YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Những câu hát than thân

giúp mk bài 1, 2 trong sbt ngữ văn 7 tap 1 ....những câu hát than thân

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Câu 1:

    a. Những câu ca dao có hình ảnh con cò:

    “Cái cò đi đón cơn mưa

    Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

    Cò về thăm quán cùng quê

    Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh”.

    “Cái cò lặn lội bờ sông

    Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

    “Trời mưa

    Quả dưa vẹo vọ

    Con ốc nằm co

    Con tôm đánh đáo

    Con cò kiếm ăn”.

    b. Lý giải

    - Đây là loài chim thường xuất hiện ở đồng ruộng gắn bó gần gũi với người nông dân và làng quê Việt Nam: “Cò có trên ruộng phân vân”, “Con cò bay lả bay la, bay từ cửa Phủ bay ra cánh đồng”.

    - Cò là loài chim nhỏ bé, bình thường, nó gợi lên được thân phận nhỏ bé, lam lũ, lận đận, vất vả, đáng thương của người nông dân, đặc biệt là người phụ nữ.

    - Giữa người nông dân và con cò có những đặc điểm và phẩm chất tương đồng như: cần cù, chịu khó lặn lội để kiếm sống suốt cả cuộc đời.

    Câu 2:

    - Cách diễn tả: Dùng phương pháp ẩn dụ, dùng hỉnh ảnh con cò để nói về cuộc đời con người và sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật khác.

    +) Từ láy “lận đận” và thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” làm cho nỗi cơ cực và vất vả của cuộc đời cò tăng lên gấp bội lần.

    +) Biện pháp đối lập: Đây là đặc trưng nổi bật của bài ca dao này, xuất hiện ở cả 4 dòng thơ.

    Nước non > < một mình đối lập giữa cái mênh mông rộng lớn và cái nhỏ bé cô đơn, lẻ loi của thân cò.

    Thân cò > < thác ghềnh; lên > < xuống đối lập giữa cái nhỏ bé yếu ớt của thân cò và sự dữ dội khốc liệt của thiên nhiên.

    Bể kia đầy > < ao kia cạn thái cực của tạo hóa đầy – vơi. Bể kia đã rộng lại còn đầy, còn chiếc ao kia nơi cò kiếm ăn hằng ngày đã bé lại còn cạn. Bởi vậy dù cho cò tần tảo, nhặt nhảnh, bươn chải, thân cò vẫn cứ gầy guộc mong manh.

    +) Câu hỏi tu từ (hai câu cuối) là lời than thở của thân cò – lời than, lời hỏi không có lời giải đáp.

    - Nội dung than thân phản kháng.

    +) Than thân: Người nông đã dùng hình ảnh thân cò để nói lên sự đắng cay, cơ cực, vất vả, gian truân của cuộc đời mình. Cho nên đây không chỉ là tâm sự của cuộc đời cò mà còn là tâm sự của cuộc đời, của thân phận con người “Mỗi dòng thơ là một tiếng than, tiếng thở dài chua xót”.

    +) Phản kháng:

    Câu hỏi tu từ ở cuối bài ca dao còn thể hiện thái độ bất bình phản kháng đối với kẻ đã làm cho người nông dân phải lận đận, lên thác, xuống ghềnh.

    Ai ở đây chính là giai cấp phong kiến, thống trị lúc bấy giờ ...

      bởi Tran Dinh Nguyen Tu 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON