YOMEDIA
NONE

Nghị luận về Nhiễu điều phủ lấy giá gương...

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy

ĐỪNG CHÉP TRÊN MẠNG

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Từ nghìn đời nay nhân dân ta có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Tình cảm yêu thương ấy đã làm nên bao trang lịch sử vẻ vang, đã làm máu thịt trong mỗi chúng ta, là lòng nhân ái và là tình người bao la. Vì người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta phải tiếp tục giữ gìn, kế thừa & phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của đất nước nên đã có câu tục ngữ:
    “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
    (Hình ảnh “nhiễu điều” & “giá gương” đi cùng với nhau là một biểu tượng cho sự đoàn kết và gắn bó. “Nhiễu điều” là một tấm vải làm bằng tơ, rất đẹp dùng để che phủ “giá gương”, tấm “nhiễu điều” bao phủ phía ngoài chiếc “giá gương” trải qua ngày này tháng kia, hứng chịu biết bao bụi bặm, bẩn nhơ của cuộc đời để chiếc gương phía trong mãi hoài sáng trong, bóng loáng. Còn “Người trong một nước phải thương nhau cùng”Chính là lời dạy bảo của cha ông, tổ tiên nhắn nhủ thế hệ sau.
    Người xưa đã mượn câu nói hàm ẩn nhưng dễ hiểu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” để ngầm so sánh với tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước ta. Từ câu nói đó người xưa đã đưa ra được định hướng để nhắn nhủ thế hệ sau phải đoàn kết, thương yêu và gắn bó với nhau, chúng ta là người một nước phải xem dân tộc Việt Nam như một đại gia đình. “Người trong một nước phải thương nhau cùng” Lời khuyên đã trở thành một hơi thở của dân tộc, được gìn giữ và truyền từ đời này sang đời khác. Tiếng gọi “đồng bào” và truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” cũng là một minh chứng cho thấy tổ tiên chúng ta được sinh ra từ trong Bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Chúng ta đều mang chung một dòng máu Lạc Hồng nên cả dân tộc ta đều là anh em, cùng chung ruột thịt. Nhưng hơn hết là chúng ta có chung một Người Bác: Bác Hồ vĩ đại, người đã đem đến cho chúng ta một đất nước Việt Nam bình yên độc lập.
    Xuất phát từ ý tưởng thương dân .Vì danh dự của tổ quốc, người dân trong một nước sẵn sàng đem sương máu của mình để bạo vệ độc lập tự do .Công dân trong một nước làm được điều hay điều lạ cả nước lấy làm vui mừng xung sướng .Trải qua 4000 năm lịch sử dân tộc ta đã chứng tỏ được tinh thần yêu nước đùm bọc của nhân dân, đó là cơ sở của lòng yêu nước thương nòi .Giữ nước một công việc lớn lao , không chỉ một người hay một nhóm ngươi làm nổi.Nếu có giặc ngoại xâm mà ai cũng chỉ khư khư giữ lấy của cải riêng của mình chỉ chống giặc khi chính mình bị xâm phạm thì chẳng mấy chốc giặc sẽ tiêu diệt hết người này đến người khác nhưng nếu lúc ấy tất cả mọi người đều đồng lóng hợp sức chống kẻ thù thì ta có thể chống đở dược giặc .Tinh thần đoàn kết được phát huy cao hơn khi nhân dân ta từ hai bàn tay trắng đã làm nên cuộc cách mạng tháng tám vang dội , chiến dich điện biên phủ lẫy lừng và chiến dịch hồ chí minh toàn thắng đã giữ vững nền độc lập,từ những cuộc cách mạng, kháng chiến đó đã viết nên bao trang sử vẽ vang, hào hùng mà không có quốc gia thứ hai làm được điều này.
    Mỗi người Việt Nam dẫu ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi cũng đều có quan hệ là “người trong một nước”. Tuy khác nhau về nguồn gốc, hoàn cảnh và điều kiện sống riêng biệt nhưng bên trên những cái khác nhau đó, mọi người vẫn có nhiều cái giống nhau, chung với nhau làm nên tình nghĩa. Chung tổ ấm ấy là tình đồng bào. Chung xóm làng, thôn ấp ấy là tình đồng hương. Chung cảnh ngộ ấy là tình đồng cảnh. Chung một mục đích một lí tưởng sống ấy là tình đồng chí… Vượt lên trên các khác biệt nhỏ, vì sự giống nhau của một điều chung lớn hơn, người ta biết thương yêu, đỡ đần đoàn kết nhau. Trong các làn xã, mối quan hệ tình làng nghĩa xóm thắt chặt mọi người lại với nhau thể hiện bằng lòng yêu thương, sự tương trợ lẫn nhau mỗi khi tắt đèn tối lửa. Tuy nhiên tinh thần đoàn kết của nhân dân ta không được gói gọn trong lũy tre thôn ấp mà phải được biểu hiện rộng rãi vượt ra phạm vi cả nước qua mối quan hệ trao đổi về vật chất lẫn tinh thần.. Một hạt gạo, một tấm áo đầy tình nghĩa của địa phương này gửi đến địa phương khác khi biết đồng bào mình nơi đó bị thiên tai, hoạn nạn đều thắm thiết biết bao tình cảm của “nhiễu điều” và “ giá gương”. Nhờ những chiến dịch uyên góp& cứu đói nên đồng bào bị nạn đã vượt qua khó khăn, mất mát để xây dựng lại cuộc sống tươi đẹp.
    Trong dân gian cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ đưa ra những lời khuyên phải đoàn kết như: “Thương người như thể thương thân”, “Chia ngọt sẻ bùi”,… Không những thế mà Bác Hồ Chí Minh cũng đã đã để lại lời dạy của Người, khuyên chúng em phải yêu tổ quốc, yêu đồng bào,đoàn kết tốt, kĩ luật tốt để răn dạy thế hệ học sinh phải noi theo, noi gương thế hệ cha ông, đoàn kết xây dựng tổ quốc giàu đẹp.
    Bằng những câu ca dao, tục ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, người xưa muốn gửi gắm khuyên chúng ta phải gắn bó và đoàn kết để chung tay xây dựng tổ quốc thế giới hoà bình. Vì thế những lời gửi gắm, nhắn nhủ của người xưa là hoàn toàn đúng, hợp với lẽ tự nhiên, chúng ta là con cháu, thế hệ sau phải giữ gìn và phát huy hơn nữa cái tinh thần cao đẹp ấy.

    ​chúc p hk tốt

      bởi TRẦN HUỲNH HIẾU NHI 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON