YOMEDIA
NONE

Lập dàn ý giải thích câu tục ngữ giấy rách phải giữ lấy lề

Lập dàn ý giải thích câu tục ngữ '' giấy rách phải giữ lấy lề''

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • MB:

    -Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, tục ngữ ca dao, dân gian đã sử đụng bien nrợng, ẩn dụ một cách sâu sắc, ý vị, để gửi gắm một lời khuyên, để nêu lên một bài học đạo lí, đúc kết một kinh nghiệm ứng xử giàu tính nhân văn.

    -Thật kì diệu, trước những hiện tượng tha hóa của một số người, ta lại nghe tiếng của ông bà cha mẹ khẽ nhắc: “Con ơi! Giấy rách phái giữ lấy lề”. Lời khuyên răn ấy thật là thấm thía.

    TB:1)Giair thích:

    Giấy rách” là ấn dụ nói về một trang đời, một cảnh ngộ như “sông có khúc, người có lúc” gặp khó khăn, nghèo đói, hoạn nạn, hoặc găp vận rủi ro, vấp ngã trên con đường lập nghiệp, mưu sinh.

    Lề” là cái gì mà ta “phải giữ”? Trên tờ giấy, trang vỏ, trang sách, hình thành một đường kẻ, một đường thẳng, phân định làm 2 phần theo chiều dọc. Trước lúc viết phải biết kẻ lề. Lề nằm bên trái, chiếm một tỉ lệ vừa phải, hợp lí với tờ giấy, Trang sách vở chỉ là một khoảng trắng nghệ thuật làm cho trang viết, trang sách thêm đẹp, mội vẻ đẹp trang nhã. Đặc biệt trên lề trang giấy bài tập của học sinh, thầy giáo, cô giáo ghi một cách ngắn gọn lời nhận xét, đánh giá đúng sai, hoặc khen, chê về chất lượng, về phẩm hạnh trong học tập của học trò. Cũng cần biết, thư từ viết trên lờ giấy, nếu không có lề là khiếm nhã. Quyển vở hoặc tờ giấy bài tập của học sinh mà thiếu lề hoặc lề kẻ một cách tùy tiện, điều đó phản ánh một tinh thần học tập thiếu nền nếp chu đáo.

    3)Tại sao nói.....

    Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” là một bài học đạo đức sáng giá cho mỗi chúng ta. Thông qua câu tục ngữ, nhân dân ta muốn nhắc nhở con cháu đời sau phải biết trau dồi nhân cách phẩm hạnh, có ý thức bảo vệ nếp nhà. gia phong, giữ gìn và phát huy mọi truyền thống tốt đẹp của gia tiên, của gia tộc. Đặc biệt dù trong hoàn cảnh nào cũng không được đánh rơi nhân cách, không được làm những điều bất lương đi trái với đạo lý để lại tiếng xấu cho con cháu “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, mà phải nêu cao tinh thần “đói cho sạch, rách cho thơm”.

    3)Muốn thế ....

    Đất nước đã qau rồi những năm tháng khủng hoảng trầm trọng, lời dạy trên như vẫn thầm thì bên tai, nó đã giúp đất nước ta vượt qua những gian khổ để bây giờ được đứng vững vàng với các nước trên thế giới. Câu tục ngữ này là một lời giáo huấn quý báu cho những ai coi thường nhân cách, bán rẻ danh dự lương tâm. Ta đừng vì một nghịch cảnh nào, vì một lý do nào …mà quên đi lời dạy sâu đậm đạo đức trên. Hiện nay, đât nước trong thời kì đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang mở cửa để đón nhận một luồng sinh khí mới tiến bộ, văn minh du nhập từ nước ngoài về mọi mặt, đó là điều đáng mừng cho đất nước ta. Tuy nhiên ta cần phải hiểu rằng: văn minh tiến bộ là mặt bên ngoài của xã hội, còn mặt bên trong của nó vẫn rất quan trọng, vi đây mới thực sự là sự tồn vong của một đất nước, đó là đạo đức. Ta phải giữ gìn bảo vệ và quý yêu truyền thống,bản sắc của dân tộc, như vậy là ta đã giữ “cái lề” của xã hội, của đất nước.

    KB:Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” mang ý nghĩa nhắc nhở mỗi con người chúng ta nên cẩn thận và giữ gìn những điều đáng quý trọng trong cuộc sống của mình tạo nên những ý nghĩ tốt để có những thói quen tốt cho bản thân, ngày càng cải thiện và phát huy, phát triển văn hóa, tinh hoa của dân tộc xứng đáng với công lao sinh thành nuôi dưỡng của bố mẹ, không phụ sự kỳ vọng của bố mẹ làm một người có ích cho xã hội, xứng đáng là “Con Rồng cháu Tiên”.

      bởi nguyễn thanh huyền 30/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF