YOMEDIA
NONE

Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh đặc sắc trong câu Tíêng suối trong như tiếng hát xa

1. phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh đặc sắc trong câu thơ Tíêng suối trong như tiếng hát xa bằng việc đối chiếu với câu thơ:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

2. phân tch bức tranh thiên nhiên và bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh trong bài thơ Cảnh khuya:

3. Hãy đặt câu với mỗi từ bác có các nghiã sau đây:

bác1: anh chị của cha hay mẹ mình

bác2: gạt bỏ quan niệm ý kiến của người khác bằng lí lẽ của mình

bác3: làm chín thức ăn mặn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy cho đến khi sền sệt

4. tìm từ đồng âm với từ canh và từ sao trong đoạn thơ sau:

Canh bốn canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

5. trong câu chuyện sau đây có mấy từ là? hãy giải thích nghĩa của mỗi từ là

Ông chủ hiệu chuyên giặt là quần áo treo biển: " Giặt là hấp". Một người qua đường bình luận: " giặt là tốt chứ sao lại là hấp?". chủ tiệm nghe thấy liền phân bua:

- Ông này hay thật! Là là là chứ không phải là là

6. phân tích va trò chủ yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn thơ sau:

-Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người...

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1)

    Trong thơ của Nguyễn trãi xưa cũng có câu thơ miêu tả tiếng suối như sau:

    "Côn Sơn....................

    .......................................bên tai"

    Tiếng suối trong bài Côn sơn ca của Ng.Trãi là tiếng suối buồn của một bậc hiền nhân quân tử đã chán ghét chốn quan trường về ở ẩn. Nhà thơ đã biến nhứng âm thanh ấy thành những nốt nhạc trầm bổng, ru hồn người hòa quyện vào thiên nhiên. Còn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là tiếng suối dịu êm, vang vọng, khoạn nhạt, như nhịp điệu của một bài hát trữ tình sâu lắng. Không những vậy, đấy còn là tiếng suối của sự lạc quan, ung dung. Bởi, trong thời điểm viết bài thơ nay, nước ta đang ở những năm đầu của cuộc KCCP gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ. ấy vậy mag Bác vẫn rất say mê vẻ đẹp của thiên nhiên. Quả thực, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có tâm hồn rất nhạy cảm.

    2)

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác. Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy.

    Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

    3)

    - Bác tôi là giáo viên.

    -Lão bác ngay lý do không bằng lòng của vợ.

    -Cô ấy đang bác trứng.

    4)(mình giả nghĩa thôi nhé)

    -Hai giờ bằng một Canh. Canh là đơn vị để tính thời gian theo quan niệm xưa vào ban đêm.Thường thì một ngày có 5 canh giờ.

    -quốc kì việt nam

     

     

      bởi uzumaki naruto 27/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF