YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Tìm hiểu về thơ lục bát

4,Tìm hiểu về thơ lục bát

Giúp mình với☺

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 'Lục bát' là 'sáu tám' vì theo thể thức, lối thơ này bao gồm cứ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ. Thông thường, bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ.

    1. Khuôn khổ của thơ lục bát.

    Một bài thơ lục bát không bị giới hạn bởi số câu trong bài. Bài thơ có thể chỉ bao gồm hai câu nhưng cũng có thể kéo dài hàng ngàn câu như Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du với 3254 câu, tức 1627 câu lục và 1627 câu bát.


    2. Luật bằng trắc trong thể lục bát

    Một bài thơ lục bát bao gồm một hoặc nhiều cặp các câu thơ lục bát mà trong đó, mỗi cặp thơ tuân theo quy luật sau đây (b = bằng; t = trắc)

    - Câu lục: b B t T b B
    - Câu bát: b B t T b B t B

    Những chữ viết hoa bắt buộc phải theo đúng quy luật bằng trắc. Ngược lại, những chữ còn lại không bắt buộc phải đúng luật. Vì vậy, thời trước, các cụ thường dùng quy luật thơ Đường 'nhất, tam, ngũ bất luận; nhị tứ lục phân minh' để ám chỉ luật thơ lục bát (câu này không nhắc đến chữ thứ bẩy, tức chữ cuối trong mỗi câu vì theo luật thơ Đường, các chữ thứ bẩy bắt buộc phải 'phân minh'. Đối với thơ lục bát, chúng ta chỉ cần nhớ 'chẫn bó buộc, lẻ tự do' là đủ.

    Hai câu sau đây trong truyện Kiều theo đúng hoàn toàn các âm bằng trắc nêu trên:

     

    Long lanh đáy nước in trời
    Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng

     

    Ngược lại, trong hai câu sau, cũng trong truyện Kiều, tất cả các chữ lẻ của cả câu lục lẫn câu bát đều ngược lại với âm bằng trắc liệt kê ở trên. Sự kiện này không làm câu thơ bị sai luật vì như đã đề cập ở trên, âm bằng trắc của các chữ lẻ được tùy tiện:

     

    Được lời như cởi tấc son
    câu rong ruổi nước non quê người

     

    3. Cách gieo vần

    Cánh gieo vần trong thể lục bát như sau:

    - Chữ cuối của câu 'lục' phải cùng vần với chữ thứ sáu của câu 'bát' tiếp theo.
    - Chữ cuối của câu 'bát' phải cùng vần với chữ cuối của câu 'lục' kế tiếp.

    Thí dụ như trong bốn câu thơ sau của Bùi Giáng:

     

    Em về mấy thế kỷ sau
    Nhìn trăng có thấy nguyên mầu ấy không?
    Ta đi còn gửi đôi dòng
    Lá rơi có dội ở trong sương mù?

     

    Chữ 'sau' của câu lục thứ nhất vần với chữ 'mầu' của câu bát thứ nhất. Chữ 'không' của câu bát này lại vần với chữ 'dòng' của câu lục thứ hai, và chữ 'trong' của câu bát thứ hai.

    4. Luật về thanh

    Trong câu 'bát', tuy hai chữ thứ sáu và thứ tám đều là tiếng 'bằng', nhưng không được cùng một 'thanh'. Nếu chữ thứ sáu thuộc thanh 'phù bình' (chữ không có dấu) thì chữ thứ tám phải thuộc thanh 'trầm bình' (chữ với dấu huyền), hoặc ngược lại.

    Thí dụ: Bốn câu đầu trong bài 'Ngậm ngùi' của Huy Cận:

     

    Nắng chia nửa bãi chiều rồi
    Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
    Sợi buồn con nhện giăng mau
    Em ơi hãy ngủ, anh hầu quạt đây...

     

    Trong câu thứ hai, 'đôi' là thanh phù bình (tiếng không dấu) và 'rầu' là thanh trầm bình (tiếng có dấu huyền). Trong câu thứ tư, 'hầu' là thanh trầm bình và 'đây' là thanh phù bình.

    5. Trường hợp đặc biệt: Ngoại lệ về âm bằng trắc của tiếng thứ hai và thứ tư trong câu 'lục'.

    Như đã nêu trên, trong câu 'lục', tiếng thứ hai phải là tiếng 'bằng' và tiếng thứ tư phải là tiếng 'trắc'. Tuy nhiên, khi nào câu 'lục' chia làm hai đoạn đều nhau (3/3), thì tiếng thứ hai có thể đổi thành 'trắc' và tiếng thứ tư thành 'bằng'. Chẳng hạn như những câu sau đây trong truyện Kiều:

    - Tiếng thứ hai là tiếng trắc thay vì tiếng bằng:

     

    Mai cốt cách, tuyết tinh thần
    Đau đớn thay / phận đàn bà
    Người quốc sắc, kẻ thiên tài
    Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

     

    - Tiếng thứ tư đổi thành tiếng bằng:

     

    Tưởng bây giờ / là bao giờ

     

    - Tiếng thứ hai đổi thành trắc và tiếng thứ tư đổi thành bằng:

     

    Khi tựa gối, khi cúi đầu
    Khi khóe hạnh, khi nét ngài

     

    6. Lục Bát biến thể:

    'Biến thể' có nghĩa là thể thức được thay đổi. Có nhiều cách biến thể trong thơ lục bát:

    a. Biến thể vần bằng: thay đổi cách gieo vần ở câu Bát: Chữ cuối của câu lục cùng vần với chữ thứ thứ 'tư' của câu bát chứ không phải với chữ thứ 'sáu' như luật thông thường. Theo lối biến thể này, luật bằng trắc ở các chữ thứ hai và thứ sáu trong câu bát cũng phải thay đổi, tức là hai chữ này phải thuộc vần 'trắc' chứ không phải vần 'bằng' như trong luật gieo vần.

    Thí dụ như câu sau đây trong bài ca dao 'Tát nước':

     

    ... Áo anh sứt chỉ đã lâu
    Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
    Khâu rồi anh sẽ trả công
    It nữa lấy chồng anh lại giúp cho...

     

    Chữ thứ tư trong câu 'bát' cuối cùng là chữ 'chồng' vần với chữ 'công' của câu 'lục' phía trên. Thêm nữa, chữ thứ hai, tức chữ 'nữa' và chữ thứ sáu, tức chữ 'lại', là các tiếng trắc thay vì tiếng bằng.

    b. Biến thể vần trắc: Chữ cuối của câu lục và chữ thứ sáu của câu bát cùng là âm trắc và hiệp vần với nhau. Thông thường, cách biến thể này chỉ được sử dụng trong hai câu dẫn nhập của bài. Những câu kế tiếp sẽ theo đúng luật thơ. Chẳng hạn như bài ca dao sau:

     

    Tò vò mà nuôi con nhện
    Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
    Tò vò ngồi khóc tỉ ti
    Nhện ơi nhện hỡi, mày đi đằng nào?

     

    Trong kho tàng ca dao, chúng ta cũng bắt gặp một số câu biến thể vần trắc gieo vần ở chữ thứ tư thay vì chữ thứ sáu trong câu bát:

     

    Nước ngược, anh bỏ sào ngược
    Anh chống chẳng được, anh bỏ sào xuôi

     

    c. Thay đổi số chữ trong các câu: Lối thay đổi này thường thấy trong các bài ca dao. Tuy số chữ trong mỗi câu ít hơn hoặc vượt khỏi số quy định, nhưng những câu thơ vẫn gói gém tinh thần của luật âm vận trong thơ lục bát:

     

    Em thuơng nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
    Lược thưa em biếng chải, gương tầu em biếng soi
    Cái sập đá hoa em bỏ vắng không ngồi
    Vườn hoa em bỏ vắng để mặc người quay tơ...

     

    hoặc

     

    Em có yêu anh, tam tứ núi anh cũng trèo
    Ngũ lục sông anh cũng lội, thất bát cửu thập đèo anh cũng qua
    Chén son em ơi, nguyện với ông trăng già
    Càn khôn đưa lại để một nhà vui chung...

     

    Tuy số chữ trong các câu thay đổi, nhưng các chữ in đậm trong hai đoạn ca dao nêu trên vẫn theo đúng tinh thần vần và luật của thơ lục bát. Nếu bó buộc phải theo đúng quy luật, các đoạn này có thể được viết lại như sau:

     

    Thương ai ngơ ngẩn bên cầu
    Lược thưa biếng chải, gương tầu biếng soi
    Sập hoa bỏ vắng không ngồi
    Vườn hoa bỏ vắng mặc người quay to

    'Lục bát' là 'sáu tám' vì theo thể thức, lối thơ này bao gồm cứ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ. Thông thường, bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ.

    1. Khuôn khổ của thơ lục bát.

    Một bài thơ lục bát không bị giới hạn bởi số câu trong bài. Bài thơ có thể chỉ bao gồm hai câu nhưng cũng có thể kéo dài hàng ngàn câu như Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du với 3254 câu, tức 1627 câu lục và 1627 câu bát.


    2. Luật bằng trắc trong thể lục bát

    Một bài thơ lục bát bao gồm một hoặc nhiều cặp các câu thơ lục bát mà trong đó, mỗi cặp thơ tuân theo quy luật sau đây (b = bằng; t = trắc)

    - Câu lục: b B t T b B
    - Câu bát: b B t T b B t B

    Những chữ viết hoa bắt buộc phải theo đúng quy luật bằng trắc. Ngược lại, những chữ còn lại không bắt buộc phải đúng luật. Vì vậy, thời trước, các cụ thường dùng quy luật thơ Đường 'nhất, tam, ngũ bất luận; nhị tứ lục phân minh' để ám chỉ luật thơ lục bát (câu này không nhắc đến chữ thứ bẩy, tức chữ cuối trong mỗi câu vì theo luật thơ Đường, các chữ thứ bẩy bắt buộc phải 'phân minh'. Đối với thơ lục bát, chúng ta chỉ cần nhớ 'chẫn bó buộc, lẻ tự do' là đủ.

    Hai câu sau đây trong truyện Kiều theo đúng hoàn toàn các âm bằng trắc nêu trên:

     

    Long lanh đáy nước in trời
    Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng

     

    Ngược lại, trong hai câu sau, cũng trong truyện Kiều, tất cả các chữ lẻ của cả câu lục lẫn câu bát đều ngược lại với âm bằng trắc liệt kê ở trên. Sự kiện này không làm câu thơ bị sai luật vì như đã đề cập ở trên, âm bằng trắc của các chữ lẻ được tùy tiện:

     

    Được lời như cởi tấc son
    câu rong ruổi nước non quê người

     

    3. Cách gieo vần

    Cánh gieo vần trong thể lục bát như sau:

    - Chữ cuối của câu 'lục' phải cùng vần với chữ thứ sáu của câu 'bát' tiếp theo.
    - Chữ cuối của câu 'bát' phải cùng vần với chữ cuối của câu 'lục' kế tiếp.

    Thí dụ như trong bốn câu thơ sau của Bùi Giáng:

     

    Em về mấy thế kỷ sau
    Nhìn trăng có thấy nguyên mầu ấy không?
    Ta đi còn gửi đôi dòng
    Lá rơi có dội ở trong sương mù?

     

    Chữ 'sau' của câu lục thứ nhất vần với chữ 'mầu' của câu bát thứ nhất. Chữ 'không' của câu bát này lại vần với chữ 'dòng' của câu lục thứ hai, và chữ 'trong' của câu bát thứ hai.

    4. Luật về thanh

    Trong câu 'bát', tuy hai chữ thứ sáu và thứ tám đều là tiếng 'bằng', nhưng không được cùng một 'thanh'. Nếu chữ thứ sáu thuộc thanh 'phù bình' (chữ không có dấu) thì chữ thứ tám phải thuộc thanh 'trầm bình' (chữ với dấu huyền), hoặc ngược lại.

    Thí dụ: Bốn câu đầu trong bài 'Ngậm ngùi' của Huy Cận:

     

    Nắng chia nửa bãi chiều rồi
    Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
    Sợi buồn con nhện giăng mau
    Em ơi hãy ngủ, anh hầu quạt đây...

     

    Trong câu thứ hai, 'đôi' là thanh phù bình (tiếng không dấu) và 'rầu' là thanh trầm bình (tiếng có dấu huyền). Trong câu thứ tư, 'hầu' là thanh trầm bình và 'đây' là thanh phù bình.

    5. Trường hợp đặc biệt: Ngoại lệ về âm bằng trắc của tiếng thứ hai và thứ tư trong câu 'lục'.

    Như đã nêu trên, trong câu 'lục', tiếng thứ hai phải là tiếng 'bằng' và tiếng thứ tư phải là tiếng 'trắc'. Tuy nhiên, khi nào câu 'lục' chia làm hai đoạn đều nhau (3/3), thì tiếng thứ hai có thể đổi thành 'trắc' và tiếng thứ tư thành 'bằng'. Chẳng hạn như những câu sau đây trong truyện Kiều:

    - Tiếng thứ hai là tiếng trắc thay vì tiếng bằng:

     

    Mai cốt cách, tuyết tinh thần
    Đau đớn thay / phận đàn bà
    Người quốc sắc, kẻ thiên tài
    Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

     

    - Tiếng thứ tư đổi thành tiếng bằng:

     

    Tưởng bây giờ / là bao giờ

     

    - Tiếng thứ hai đổi thành trắc và tiếng thứ tư đổi thành bằng:

     

    Khi tựa gối, khi cúi đầu
    Khi khóe hạnh, khi nét ngài

     

    6. Lục Bát biến thể:

    'Biến thể' có nghĩa là thể thức được thay đổi. Có nhiều cách biến thể trong thơ lục bát:

    a. Biến thể vần bằng: thay đổi cách gieo vần ở câu Bát: Chữ cuối của câu lục cùng vần với chữ thứ thứ 'tư' của câu bát chứ không phải với chữ thứ 'sáu' như luật thông thường. Theo lối biến thể này, luật bằng trắc ở các chữ thứ hai và thứ sáu trong câu bát cũng phải thay đổi, tức là hai chữ này phải thuộc vần 'trắc' chứ không phải vần 'bằng' như trong luật gieo vần.

    Thí dụ như câu sau đây trong bài ca dao 'Tát nước':

     

    ... Áo anh sứt chỉ đã lâu
    Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
    Khâu rồi anh sẽ trả công
    It nữa lấy chồng anh lại giúp cho...

     

    Chữ thứ tư trong câu 'bát' cuối cùng là chữ 'chồng' vần với chữ 'công' của câu 'lục' phía trên. Thêm nữa, chữ thứ hai, tức chữ 'nữa' và chữ thứ sáu, tức chữ 'lại', là các tiếng trắc thay vì tiếng bằng.

    b. Biến thể vần trắc: Chữ cuối của câu lục và chữ thứ sáu của câu bát cùng là âm trắc và hiệp vần với nhau. Thông thường, cách biến thể này chỉ được sử dụng trong hai câu dẫn nhập của bài. Những câu kế tiếp sẽ theo đúng luật thơ. Chẳng hạn như bài ca dao sau:

     

    Tò vò mà nuôi con nhện
    Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
    Tò vò ngồi khóc tỉ ti
    Nhện ơi nhện hỡi, mày đi đằng nào?

     

    Trong kho tàng ca dao, chúng ta cũng bắt gặp một số câu biến thể vần trắc gieo vần ở chữ thứ tư thay vì chữ thứ sáu trong câu bát:

     

    Nước ngược, anh bỏ sào ngược
    Anh chống chẳng được, anh bỏ sào xuôi

     

    c. Thay đổi số chữ trong các câu: Lối thay đổi này thường thấy trong các bài ca dao. Tuy số chữ trong mỗi câu ít hơn hoặc vượt khỏi số quy định, nhưng những câu thơ vẫn gói gém tinh thần của luật âm vận trong thơ lục bát:

     

    Em thuơng nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
    Lược thưa em biếng chải, gương tầu em biếng soi
    Cái sập đá hoa em bỏ vắng không ngồi
    Vườn hoa em bỏ vắng để mặc người quay tơ...

     

    hoặc

     

    Em có yêu anh, tam tứ núi anh cũng trèo
    Ngũ lục sông anh cũng lội, thất bát cửu thập đèo anh cũng qua
    Chén son em ơi, nguyện với ông trăng già
    Càn khôn đưa lại để một nhà vui chung...

     

    Tuy số chữ trong các câu thay đổi, nhưng các chữ in đậm trong hai đoạn ca dao nêu trên vẫn theo đúng tinh thần vần và luật của thơ lục bát. Nếu bó buộc phải theo đúng quy luật, các đoạn này có thể được viết lại như sau:

     

    Thương ai ngơ ngẩn bên cầu
    Lược thưa biếng chải, gương tầu biếng soi
    Sập hoa bỏ vắng không ngồi
    Vườn hoa bỏ vắng mặc người quay to

     

      bởi nguyen loan 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON