Sùng bà là hiện thân mụ ác, một vai chèo rất sống, một người đàn bà giàu có, hợm hĩnh, độc ác và tàn nhẫn.

    Nhân vật Thị Kính là một vai hề đau khổ, đáng thương.

    Nhân vật Thị Kính rất đáng thương. Nhờ có nhan sắc, tuy nhà nghèo mà Thị Kính lấy được chồng là một nho sinh, con nhà giàu có. Thị đã hành xử một cách tùy tiện, đơn giản là lấy dao khâu cắt râu chồng lúc chồng nằm ngủ, nên đã gây ra bi kịch “nỗi oan hại chồng”. Trong trích đoạn, 6 lần Thị Kính khóc lóc, van xin. Bốn lần khóc, van lạy Sùng bà: "… Oan cho con lắm mẹ ơi!”, “Mẹ xét tình con, oan con lắm mẹ ơi!”… Thị Kính càng khóc lóc van xin càng bị Sùng bà chửi mắng độc địa, dúi cho ngã khuỵu xuống. “Oan này còn một kêu trời, nhưng xa” (Nguyễn Du). Bị vu oan cầm dao hại chồng, bị đuổi về nhà cha mẹ đẻ, đó là nỗi đau khổ, tủi nhục tột cùng của Thị Kính, rủa người phụ nữ nghèo hèn trong xã hội cũ. Hình ảnh Mãng ông bị Sùng ông dúi ngã, Thị Kính ôm lấy cha, cả hai cha con cùng khóc là hình ảnh đau khổ và thương tâm cho thân phận những kẻ nghèo hèn.

    Thị Kính kêu với Thiện Sĩ: “Oan thiếp lắm chàng ơi!”. Nhưng anh chồng đần nào có động lòng. Nỗi oan của Thị Kính chỉ được người cha cảm thông, san sẻ. Nghe con gái kêu khóc: “Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!” thì Mãng ông cất lời than: “Con ơi! – Dù oan dù nhẫn chẳng oan – Xa xôi cha biết nỗi con thế nào!”

    An ủi con gái, Mãnh ông khuyên con đi về nhà, “về cùng cha con ơi!”. Cuối trích đoạn Nỗi oan hại chồng, Thị Kính cất lời than. Đau khổ về “tiếng mỉa mai” sao tránh khỏi! Trách duyên số, trách hai mẹ con Thiện Sĩ: “Đang tay nỡ bẻ phím đồng làm đôi”. Nàng cầu mong “nhật nguyệt rạng soi” cho nỗi oan, xin lạy cha lạy mẹ, và “quyết tâm trá hình nam tử bước đi tu hành”. Cách hành xử ấy cho thấy Thị Kính đau khổ và bế tắc đến tột cùng. Cảnh chân trời chớm rạng đông khi Thị Kính lặng lẽ bước ra khỏi nhà họ Sùng là một cảnh tượng trưng nói lên một quan niệm, một niềm tin thánh thiện của nhân dân ta ngày xưa: con đường tu hành đi tới Phật là con đường sáng… Phải chăng đó cũng là điều mà Nguyễn Du đã nói đến trong Truyện Kiều: “Tu là cõi phúc, tình là dây oan”?

    Nỗi oan hại chồng là tiếng kêu thương, đau khổ của người phụ nữ nghèo hèn trong xã hội cũ. Bị vu oan, vùi dập, bị xua đuổi, sống trong đau khổ. bế tắc. Trích đoạn chèo đầy nước mắt và tiếng kêu thương, giàu tình cảm nhân đạo. Xung đột kịch, tâm trạng và hành động nhân vật còn sơ lược, chưa sâu sắc. Đó cũng là hạn chế của chèo cổ dân tộc.

      bởi minh thuận 13/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON