YOMEDIA
NONE

Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

Cho văn bản sau đây.

    Một thời gian dài trong quá khứ, việc hái lộc xuân đã là một mĩ tục. Với ý nghĩa là hái lộc thánh ban cho – công việc được tiến hành một cách trang trọng, nhẹ nhàng. Khi còn nhỏ, hồi trên dưới mười tuổi, chúng ta đã từng theo cha, mẹ đi lễ ở đình, ở đền làng mình từ sáng mùng một Tết. các cụ dâng lễ, khấn vái thần thánh, cầu mong một năm mới tốt lành. Sau đó, ra vườn cây quanh đền, nhẹ nhàng bẻ một cành nhỏ gọi là “hái lộc”. Cành lá có ý nghĩa thiêng liêng này được trân trọng đem về nhà và cắm vào lọ lộc bình trên bàn thờ tổ tiên. Việc hái lộc thường dành riêng cho các bậc phụ lão, các bậc trung niên, những người dâng lễ. Vì vậy, không có cảnh tàn phá cây cối. Những năm gần đây, ta thường thấy thanh niên đi chơi xuân ra sức bẻ cành, tưởng rằng cành càng to, thì lộc càng lớn. Họ cầm cành cây phe phẩy, quăng quật chán chê, rồi vứt bừa bãi trên đường phố. Việc hái lộc trở thành một hành động xấu, tàn phá cây cối, làm mất mĩ quan, huỷ hoại môi trường. Việc hái lộc ngày xuân không còn ý nghĩa đẹp như ngày trước nữa. Ta nên bỏ tục hái lộc, để vừa giữ gìn cây xanh, cho môi trường trong sạch, vừa xây dựng phong cách đẹp của con người mới. Thay vào đó, ta nên tăng cường trồng thêm cây xanh … để  tạo “lộc” cho mình. Hồ Chí Minh có câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây”. Câu này Quản Trọng (còn gọi là Quản Di Ngô) đã nêu kế sách :

                    “Vì lợi ích một năm, không gì bằng trồng lúa

                      Vì lợi ích mười năm, không gì bằng trồng cây

                      Vì lợi ích trăm năm, không gì bằng trồng người”.

    Bác Hồ của chúng ta đã tiếp thu tinh hoa của cổ nhân, dạy nhân dân ta bài học ấy và Người đã phát động “Tết trồng cây”, còn duy trì mãi đến ngày nay. Phương Tây lại có câu : “Người nào trồng được một cây là đã sống không vô ích” cũng có cùng nội dung ấy. Ta nên thay đổi tập tục bẻ cành hái lộc bằng trồng cây gây lộc, như vậy thật hợp với hoàn cảnh mới”.

(Theo Đào Văn Phái, Báo Hà Nội mới, số 29, thàng 1-2003)

a) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

    A. Biểu cảm                                                   C. Tự sự.

    B. Nghị Luận                                                 D. Miêu tả.

b) Tìm bố cục của văn bản trên. Nêu tiêu đề của các đoạn.

c) Tập đặt đầu đề cho văn bản. Đầu đề ấy có gọi là luận đề được không ?

d) Toàn văn bản có bao nhiêu luận điểm ? Mỗi luận điểm có các luận cứ cụ thể nàoCho văn bản sau đây.

    Một thời gian dài trong quá khứ, việc hái lộc xuân đã là một mĩ tục. Với ý nghĩa là hái lộc thánh ban cho – công việc được tiến hành một cách trang trọng, nhẹ nhàng. Khi còn nhỏ, hồi trên dưới mười tuổi, chúng ta đã từng theo cha, mẹ đi lễ ở đình, ở đền làng mình từ sáng mùng một Tết. các cụ dâng lễ, khấn vái thần thánh, cầu mong một năm mới tốt lành. Sau đó, ra vườn cây quanh đền, nhẹ nhàng bẻ một cành nhỏ gọi là “hái lộc”. Cành lá có ý nghĩa thiêng liêng này được trân trọng đem về nhà và cắm vào lọ lộc bình trên bàn thờ tổ tiên. Việc hái lộc thường dành riêng cho các bậc phụ lão, các bậc trung niên, những người dâng lễ. Vì vậy, không có cảnh tàn phá cây cối. Những năm gần đây, ta thường thấy thanh niên đi chơi xuân ra sức bẻ cành, tưởng rằng cành càng to, thì lộc càng lớn. Họ cầm cành cây phe phẩy, quăng quật chán chê, rồi vứt bừa bãi trên đường phố. Việc hái lộc trở thành một hành động xấu, tàn phá cây cối, làm mất mĩ quan, huỷ hoại môi trường. Việc hái lộc ngày xuân không còn ý nghĩa đẹp như ngày trước nữa. Ta nên bỏ tục hái lộc, để vừa giữ gìn cây xanh, cho môi trường trong sạch, vừa xây dựng phong cách đẹp của con người mới. Thay vào đó, ta nên tăng cường trồng thêm cây xanh … để  tạo “lộc” cho mình. Hồ Chí Minh có câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây”. Câu này Quản Trọng (còn gọi là Quản Di Ngô) đã nêu kế sách :

                    “Vì lợi ích một năm, không gì bằng trồng lúa

                      Vì lợi ích mười năm, không gì bằng trồng cây

                      Vì lợi ích trăm năm, không gì bằng trồng người”.

    Bác Hồ của chúng ta đã tiếp thu tinh hoa của cổ nhân, dạy nhân dân ta bài học ấy và Người đã phát động “Tết trồng cây”, còn duy trì mãi đến ngày nay. Phương Tây lại có câu : “Người nào trồng được một cây là đã sống không vô ích” cũng có cùng nội dung ấy. Ta nên thay đổi tập tục bẻ cành hái lộc bằng trồng cây gây lộc, như vậy thật hợp với hoàn cảnh mới”.

(Theo Đào Văn Phái, Báo Hà Nội mới, số 29, thàng 1-2003)

a) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

    A. Biểu cảm                                                   C. Tự sự.

    B. Nghị Luận                                                 D. Miêu tả.

b) Tìm bố cục của văn bản trên. Nêu tiêu đề của các đoạn.

c) Tập đặt đầu đề cho văn bản. Đầu đề ấy có gọi là luận đề được không ?

d) Toàn văn bản có bao nhiêu luận điểm ? Mỗi luận điểm có các luận cứ cụ thể nào

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (0)

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON