YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm

chỉ soạn bài các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm

    Câu 1:

    Ở mỗi phần của bài thơ, các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm được sử dụng khác nhau:

    - Hai câu đầu tự sự, ba câu tiếp miêu tả

    - Từ câu 6 đến câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện trẻ con cướp mái tranh, bộc lộ sự uất ức)

    - Từ câu 11 đến câu 18: tự sự + miêu tả + biểu cảm

    - Đoạn cuối: biểu cảm

    Bằng sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm, bài thơ đã khắc hoạ đậm nét tình cảnh khốn cùng của nhà thơ khi căn nhà bị gió thu phá nát từ đó bộc lộ khát vọng cao cả về mái nhà che chở cho mọi người.

    Câu 2:

    a. Tác giả miêu tả bàn chân bố; kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố rên vì đau, bố đi sớm về hôm và bộc lộ tình thương của người con đối với bố. Việc miêu tả bàn chân bố, kể chuyện về bố làm nền tảng cho việc bộc lộ cảm xúc thương bố ở cuối bài.

    b. Việc miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng khiến cho hình ảnh bàn chân dầm sương dãi nắng, nỗi vất vả sớm hôm của người bố không còn chỉ là hình ảnh, sự việc đơn thuần mà đã hoà thấm với tình cảm thương yêu vô hạn của người con. Hồi tưởng về người bố với tình cảm ấy, những hình ảnh và sự việc trở lên giàu sức gợi, có sức truyền cảm mạnh mẽ.

    II. Luyện tập:

    Câu 1: Kể lại nội dung bài "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ bằng văn xuôi biểu cảm.

    Vào một đêm tháng 8, bão lốc ập đến, trời bỗng đổ mưa, kèm với nó là những âm thanh ghê rợn như tiếng thét gào của sấm và chớp, tiếng rít của gió. Mái nhà tranh nằm nép mình ven rừng dường như không còn chịu đựng được sức mạnh của trận cuồng phong, chỉ trong chốc lát mái tranh tung lên trời để lại căn nhà trống huếch, chống hoác. Mái tranh bay lả tả khấp nơi, mảnh thì bay sang sông, rải khắp bờ, mảnh thì bay cao treo tót lên ngọn cây trong rừng xa. Mảnh thì bay ra ngoài mương. Để có được căn nhà đó, ông phải nhờ đến sự giúp đỡ cùa bạn bè, ngờ đâu ông được sống yên ổn khi tuổi đã già sức đà yếu, vậy mà chỉ sau vài tháng, trận bão lốc đã cướp đi sự bình yên hiếm hoi ấy. Hoàn cảnh của nhà thơ thật đáng thương. Trong tình cảnh đó ông rất cần sự động viên an ủi của bạn bè, láng giềng. Ấy vậy mà lũ trẻ trong thôn thấy Đỗ Phủ sức yếu đã tranh nhau chạy đến cướp những mảnh còn lại rồi bỏ chạy thật nhanh và khuất sau lũy tre. Sức kiệt, mệt mỏi, chán nản ông chỉ biết đứng kêu gào nhìn theo lũ trẻ. Đọc những câu thơ này, ta có thể mường tượng ra hình ảnh một ông già quần áo xộc xệch, tay chống gậy, bất lực nhìn cảnh lũ trẻ cướp giật và bỏ chạy. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy được sự ngang trái, hỗn loạn trong xã hội thời bấy giờ. Đồng thời ta cũng thấy tấm lòng cảm thông của tác giả đối với những kẻ vừa làm điều xấu bởi ông hiểu chúng cũng nghèo khổ, chúng cũng chỉ là nạn nhân của xã hội bất công thối nát khi đó.

    Câu 2: Tham khảo đoạn văn sau để hoàn thành bài văn biểu cảm về "kẹo mầm":

    Tuổi thơ tôi có một món quà vô cùng quý giá đó là chiếc kẹo mầm.Tôi còn nhớ,sáng sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng,thế nào cũng có một ít tóc rối.Mẹ vo vo rồi giắt lên chỗ mái hiên nhà,chị tôi cũng bắt chước mẹ tôi.Rồi thỉnh thoảng lại có một bà cụ rao to:"ai tóc rối đổi kẹo không"?bà chỉ đổi kẹo lấy tóc thôi,bà không mua tóc cũng không bán kẹo,mổi lần bà đi qua ngõ nhả,tôi lại với tay lên lấy tóc rối đem đổi lấy kẹo.nguyên liệu của kẹođược làm bằng cấy mạ,mầm thóc nhưng rất ngọt. mẹ tôi đã mất, chị lại đi lấy chồng xa. cứ mỗi lần có ai đi qua rao lên"ai đổi kẹo"tôi lại âm thầm nhớ về mẹ.

      bởi Hoàng Ngô 30/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON