YOMEDIA
NONE

Phân tích hình ảnh tiếng gà trưa trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.

Phân tích hình ảnh tiếng gà trưa trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Xuân Quỳnh thuộc lớp những người lính làm thơ và ra trận trong kháng chiến chống Mĩ. Những vần thơ của chị lúc nào cũng tự nhiên, dung dị, đằm thắm mà thiết tha, sâu lắng. Bởi chị viết thơ từ chính những trải nghiệm thực của đời mình, chị mang vào thơ, tìm thấy thơ ở chính những sự vật tưởng chừng như chẳng có chất thơ. Chỉ một tiếng gà trưa trên đường ra trận cũng đủ chắp cánh cho một nguồn cảm xúc dạt dào trong tác phẩm cùng tên. Xuyên suốt cả bài thơ là tiếng gà trưa lay động lòng người: tiếng gà trưa khơi nguồn cảm xúc, tiếng gà trưa gọi kỉ niệm quay về và tiếng gà trưa giục giã tinh thần chiến đấu.

    Bài thơ được viết bằng thể ngũ ngôn với giọng điệu nhẹ nhàng, thủ thỉ như một lời kể chuyện tâm tình:

    Trên đường hành quân xa.

    Dừng chân bên xóm nhỏ

    Tiếng gà ai nhảy ổ

    Cục… cục tác cục ta

    Trong không gian: trên đường hành quân xa, bên xóm nhỏ và thời gian là buổi trưa yên ả, tiếng gà – âm thanh quen thuộc của làng quê Việt vang lên đã khơi nguồn cảm xúc và tạo tứ cho bài thơ. Và có lẽ đó cũng chính là khoảnh khắc thanh bình, yên tĩnh hiếm hoi giữa thời bom đạn cho nên người lính – thi sĩ Xuân Quỳnh đã dành trọn tâm hồn mình để lắng nghe âm thanh bình dị ấy: Nghe xao động nắng trưa 4. Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe được nhấn đi nhận lại làm cho dư âm của tiếng gà như còn vang vọng mãi…Tiếng gà ấy đã làm, dịu bớt cái nắng trưa gay gắt, đã nâng đỡ bước chân người lính tiến quân trên đường dài và gọi về trong kí ức Xuân Quỳnh cá một thời thơ ấu. Mạch cảm xúc đi từ tiếng gà ai nhảy ổ trên đường hành quân xa đến tiếng gà nơi làng quê yêu dấu, nơi cất giữ những kỉ niệm tuổi thơ: quá khứ như trở về đồng hiện cùng thực tại,

    Những ngày tháng tuổi thơ gắn với tiếng gà trưa cứ lần lượt hiện về. Trước tiên là bức tranh tươi sáng của: ổ rơm hồng những trứng, của. đàn gà với những con gà mái tơ, khắp mình hoa lốm đốm, con gà mái vàng, lông óng như màu nắng… Và trung tâm của dòng hoài niệm, của kí ức tuổi thơ đang sống dậy ấy chính là hình ảnh người bà với những gì gần gũi, thân thương và ấm áp nhất. Tác giả – người cháu- người lính đang trên đường hành quân ấy vẫn nhớ như in từng kỉ niệm về bà. Tiếng gà trưa gợi nhớ tiếng bà mắng đầy yêu thương, trìu mến: Gà đẻ mà mày nhìn, rồi sau này lang mặt. Nỗi lo lắng dại thơ lén lấy gương soi ngày nào sau lời bà mắng ấy có lẽ giờ đây đã trở thành một nỗi nhớ đến nao lòng của đứa cháu nay đã lớn khôn.

    Tiếp đến, khi điệp khúc tiếng gà trưa được vang lên lần thứ ba thì hình ảnh người bà đã hiện ra cụ thể hơn với hình ảnh: Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp. Biết bao nhiêu nâng niu, trìu mến, biết bao nhiêu yêu thương và hi vọng được ẩn chứa trong bàn tay tảo tần mưa nắng ấy? Càng nhớ về bà, những kỉ niệm càng trở nên diết da và thấm thía:

    Khi gió mùa đông tới

    Bà lo đàn gà toi

    Mong trời đừng sương muối

    Để cuối năm bán gà.

    Cháu được quần áo mới

    Người bà hiện lên với đầy đủ vẻ đảm đang, chịu thương chịu khó, chi chút tháng ngày của người phụ nữ Việt Nam. Bà nâng niu, ấp ủ từng quả trứng, chăm sóc từng chú gà con cũng chính là chắt chiu, dồn góp tình yêu thương cho cháu, với hi vọng nhỏ bé mà cảm động: Để cuối năm bán gà / Cháu được quần áo mới. Đứa cháu thơ dại ngày nào xúng xính trong bộ quần áo mới với niềm vui trong sáng ngây thơ giờ đây đã ý thức được rằng, để có được niềm vui ấy, tuy chỉ là cái quần chéo co, ống rộng dài quét đất và cái áo cánh trúc bầu, đi qua nghe sột soạt nhưng bà đã phải đánh đổi bằng biết bao nhiêu mồ hôi, công sức của bao ngày, bao tháng… Và cứ thế, cháu đã lớn lên trong tình yêu thương, che chở của bà. Những vần thơ cảm động, làm cay cay nơi sống mũi người đọc bởi chính những điều giản dị, chân. thực mà mỗi người chúng ta đều dễ dàng đồng cảm.

    Chính vì tiếng gà trưa gắn liền với một thời thơ ấu êm đềm, và với những ân tình sâu nặng của bà nên giờ đây, nó đã mang lại niềm hạnh phúc, làm ấm lòng tác giả, và chính sức lay động thật sâu ấy đã khiến: Đêm cháu về nằm mơ? Giấc ngủ hồng sắc trứng. Hiện thực và quá khứ như đan xen, hoà quyện. Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ: tiếng gà trưa – hoài niệm tuổi thơ, đến tình bà cháu thiêng liêng, ấm áp và kết thúc bởi một tình cảm bao trùm, rộng lớn: tình yêu quê hương, đất nước;

    Cháu chiến đấu hôm nay

    Vì lòng yêu Tổ quốc

    Vì xóm làng thân thuộc

    Bà ơi, cũng vì bà

    Vì tiếng gà cục tác.

    Ổ trứng hồng tuổi thơ.

    Tiếng gà trưa lúc này đã mang đến khao khát một cuộc sống bình yên để bà lại chắt chiu từng ổ trứng, đàn gà, như chắt chiu tình yêu thương cho cháu. Từ việc gắn liền với tình bà cháu nặng sâu, tiếng gà đã trở thành tiếng quê hương tha thiết, thành động lực giục giã người chiến sĩ cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ tiếng gà trưa trong trẻo ở từng thôn xóm nhỏ.

    Tiếng gà trưa lặp lại bốn lần ở đầu mỗi khổ thơ. Như một điệp khúc luyến láy, mỗi lần cất lên, tiếng gà ấy lại gợi về một kỉ niệm thân thương, vừa tạo nên sự kết nối liền mạch, vừa đếm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình.

    Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ, sáng trong của tuổi thơ và tình bà cháu. Và tình cảm gia đình đã chắp cánh, đã làm sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước. Điều kì diệu của bài thơ có lẽ chính ở sự thăng hoa của cảm xúc từ một điều tưởng chừng như bình dị, nhỏ nhoi nhất: một tiếng gà trưa.

      bởi minh thuận 11/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON