YOMEDIA
NONE

Phân biệt thơ trung đại Việt Nam và thơ Đường

*Phân biệt thơ trung đại Việt Nam và thơ Đường .

giúp mk với mk cần gấp lắm !khocroi

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1. Thơ Đường tức là Đường Thi: là những bài thơ của các thi gia Trung hoa làm vào thời đại nhà Đường (618 – 907), số lượng các bài Đường thi được ghi chép và lưu truyền đến nay rất nhiều, lên đến hàng ngàn bài.
    Đã có một tác phẩm nổi tiếng là Đường Thi Nhất Thiên Thủ chọn lọc 1000 bài Đường Thi được coi là hay nhất của các thi nhân đời Đường. Trong số đó có một số được làm theo thể Thơ Đường Luật, số còn lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong (cổ phong hay cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định). Cho nên gọi là Đường Thi hay Thơ Đường thì phải là những bài thơ được sáng tác vào thời đại nhà Đường bên Trung hoa nhưng không nhất thiết làm theo luật thơ của Thơ Đường Luật.

    2. Thơ Đường Luật: còn gọi thơ cận thể (để phân biệt với cổ phong là thơ cổ thể) là thể thơ được đặt ra từ đời nhà Đường và phải tuân theo các qui tắc bắt buộc, rất khắt khe, gò bó.

    Về hình thức chữ, câu thì Thơ Đường Luật có:

    a. Theo số chữ trong câu:
    - Ngũ ngôn, mỗi câu 5 chữ.
    - Thất ngôn, mỗi câu 7 chữ.

    b. Theo số câu trong bài:

    -Tứ Tuyệt hay Tuyệt Cú: mỗi bài bốn câu.
    - Bát Cú: mỗi bài tám câu.

    Như vậy Thơ Đường Luật có 4 thể là: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt và Thất Ngôn Bát Cú.

    Thơ Đường Luật có những luật lệ bắt buộc rất khắt khe về:

    - Vận (cách gieo vần).
    - Đối (đặt hai câu đi sóng đôi với nhau sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, gồm cả đối ý lẫn đối chữ).
    - Luật (cách sắp đặt tiếng bằng, trắc trong từng câu của một bài thơ).
    - Niêm (nghĩa là dính) tức là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài Thơ Đường Luật. Hai câu thơ gọi là niêm với nhau khi nào chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc).
    - Bố cục (cấu trúc bài thơ phải làm theo một trật tự bắt buộc):
    * Đề: câu 1-2 (nhập bài, mở đầu).
    * Trạng hay Thực: câu 3-4 (giải thích).
    * Luận: câu 5-6 (bình luận, bàn bạc).
    * Kết: câu 7-8 (tóm tắt toàn bài).


    Đường Luật Chính Thể chỉ có Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng mà thôi.

      bởi Lâm Hoàng Yến 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF