YOMEDIA
NONE

Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ

phan tich tac dung cua bien phap tu tu

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 1. So sánh

    – Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

    Ví dụ:

    + Trẻ em như búp trên cành

    + Người ta là hoa đất

    + “Trường Sơn: chí lớn ông cha

    Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

    2. Nhân hóa

    - Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn.

    Ví dụ:

    + “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

    + Heo hút cồn mây súng ngửi trời

    3. Ẩn dụ

    – Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

    – Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

    Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”

    ⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh

    4. Hoán dụ

    – Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

    – Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm

    Ví dụ:Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”

    ⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị.

    5. Nói quá

    – Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

    Ví dụ: Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.

    6. Nói giảm nói tránh

    – Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

    Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”

    ⇒ Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.

    7. Điệp từ, điệp ngữ

    – Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.

    8. Chơi chữ

    – Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị

    Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”

      bởi Phạm Đình 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON